Tác giả: Minh Thảo
Biên tập: Hồng Yến
Định nghĩa kỹ năng chuyển đổi
Khi bạn sẵn sàng cho một bước ngoặt trong sự nghiệp, việc xem xét các kỹ năng chuyển đổi của bản thân cũng là một bước quan trọng giúp bạn định hướng rõ hơn cho tương lai. Kỹ năng chuyển đổi, hay còn gọi là kỹ năng linh hoạt, là những kiến thức, kinh nghiệm và khả năng bạn tích lũy được và có thể mang theo từ công việc này sang công việc khác, ngay cả khi bạn thay đổi vai trò hay ngành nghề. Khả năng truyền đạt ý tưởng rõ ràng cho người khác, giải quyết các vấn đề bất ngờ hoặc làm việc tốt trong nhóm đều là những ví dụ điển hình của kỹ năng chuyển đổi.
Trong khi kỹ năng chuyên môn cho phép bạn hoàn thành các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể, chẳng hạn như lập trình bằng Python hoặc tạo wireframe cho thiết kế UX, thì kỹ năng chuyển đổi lại mang tính toàn diện hơn và góp phần vào hiệu quả tổng thể của bạn trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Kỹ năng chuyển đổi được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao, vì chúng thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng của bạn với bối cảnh kinh doanh không ngừng phát triển.
Vì sao kỹ năng chuyển đổi lại quan trọng trên thị trường việc làm?
Kỹ năng chuyển đổi, hay còn gọi là “kỹ năng mềm”, thường bị nhầm lẫn với kỹ năng chuyên môn. Nhiều người cho rằng kỹ năng chuyển đổi ít quan trọng hơn kỹ năng chuyên môn, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Thực tế cho thấy, nhân viên có kỹ năng chuyển đổi tốt thường làm việc hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của công ty.
Một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng công nhân may mặc được đào tạo các kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, kiến thức tài chính và pháp lý, và kỹ năng ra quyết định thì làm việc hiệu quả hơn đáng kể so với những người không được đào tạo. Kết quả là, nhà máy may nơi tổ chức đào tạo đã thu được lợi nhuận gấp 2,5 lần so với chi phí đầu tư cho việc đào tạo kỹ năng.
Trong tương lai gần, khi máy móc và công nghệ tự động hóa ngày càng phổ biến, cơ cấu công việc sẽ chứng kiến những thay đổi đáng kể. Nhu cầu về lao động chân tay sẽ giảm, nhường chỗ cho sự gia tăng nhu cầu về lao động trí óc, đặc biệt là những người có khả năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy sáng tạo và kỹ năng tương tác xã hội. Do đó, kỹ năng chuyển đổi sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các nhà tuyển dụng. Một báo cáo năm 2018 của McKinsey & Company đã minh chứng cho xu hướng này, khi dự đoán rằng nhu cầu về kỹ năng chuyển đổi sẽ tăng lên đáng kể trong thập kỷ tới, trong khi nhu cầu về các công việc lặp đi lặp lại và thủ công sẽ giảm sút.
Một số ví dụ
Tư duy phản biện (critical thinking)
Tư duy phản biện là khả năng đánh giá, tổng hợp và phân tích thông tin một cách khách quan để đưa ra những hiểu biết hoặc nhận định độc đáo. Những người có tư duy phản biện tốt thường khuyến khích bản thân và người khác suy nghĩ sâu sắc hơn về một vấn đề. Trong môi trường kinh doanh, điều này có thể thể hiện qua việc đảm bảo rằng một sản phẩm, ý tưởng hoặc chính sách được xây dựng một cách thấu đáo trước khi thực hiện.
Một vài ví dụ về tư duy phản biện:
- Một giáo viên soạn thảo chương trình học phù hợp với nhu cầu riêng của từng học sinh.
- Trong các cuộc họp, một nhân viên có tư duy phản biện sẽ không ngại đặt câu hỏi về những ý kiến mà mọi người đều cho là đúng, nhằm đảm bảo mọi quyết định được đưa ra đều dựa trên cơ sở vững chắc..
