Sau 2-3 năm đi làm, hẳn nhiều người đã nhiều lần trăn trở với câu hỏi “Đi hay ở?”. Ngã rẽ lựa chọn thường mở ra khi người đi làm có mâu thuẫn với sếp, tìm kiếm cơ hội thăng tiến/ tăng lương, hoặc bất kỳ một lý do gì khiến họ mất động lực để tiếp tục ở lại tổ chức đã từng gắn bó.
Nhưng trước khi quyết chí “ra đi”, một trong những điều mà bạn có thể nhìn lại xem bản thân đã dành phần lớn thời gian làm việc để sử dụng những loại kỹ năng nào. Vì sao kỹ năng lại liên quan tới động lực làm việc ư? Sông An sẽ cùng bạn tìm đường đến lời giải với 03 loại kỹ năng trong Khái niệm “Kỹ năng tạo động lực” theo công cụ của Richard Knowdell bên dưới.
KỸ NĂNG LÀM TA MỆT
Kỹ năng làm ta mệt là những kỹ năng mà một cá nhân thành thạo nhưng không hề yêu thích. Ví dụ, bạn A tổ chức sự kiện tốt nhưng A không hề yêu thích sử dụng kỹ năng này. Kỹ năng tổ chức sự kiện là kỹ năng làm cho bạn A mệt.
Qua đó, người đi làm chán ghét nghề nghiệp của họ khi phải dành phần lớn thời gian để sử dụng những kỹ năng làm họ mệt. Liệu đã có những cái tên kỹ năng hay loại công việc nào xuất hiện mà bạn tin rằng chúng đã góp phần thúc đẩy bạn trả lời câu hỏi “Đi hay ở?”
KỸ NĂNG CÓ THỂ PHÁT TRIỂN
Kỹ năng có thể phát triển là những kỹ năng mà một cá nhân rất thích nhưng không/chưa giỏi vì cá nhân ấy chưa được học cũng như chưa được thử qua. Ví dụ, bạn A thích sáng tác nhạc nhưng chưa bao giờ có dịp học. Kỹ năng sáng tác nhạc là kỹ năng có thể phát triển của bạn A.
Theo thầy Knowdell, Người lao động nên tìm cơ hội học hỏi và thử nghiệm liên tục để biến những kỹ năng có thể phát triển thành những kỹ năng tạo động lực. Vậy khi nhìn lại, bạn có phát hiện một – hai kỹ năng nào mình rất thích nhưng chưa có cơ hội phát triển chứ? Hay liệu có vị trí nào trong công ty mà bạn có cơ hội phát triển những kỹ năng ấy chăng?
KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC
Kỹ năng tạo động lực là những kỹ năng mà một cá nhân vừa yêu thích vừa thành thạo khi sử dụng chúng. Ví dụ, bạn A thích vẽ và vẽ rất giỏi. Kỹ năng vẽ là kỹ năng tạo động lực của bạn A. Công cụ của Richard Knowdell cho rằng người lao động phát triển tốt trong nghề nghiệp của họ khi được sử dụng những kỹ năng tạo động lực trong nghề nghiệp ấy phần lớn thời gian. Lúc này, câu hỏi đặt ra có lẽ sẽ dễ cho bạn hơn, bởi bạn sẽ có thể tự hỏi và trả lời phần nào rằng công việc hiện tại đang yêu cầu bạn phải sử dụng kỹ năng nào nhiều nhất.
Nếu đó là kỹ năng làm bạn mệt, bạn hoàn toàn có thể dựa vào 2 loại kỹ năng còn lại để cân nhắc chuyển sang một vị trí mới trong công ty hoặc để phác thảo một bảng mô tả công việc mà bạn giỏi và yêu thích.
Nếu đó là kỹ năng có thể phát triển hay kỹ năng tạo động lực, có thể tính chất và yêu cầu công việc chưa phải là vấn đề lớn nhất để bạn phải loay hoay tìm đường sau 2-3 năm đi làm. Bạn sẽ có thể tham khảo các bài trắc nghiệm miễn phí để hiểu rõ nhu cầu nghề nghiệp như trắc nghiệm nhu cầu hướng nghiệp ngay bên dưới: https://tracnghiem.huongnghiepsongan.com/assess/tracnghiem/khokhannghenghiep
HƯỚNG NGHIỆP GIÚP BẠN TÌM ĐƯỜNG KHI ĐI LÀM VÌ:
- Người được tư vấn (thân chủ) luôn là trọng tâm của đội ngũ Sông An trên hành trình xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, với dịch vụ tư vấn 1-1 cùng chuyên gia/ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm.
- Khái niệm “Kỹ năng tạo động lực” bên trên chính là một trong số những tài liệu hướng nghiệp dựa trên cơ sở khoa học và được Sông An cung cấp để giúp thân chủ có nền tảng đưa ra quyết định phù hợp.
- Bên cạnh tư vấn chuyên sâu, các bài trắc nghiệm giúp hiểu mình – hiểu nghề và kênh tài nguyên phong phú sẽ là công cụ đắc lực để người đi làm vững vàng trong lựa chọn nghề nghiệp.
(*) Nguồn tài liệu: Trích một phần từ chương 3, sách Cẩm nang dành cho Chuyên viên Giáo dục và Tư vấn Hướng nghiệp, do Sông An xuất bản trong năm 2021
TÌM HIỂU NGAY!
Bài viết liên quan: