Sông An chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đã gửi câu hỏi qua biểu mẫu Đặt câu hỏi bên dưới. Đội ngũ Chuyên  của Sông An sẽ trả lời các câu hỏi và đăng lên chuyên mục Hỏi đáp thuộc Kênh tài nguyên vào ngày 26 hàng tháng (những câu hỏi nào gửi từ ngày 20 sẽ được trả lời vào tháng sau).

Mọi thắc mắc xin vui lòng gửi về: hi@huongnghiepsongan.com

Xin lưu ý, mọi câu trả lời của đội ngũ Sông An chỉ đóng vai trò tham khảo và không thay thế/đề xuất bất kỳ quyết định nào.

Các câu hỏi thường gặp

  • Hướng nghiệp nhập môn
  • Trắc nghiệm
  • Khóa học
  • Tư vấn
  • Khác
  • Phương thức tuyển sinh
Hiện câu trả lời | Thu gọn
  • 1. Trắc nghiệm Indigo là gì?
     

    Các câu hỏi thường gặp dành cho trắc nghiệm Indigo: https://huongnghiepsongan.com/indigo-faq

    Xem trang riêng
  • 2. Làm thế nào để xem lại kết quả trắc nghiệm trên trang Sông An?
     

    Cách thức xem lại kết quả trắc nghiệm trên trang web của Sông An

    Bước 1: Truy cập trang https://tracnghiem.huongnghiepsongan.com/login

    Bước 2: Nhập E-mail và Mật khẩu tài khoản mà bạn đã tạo khi thực hiện trắc nghiệm

    Một số lưu ý:

    1. Nếu bạn đã làm trắc nghiệm bằng cách sử dụng tài khoản Google, vui lòng chọn đăng nhập với tài khoản Google bằng cách bấm vào G+
    2. Nếu bạn quên mật khẩu và cần cấp lại mật khẩu, vui lòng gửi email yêu cầu hỗ trợ về hộp thư hi@huonghiepsongan.com với tiêu đề "Yêu cầu cấp lại mật khẩu trang trắc nghiệm"

    Bước 3: Ấn chọn vào mục Kết quả của tôi, sau đó tìm kết quả trắc nghiệm mà bạn đã thực hiện

    Xem trang riêng
  • 1. Thời gian phản hồi khách hàng của Sông An?
     

    Thời gian Sông An phản hồi và tương tác với khách hàng (qua tin nhắn, điện thoại) là từ 19:00 đến 21:00 các ngày từ Thứ 3 đến Thứ 6, và từ 10:00 đến 18:00 Thứ 7, Chủ Nhật.

    Riêng với dịch vụ Tư vấn hướng nghiệp, Sông An có hỗ trợ lịch tư vấn buổi tối và cuối tuần theo thời gian đặt trước giữa chuyên gia/chuyên viên và khách hàng.

    Sông An thường tổ chức các chương trình, sự kiện về hướng nghiệp xuyên suốt cuối tuần. Do đó, để đảm bảo hiệu suất công việc và thời gian nghỉ ngơi cho các thành viên, Sông An sẽ có ngày nghỉ vào thứ 2 hằng tuần.

    Xem trang riêng
  • 2. Anh/Chị từ tổ chức khác muốn hợp tác với Sông An tổ chức chương trình?
     

    Anh/Chị vui lòng gửi email vào hi@huongnghiepsongan.com để bạn phụ trách kinh doanh trả lời và liên hệ lại ạ.

    Trong email nhờ anh/chị chia sẻ:

    • Thông tin về người tham dự (đặc điểm, nhu cầu)
    • Thời gian đề xuất tổ chức chương trình
    • Địa điểm thực hiện
    • Mục tiêu ở cấp tổ chức cho chương trình
    Xem trang riêng
  • 1. Với các học sinh cần chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để nộp cho cơ quan giáo dục nước ngoài, Sở GD&ĐT tại các địa phương có công bố (biểu) mẫu giấy chứng nhận tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp năm học 2024 - 2025 không? Nếu có, hãy dẫn link tham khảo.
     

    Sau khi Kỳ thi Tốt nghiệp THPT kết thúc khoảng 2 tuần và có kết quả, Nhà trường sẽ cấp cho học sinh các giấy tờ sau:​

    • Học bạ: Ghi lại toàn bộ quá trình học tập của học sinh tại trường.​
    • Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời: Xác nhận học sinh đã đủ điều kiện tốt nghiệp THPT và có thể sử dụng trong thời gian chờ bằng tốt nghiệp chính thức.​
    • Giấy chứng nhận kết quả thi: Do Sở Giáo dục và Đào tạo tại địa phương cấp, trình bày chi tiết điểm số của từng môn thi.​
      Những giấy tờ này rất quan trọng cho việc nộp hồ sơ vào các đơn vị đào tạo. Vì vậy, học sinh cần lưu giữ cẩn thận.
    Xem trang riêng
  • 2. Học sinh tốt nghiệp hệ Trung cấp 9+3 có bằng tốt nghiệp hệ Trung cấp, bảng điểm môn Trung cấp, chứng nhận hoàn thành môn phổ thông, điểm số các môn Toán - Lý - Hoá của phổ thông thì có xét tuyển Đại học chương trình chính quy trong nước được không? Nếu được thì phương thức xét tuyển và ngành thế nào?
     

    Hiện nay, để được đăng ký xét tuyển vào Đại học hệ chính quy trong nước, học sinh bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp THPT. Vì vậy, dù bạn học chương trình Trung cấp 9+3 và đã có bằng Trung cấp, bảng điểm, điểm các môn phổ thông, v.v. thì vẫn chưa đủ điều kiện để xét tuyển Đại học. 

    Nếu bạn muốn học Đại học chính quy trong nước, bạn cần tham gia Kỳ thi Tốt nghiệp THPT để lấy bằng THPT. Khi đã có bằng này, bạn có thể đăng ký xét tuyển như các học sinh khác.

    Tham khảo thêm tại đây: https://thuvienphapluat.vn/chu-de-van-ban/110/tuyen-sinh-dai-hoc-cao-dang-2024-tong-hop-van-ban-ve-quy-che-tuyen-sinh?rel=phap_luat_chitietvb

    Xem trang riêng
  • 3. Học THPT khoảng 1 hoặc 2 năm ở Việt Nam, sau đó đi du học lấy bằng tốt nghiệp THPT ở nước ngoài thì có xét tuyển chương trình Đại học chính quy học ở Việt Nam được không? Xin hướng dẫn rõ cách thức xét tuyển.
     

    Trong trường hợp này, học sinh vẫn có thể đăng ký xét tuyển vào các trường Đại học chính quy ở Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi trường sẽ có quy định và yêu cầu khác nhau về hồ sơ và cách xét tuyển. Vì vậy, bạn nên liên hệ trực tiếp với Phòng Đào tạo của trường Đại học mà bạn muốn học để được hướng dẫn rõ ràng. 

    Tham khảo một ví dụ tại UEH (Đại học Kinh tế TP.HCM): https://ueh.edu.vn/cuoc-song-ueh/tin-tuc/ueh-xet-tuyen-hoc-sinh-tot-nghiep-cac-chuong-trinh-thpt-nuoc-ngoai-56269

    Xem trang riêng
  • 4. Tại sao một số trường xét học bạ, một số trường lại không cho xét? Vậy có sự khác nhau về chất lượng học và bằng cấp sau này hay không?
     

    Trong cùng một trường và một ngành, không có sự khác biệt về chất lượng giảng dạy và bằng cấp sau này. Bằng Đại học không phân biệt bạn đã được xét đầu vào bằng hình thức nào. Do đó, dù học sinh vào trường bằng phương thức xét học bạ hay thi tốt nghiệp THPT, thì một khi đã đậu vào ngành, bạn sẽ học chung với các bạn khác: cùng lớp, cùng thầy cô, cùng giáo trình. 

    Xem trang riêng
  • 5. Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG và kỳ thi VSAT là gì? Các trường có ưu tiên xét tuyển theo phương thức này không?
     
    • Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (HSA) là một kỳ thi Đánh giá năng lực do Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, nhằm mục đích đánh giá đúng năng lực, kiến thức, kỹ năng của học sinh THPT và phục vụ cho công tác xét tuyển Đại học, Cao đẳng của các trường.
    • Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh (V-ACT) là kỳ thi được tổ chức bởi ĐHQG TP. Hồ Chí Minh nhằm đánh giá năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ; tư duy logic, sử dụng dữ liệu; giải quyết vấn đề.
    • V-SAT là kì thi đánh giá đầu vào do các trường Đại học phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia (Bộ GD&ĐT) tổ chức. Các trường tổ chức thi V-SAT tự chủ trong việc sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh Đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT; đồng thời ưu tiên công nhận và sử dụng chung kết quả của các kỳ thi V-SAT.

    Do các trường Đại học sẽ có thông tin xét tuyển khác nhau, nên Sông An đề xuất bạn tìm hiểu kỹ xem trường bạn quan tâm có chấp nhận điểm của kỳ thi đó hay không.

    Xem trang riêng
  • 6. Hiện tại có trường nào xét tuyển theo cách tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ IELTS hay không?
     

    Có nhiều trường đại học tại Việt Nam xét tuyển bằng phương thức kết hợp giữa kết quả tốt nghiệp THPT và chứng chỉ IELTS.

    Tham khảo thêm tại đây:​ https://thuvienphapluat.vn/ma-so-thue/bai-viet/danh-sach-truong-dai-hoc-tuyen-thang-thi-sinh-co-chung-chi-ielts-242612-201608.html?rel=goi-y-cung-tag

    Xem trang riêng
  • 7. Học sinh có nên chỉ tập trung vào Kỳ thi Tốt nghiệp THPT, mà không nên thi Đánh giá năng lực, VSAT hay không?
     

    Câu trả lời này sẽ phụ thuộc vào năng lực và định hướng của từng học sinh. Ví dụ, nếu bạn muốn vào một trường Đại học mà phần lớn chỉ tiêu tuyển sinh dành cho kết quả ĐGNL (như một số ngành của ĐHQG TP.HCM hay ĐHQG Hà Nội), thì bạn nên thi thêm kỳ thi ĐGNL. Ngược lại, nếu trường bạn chọn chủ yếu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, bạn được khuyến khích tập trung ôn thi tốt nghiệp.

    Do đó, Sông An đề xuất bạn cân nhắc năng lực và định hướng, để lựa chọn phương thức phù hợp với bạn nghen.

    Xem trang riêng
  • 8. Học sinh nên chọn một ngành cho tất cả nguyện vọng, hay nên đặt nhiều nguyện vọng với các ngành khác nhau?
     

    Câu trả lời sẽ tùy vào ưu tiên của từng học sinh: bạn đang ưu tiên trường học hay ngành học hơn.

    • Nếu bạn ưu tiên ngành học, nghĩa là bạn thật sự muốn theo đuổi một ngành cụ thể (ví dụ: Công nghệ thông tin), thì nên chọn nhiều trường khác nhau nhưng cùng đào tạo ngành đó.
    • Nếu bạn ưu tiên trường học (vì yêu thích môi trường học tập, cơ sở vật chất hoặc cơ hội của trường đó), thì có thể chọn nhiều ngành khác nhau gần với ngành học bạn muốn trong cùng một trường. Ví dụ, bạn muốn học khối ngành Kinh tế của Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH), bạn có thể đặt nguyện vọng với các ngành có liên quan với nhau: NV1 – Quản trị kinh doanh, NV2 – Marketing, NV3 – Thương mại điện tử, v.v.
    Xem trang riêng
  • 9. Học sinh được nộp bao nhiêu nguyện vọng, có giới hạn số lượng nguyện vọng hay không? Lệ phí nộp nguyện vọng là bao nhiêu?
     

    Hiện nay, học sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng, Do đó, bạn có thể chọn nhiều ngành, và nhiều trường khác nhau tùy theo mong muốn của mình. Tuy nhiên, mỗi nguyện vọng sẽ có lệ phí xét tuyển là 20.000 đồng (theo mức thu năm 2024). Vì vậy, bạn nên sắp xếp nguyện vọng một cách hợp lý, vừa phù hợp với tài chính, vừa đúng với sở thích và năng lực của bản thân để tăng cơ hội đậu vào trường mà mình mong muốn.

    Xem trang riêng
  • 10. Học sinh có thể dùng điểm môn thi năng khiếu cho các trường khác được không?
     

    Thông thường, điểm thi môn năng khiếu chỉ được dùng cho đúng trường mà bạn đã đăng ký thi. Khoảng 90–95% các trường không chấp nhận điểm năng khiếu từ trường khác. Chỉ có một số ít trường cho phép dùng kết quả thi năng khiếu từ trường khác, nhưng rất hiếm. 

    Vì vậy, nếu bạn định xét tuyển vào các trường có yêu cầu môn năng khiếu, bạn cần tìm hiểu kỹ xem trường đó có chấp nhận điểm thi từ nơi khác hay không, hoặc bạn nên đăng ký thi năng khiếu tại từng trường phù hợp với nguyện vọng của mình.

    Xem trang riêng
  • 11. Học sinh có thể xem điểm chuẩn của ngành năm ngoái để tham khảo và đặt nguyện vọng được không? Nếu có thì nên tham khảo như thế nào?
     

    Bạn hoàn toàn có thể xem điểm chuẩn của năm trước để tham khảo và lên kế hoạch đặt nguyện vọng. Đây là một cách rất phổ biến để ước lượng khả năng đậu – rớt của thí sinh. Tuy nhiên, điểm chuẩn mỗi năm có thể thay đổi tùy theo số lượng thí sinh đăng ký, mức độ khó của đề thi, chỉ tiêu tuyển sinh… nên bạn chỉ nên tham khảo khoảng 50%, không nên phụ thuộc hoàn toàn.

    Xem trang riêng