- Một đại diện công đoàn không chỉ lắng nghe những gì công nhân nói mà còn chủ động đặt ra những câu hỏi “hóc búa” cho ban lãnh đạo công ty. Mục đích của những câu hỏi này là để đảm bảo rằng công ty luôn tuân thủ các quy định về an toàn lao động và có những chính sách phúc lợi tốt cho công nhân, giúp họ yên tâm làm việc và có cuộc sống ổn định.
Kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving)
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng tìm ra cách xử lý những tình huống phức tạp hoặc khó khăn. Người giỏi giải quyết vấn đề thường có khả năng xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, sau đó lên kế hoạch để giải quyết nó.
- Việc giải quyết vấn đề có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như:
- Một thu ngân nhanh chóng nghĩ ra cách nhận đơn đặt hàng khi hệ thống bán hàng (POS) bị sập.
- Một trợ lý văn phòng nhận thấy lịch trình cuộc họp của giám đốc bị trùng chéo. Thay vì hoảng loạn, cô ấy nhanh chóng liên hệ với các bên liên quan để tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Sau khi thảo luận, mọi người đồng ý điều chỉnh một số lịch hẹn để đảm bảo mọi cuộc họp diễn ra suôn sẻ.
Kỹ năng quản lý (management)
Kỹ năng quản lý là khả năng điều hành hiệu quả người khác và các quy trình, chẳng hạn như thời gian hoặc kế hoạch. Một người quản lý hiệu quả có thể giỏi giám sát, chỉ đạo và sắp xếp lịch trình cho người khác. Đồng thời, họ cũng am hiểu về cách mỗi thành viên trong nhóm đóng góp vào bức tranh lớn hơn của tổ chức hoặc dự án mà họ đang thực hiện.
Dưới đây là một vài ví dụ về quản lý trong thực tế:
- Một quản lý sân khấu của một buổi biểu diễn kịch nghệ phải đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ trong suốt buổi biểu diễn.
- Một chủ tịch câu lạc bộ thường xuyên điều hành các cuộc họp của câu lạc bộ, điều phối các cuộc thảo luận và lên kế hoạch cho các hoạt động.
- Một chủ cửa hàng tạp hóa lên lịch trình cho nhân viên và thường xuyên đặt hàng nông sản từ các nhà cung cấp.
Xác định kỹ năng chuyển đổi của bạn
Bước 1: Bạn hãy tham khảo bảng trên và xác định 10 kỹ năng mà bạn thể hiện rõ nhất.
Bước 2: Hãy liệt kê thật chi tiết tất cả những tình huống mà bạn đã vận dụng từng kỹ năng, dù là trong công việc hay cuộc sống cá nhân. Càng nhiều ví dụ cụ thể, bạn càng hiểu rõ hơn về khả năng của mình. Nếu cần gợi ý, bạn có thể xem lại các ví dụ đã được đề cập ở phần trên..
Bước 3: Thu gọn danh sách của bạn xuống 5 kỹ năng có ảnh hưởng nhất đối với bạn trong công việc hoặc đời sống cá nhân.
Bước 4: Ghi lại những thành tựu chính cho mỗi kỹ năng trong danh sách rút gọn của bạn.
Bước 5: Xếp hạng năm kỹ năng của bạn từ ảnh hưởng nhất đến ít ảnh hưởng nhất. Mục đích ở đây không phải là đánh giá các kỹ năng của bạn mà thay vào đó là để có một nhận thức rõ ràng về những kỹ năng đã phục vụ bạn tốt cho đến nay.
Mẹo: Một cách khác để xác định những kỹ năng chuyển đổi có giá trị trong lĩnh vực việc làm mà bạn mong muốn là đọc các tin tuyển dụng và tìm ra những kỹ năng mà họ nhấn mạnh. Sau khi bạn đã lập danh sách các kỹ năng được yêu cầu, hãy sử dụng bài tập trên để xác định những cách bạn đã sử dụng các kỹ năng đó trong cuộc sống cá nhân và công việc của mình
Tài liệu tham khảo:
Coursera (2024). Transferable Skills: How to Use Them to Land Your Next Job. https://www.coursera.org/articles/transferable-skills
Bài viết liên quan: