Danh mục công cụ đánh giá trong hướng nghiệp

LỜI NGỎ TỪ HƯỚNG NGHIỆP SÔNG AN

Các bạn thân mến,

Các công cụ đánh giá hay còn gọi là các công cụ trắc nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và tư vấn phát triển nghề nghiệp. Trắc nghiệm giúp cho thân chủ có được một số gợi ý về bản thân trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, các công cụ này cũng giúp cho chuyên viên hướng nghiệp có được thông tin tổng quát về thân chủ mình trước khi trò chuyện sâu cùng họ. Các công cụ đánh giá giúp cho việc giáo dục và tư vấn hướng nghiệp đến được với số đông, đặc biệt khi chúng được số hóa để một người ở bất cứ nơi nào chỉ cần bấm chuột là sử dụng được.

Hướng nghiệp Sông An giới thiệu ở đây danh sách những công cụ đánh giá mà chúng tôi thấy liên quan và hữu dụng cho lĩnh vực giáo dục và tư vấn hướng nghiệp.

Chúng tôi lựa chọn các công cụ này theo những tiêu chí hoàn toàn khách quan:

  1. chúng đã được ghi nhận và sử dụng bởi những tổ chức uy tín ở những nước phát triển,
  2. chúng được xây dựng dựa trên một lý thuyết đã được nghiên cứu,
  3. chúng liên quan đến lĩnh vực giáo dục và tư vấn hướng nghiệp.

Sông An xin nhấn mạnh vài điều sau:

  1. chúng tôi không nhận được lợi ích nào trong việc giới thiệu này,
  2. các bạn hãy nhớ danh mục dưới đây đa phần là các công cụ tự đánh giá, do đó, người làm trắc nghiệm hiểu mình tới mức nào thì sẽ ra kết quả tới mức ấy và vì vậy,
  3. các công cụ chỉ là phương tiện giúp cho thân chủ và chuyên viên hướng nghiệp trong quy trình giáo dục và tư vấn hướng nghiệp, chứ không phải là nơi cho một câu trả lời chắc chắn về định hướng nghề nghiệp cho thân chủ.

Chúc các bạn sử dụng danh sách này một cách hiệu quả.
Phoenix Ho

THÔNG TIN CHUNG (READ ME FIRST): 

Trước khi tham khảo danh mục, CVHN vui lòng xem qua văn bản THÔNG TIN CHUNG và nắm rõ các ý chính sau đây:

  1. Các mục đích cơ bản khi sử dụng công cụ
  2. Các cấp bậc khi sử dụng công cụ
  3. Phân loại các nhóm công cụ hướng nghiệp
  4. Khả năng đáp ứng của từng công cụ (3) với các mục đích cơ bản (1)

Sông An sẽ cập nhật hàng tháng danh mục này tùy theo sự thay đổi của thực trạng sử dụng công cụ ở các hiệp hội ngành nghề về phát triển hướng nghiệp, như APCDA, NCDA. Bên cạnh đó, Sông An cũng mong chờ những phản hồi và đóng góp của các anh chị chuyên viên cho danh mục này.

Mọi thắc mắc hoặc góp ý, xin vui lòng gửi về hi@huongnghiepsongan.com

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Zunker, V. (2006) Career Counseling, A Holistic Approach, International Edition, 7th Edition
  2. Swerdlik, M. E., & Cohen, R. J. (2005). Psychological testing and assessment: An introduction to tests and measurement. Boston: McGraw-Hill.
  3. Wood, C. & Hays, D. (2013). A counselor’s guide to career assessment instruments (6th ed.). Tulsa, OK: National Career Development Association.
  4. Grutter, J. (n.d.). Selecting career assessments. Mountain View, CA: CPP.
  5. Holland, J. L. (1997). Making vocational choices: A theory of vocational personalities and work environments (3rd ed.). Odessa, FL: Psychological Assessment Resources.
  6. Hood, A., & Johnson, R. (2006). Assessment in counseling: A guide to the use of psychological assessments (4th ed.). Alexandria, VA: American Counseling Association.
  7. Kates, J. T., & Whitfield, E. A. (Eds.) (2002). A counselor’s guide to career assessment instruments (4th ed). Tulsa, OK: National Career Development Association.
  8. OSborn, D. S., & Zunker, V. G. (2005). Using assessment results for career development (7th ed.). Boston, MA: Wadsworth Publishing.