Vượt qua ngọn núi mang tên “kiệt sức nghề nghiệp”

Tác giả: Yến Nhi

Biên tập: Thủy Trúc

Hình ảnh đọng lại trong tâm trí đội ngũ Sông An khi nói về kiệt sức nghề nghiệp là cảnh một vận động viên leo núi. Ở nơi ấy, những tưởng thắng cảnh trước mắt là thiên nhiên hùng vĩ, hóa ra lại là một cảm giác mệt mỏi và đuối sức kéo dài. 

Trong ẩn dụ này, Sông An muốn nhấn mạnh rằng hành trình nghề nghiệp của mỗi cá nhân đều khác nhau. Hơn nữa, cảm xúc đổi thay cũng là một điều xứng đáng được ghi nhận và trân trọng. Đó cũng là một chỉ dẫn cho chúng ta, rằng chúng ta cần giảm tốc, kiểm tra lại “hành lý”, và “xốc lại ba lô” cho hành trình phía trước.

Kiệt sức nghề nghiệp là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kiệt sức là khái niệm, bắt nguồn từ căng thẳng mãn tính nơi công sở khi không được quản trị thường xuyên và kịp thời. Tính đặc trưng của nó được thể hiện trên 3 chiều kích:

  1. cảm giác cạn kiệt năng lượng hoặc kiệt sức;
  2. cảm thấy mất kết nối với công việc, hoặc trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực hoặc hoài nghi trong công việc 
  3. sự suy giảm trong hiệu suất làm việc

Hình ảnh đọng lại trong tâm trí đội ngũ Sông An khi nói về kiệt sức nghề nghiệp là cảnh một vận động viên leo núi. Ở nơi ấy, những tưởng thắng cảnh trước mắt là thiên nhiên hùng vĩ, hóa ra lại là một cảm giác mệt mỏi và đuối sức kéo dài. 

Trong ẩn dụ này, Sông An muốn nhấn mạnh rằng hành trình nghề nghiệp của mỗi cá nhân đều khác nhau. Hơn nữa, cảm xúc đổi thay cũng là một điều xứng đáng được ghi nhận và trân trọng. Đó cũng là một chỉ dẫn cho chúng ta, rằng chúng ta cần giảm tốc, kiểm tra lại “hành lý”, và “xốc lại ba lô” cho hành trình phía trước. 

Dấu hiệu của kiệt sức nghề nghiệp là gì?

Trước khi đi vào phần dấu hiệu, Sông An xin mời bạn dành ít phút để hiện diện với bản thân, đối diện với “nửa ly nước vơi” và bình tâm nhìn vào những khó khăn trong con đường nghề nghiệp thông qua danh sách các triệu chứng kiệt sức nghề nghiệp từ Mayo Clinic như sau:

  1. Bạn có trở nên hoài nghi hoặc chỉ trích trong công việc không?
  2. Bạn có lê lết đi làm và gặp khó khăn khi bắt đầu công việc không?
  3. Bạn có trở nên cáu kỉnh hoặc thiếu kiên nhẫn với đồng nghiệp, khách hàng hoặc khách hàng không?
  4. Bạn có thiếu năng lượng để làm việc hiệu quả liên tục không?
  5. Bạn có thấy khó tập trung không?
  6. Bạn có thiếu sự hài lòng với thành tích của mình không?
  7. Bạn có cảm thấy chán nản về công việc của mình không?
  8. Bạn sử dụng thực phẩm, chất kích thích hoặc rượu để cảm thấy dễ chịu hơn hay chỉ đơn giản là không cảm thấy gì?
  9. Thói quen ngủ của bạn có thay đổi không?
  10. Bạn có gặp rắc rối vì những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân, các vấn đề về dạ dày hoặc ruột hoặc những phàn nàn về thể chất khác không?

Nếu bạn trả lời có cho bất kỳ câu hỏi nào trong danh sách trên, thì bạn có thể đang trải qua cảm xúc kiệt sức nghề nghiệp. Sông An trân trọng sự nỗ lực của bạn khi dũng cảm nhìn vào những dấu hiệu của kiệt sức nghề nghiệp. Đội ngũ tin rằng bước đầu này sẽ giúp bạn gọi tên khó khăn bạn đang gặp phải, buông bỏ vật dụng không cần thiết và chuẩn bị cho những bước tiến tiếp theo. 

Vậy chúng ta có thể làm gì tiếp theo?

Gợi ý cá nhân cho bạn
  1. Quay về khoảng lặng cá nhân và học cách điều hòa nhịp thở thông qua HeadSpace
  2. Thử sức với các phương pháp trị liệu khác nhau tại địa phương (nghệ thuật, múa chuyển động, kịch ứng tác, viết chữa lành, thiền hành, yoga)
  3. Trò chuyện với ít nhất một người mà bạn tin tưởng (Gợi ý chủ đề: 36 câu hỏi “từ lạ thành thân”)
  4. Đối thoại với các cấp về khó khăn trong công việc bạn đang gặp phải và cùng nhau tìm ra giải pháp chung
Gợi ý đồng hành từ Sông An 
  1. Quay về khoảng lặng cá nhân, hiểu mình và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp thông qua sự kiện Career Retreat
  2. Tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc/và đồng hành chuyên nghiệp bằng cách truy cập vào Kênh kiểm tra sức khỏe nghề nghiệp và theo dõi Hướng nghiệp Sông An để luôn được cập nhật những thông tin hữu ích về phát triển nghề nghiệp.

Sông An hiểu rằng nghề nghiệp luôn là nỗi trăn trở và khó khăn muôn thuở của những người trưởng thành. Quan trọng hơn cả, Sông An mong rằng những người trưởng thành hiểu rằng bạn không cô đơn trên hành trình này. Hãy cho phép bản thân được đối diện và đồng hành cùng Sông An bạn nhé!

Tài liệu tham khảo 

World Health Organization. (2019, May 28). Burn-out an “Occupational phenomenon”: International Classification of Diseases. World Health Organization. https://www.who.int/news/item/28-05-2019-burn-out-an-occupational-phenomenon-international-classification-of-diseases 

Mayo Foundation for Medical Education and Research. (2021, June 5). Know the signs of Job Burnout. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/burnout/art-20046642 

Vermunt, S. (2019, August 19). The biggest hidden cause of burnout (and what to do about it). Entrepreneur. https://www.entrepreneur.com/leadership/the-biggest-hidden-cause-of-burnout-and-what-to-do-about/337561 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN