Trong một đại dương nghề nghiệp và cơ hội sau khi tốt nghiệp, liệu các bạn trẻ nên bắt đầu làm cho start-up, công ty gia đình, hay một tập đoàn lớn?
Khi áp lực đồng trang lứa (peer pressure) đè nặng bởi mức lương, chức vụ, hay các mối quan hệ mà bạn bè đang có, liệu người trẻ có nên nhắm mắt chọn đại một công việc?
Sông An sẽ cùng bạn tìm đường đến lời giải cho những vướng mắc trên, thông qua Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp (Phoenix Ho, 2011) và một nghiên cứu đáng báo động của Công ty tư vấn quản lý McKinsey (2013).
NGƯỜI MỚI RA TRƯỜNG DỄ LẠC ĐƯỜNG VÌ THIẾU ĐIỀU GÌ?
Có lẽ đa số chúng ta đã quá quen lời khuyên muôn thuở của cha mẹ rằng: “Cố gắng học lấy tấm bằng rồi kiếm một công việc ổn định nha con!”. Nhưng liệu 12 năm đèn sách và 04 năm Đại học đã giúp bạn tự tin vào khả năng, năng lực học tập, hay vững vàng với giá trị nghề nghiệp để bước chân vào thị trường lao động và kiếm một công việc ổn định chưa?
Dưới đây là bức tranh thực tế qua 2 số liệu đáng lo ngại từ bản báo cáo năm 2013 của công ty tư vấn quản lý McKinsey, “Education to Employment: Designing a system that works” (1) (Tạm dịch: Từ Đào tạo đến Tuyển dụng: Thiết kế một hệ thống hữu dụng):
- 75 triệu người trẻ trên thế giới không có việc làm TRONG KHI các doanh nghiệp thiếu nhân lực đủ tiêu chuẩn cho các vị trí trong công ty
- 70% các nhà đào tạo khẳng định là sinh viên sau khi ra trường thì đủ sức đi làm ngay trong khi ít hơn 50% sinh viên và doanh nghiệp đồng ý với điều này
Cả hai con số cho chúng ta thấy một sự thật rằng NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ của đa số người trẻ sau khi ra trường đang chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Dù đã “lấy tấm bằng” theo lời khuyên của cha mẹ, nhưng dường như nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ bản thân và cũng chưa vững kỹ năng để có một công việc như kỳ vọng.
Đọc thêm về Ngã ba đường hiểu mình – hiểu ngành nghề tại cuối trang: https://huongnghiepsongan.com/tvhn/
GỐC RỄ VÀ CÂY TRÁI – HAI THƯỚC NGẮM MANG TÍNH NHÂN QUẢ
Theo Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp (2), những mong đợi của các bạn trẻ khi mới ra trường như công ty nổi tiếng, lương cao, hay công việc được nhiều người tôn trọng, v.v. đang thuộc về phần “quả cây”.
Nghĩa là các lựa chọn nghề nghiệp dựa trên mục tiêu thuộc phần quả cây đang có lợi ích ngắn hạn là thỏa mãn được các kỳ vọng nêu trên. Nhưng mặt trái khi thiếu những yếu tố gốc rễ là bạn sẽ dần cảm thấy mất động lực, dễ mâu thuẫn, hoặc nhanh từ bỏ vì công việc quá sức hay không phù hợp.
Vì vậy, Sông An tin lựa chọn công việc từ gốc rễ dù có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được mức lương, vị trí hay công ty mong muốn, nhưng hành trình đó sẽ vững vàng hơn nhờ việc bạn chọn đích đến cho hành trình nghề nghiệp của mình dựa trên sự thấu hiểu chính mình cũng như thế giới nghề nghiệp.
HƯỚNG NGHIỆP GIÚP BẠN TÌM ĐƯỜNG KHI MỚI RA TRƯỜNG VÌ:
- Người được tư vấn (thân chủ) luôn là trọng tâm của đội ngũ Sông An trên hành trình xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, với dịch vụ tư vấn 1-1 cùng chuyên gia/ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm.
- Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp bên trên chính là một trong số những tài liệu hướng nghiệp dựa trên cơ sở khoa học và được Sông An cung cấp để giúp thân chủ có nền tảng đưa ra quyết định phù hợp.
- Bên cạnh tư vấn chuyên sâu, các bài trắc nghiệm giúp hiểu mình – hiểu nghề và kênh tài nguyên phong phú sẽ là công cụ đắc lực để người đi làm vững vàng trong lựa chọn nghề nghiệp.
Sông An rất vui nếu có thể giúp bạn hiểu thêm về hướng nghiệp và tìm ra được hướng đi trên hành trình tìm đường khi mới ra trường ngay bên dưới.
(*) Nguồn tài liệu:
- Trích một phần từ chương 4, sách Cẩm nang dành cho Chuyên viên Giáo dục và Tư vấn Hướng nghiệp, do Sông An xuất bản trong năm 2021
- Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp (Tác giả: Phoenix Ho, 2011)
Bài viết liên quan: