Nền tảng về Các kỹ năng

Báo cáo kết quả trắc nghiệm Indigo cung cấp cho người thực hiện thông tin của các loại kỹ năng, hay còn được gọi là Kỹ năng của thế kỷ 21. Kỹ năng hình thành dựa trên kinh nghiệm, chúng có liên quan đến cách mà bạn tương tác với những người khác, hay có liên quan đến phẩm chất cá nhân mà bạn thể hiện trong một nhóm. Điều may mắn là những kỹ năng mà bạn muốn sở hữu có thể học hỏi được. Mặc dù bạn đã có thể tự nhiên sở hữu vài kỹ năng, nhưng bạn vẫn có thể quyết định và học hỏi thêm bất kỳ kỹ năng nào.

Cách đọc danh sách các kỹ năng

Để diễn giải kết quả của bạn, bạn sẽ cần hiểu cách đọc danh sách các kỹ năng trên kết quả báo cáo Indigo.

Các kỹ năng thuộc nhóm đầu trong bản báo cáo

Trước tiên, định vị biểu đồ kỹ năng, năm kỹ năng hàng đầu của cá nhân bạn được xếp ở phía bên trái trên cùng ở Trang tổng kết trong báo cáo kết quả Indigo. Các kỹ năng trong báo cáo là những kỹ năng của thế kỷ 21, là những kỹ năng mà nhà tuyển dụng kỳ vọng ở ứng viên mà họ đang tìm kiếm. Những kỹ năng này không thể được chứng minh qua các điểm số nhưng bạn có thể chứng minh mình sở hữu chúng qua việc cung cấp thông tin về những trải nghiệm mà bạn đã ứng dụng.

Khi đọc bản báo cáo kết quả đầy đủ của mình, bạn sẽ thấy danh sách tất cả 23 kỹ năng Indigo, được xếp hạng từ mạnh nhất đến yếu nhất. Các kỹ năng ở trên cùng là kỹ năng mạnh nhất của bạn, đây là những kỹ năng bạn giỏi. Những kỹ năng ở dưới cùng là những kỹ năng mà bạn ít thành thạo. Những kỹ năng này bạn vẫn có khả năng thực hiện, chỉ là chúng sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian, công sức và năng lượng hơn để có thể sử dụng.

Có nhiều điểm kết nối trong bộ não của bạn ở những vùng liên quan đến các kỹ năng mà bạn tốt. Do đó, bạn sẽ dễ dàng tiến bộ ở những lĩnh vực mà bạn đã thành thạo hơn rất nhiều so với những lĩnh vực mà bạn chưa có kinh nghiệm. Vì bạn có thể phát triển nhiều trong các nhóm kỹ năng mà bạn tập trung, bạn nên chú trọng vào vào các kỹ năng hàng đầu của mình và cố gắng tìm công việc phù hợp với chúng. Trên thực tế, bạn có thể đưa những kỹ năng này vào sơ yếu lý lịch (CV/resume) của mình với các ví dụ về cách bạn mà đã áp dụng chúng trước đây.

Các kỹ năng thuộc nhóm cuối trong bản báo cáo

Những kỹ năng ở cuối danh sách của bạn đòi hỏi nhiều năng lượng hơn. Có một số lý do có thể giải thích cho điều này, đó là:

  1. Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng những kỹ năng này nên nó chưa có cơ hội phát triển.
  2. Bạn không thích thực hành kỹ năng này (ngay cả khi bạn giỏi nó). Hãy lưu ý rằng: Nếu trường hợp này xảy ra, tôi khuyên bạn nên tránh công việc mà bạn phải thường xuyên sử dụng những kỹ năng mà bạn không thích.
    Bạn thực sự không giỏi kỹ năng đó, điều này hoàn toàn không sao cả. Bạn không cần phải giỏi mọi kỹ năng để thành công trong cuộc sống. Tự nhận thức bản thân về những lĩnh vực mà mình không mạnh cho phép bạn chọn những đồng nghiệp có thế mạnh ở những lĩnh vực đấy để hỗ trợ bạn.
  3. Bạn không cần phải giỏi mọi kỹ năng để thành công trong cuộc sống. Chỉ nên quan tâm khi các kỹ năng dưới chót này gây khó dễ cho bạn theo cách nào đó. Ví dụ: nếu một học sinh có Thuyết trình là một trong những kỹ năng kém nhất của cô ấy và cô ấy đang tham gia một lớp học nói trước đám đông, thì điều này có thể khiến cô ấy căng thẳng và việc luyện tập kỹ năng đó chỉ để qua môn là rất hợp lý. Nếu những kỹ năng này không cản trở cuộc sống của bạn theo bất kỳ cách nào đáng lưu ý thì hãy cứ bỏ qua chúng. Điều đó không quan trọng và bạn không cần phải giỏi mọi thứ.

Giới thiệu về các kỹ năng 

Tiếp theo, hãy tiếp cận các kỹ năng của bạn cùng phần giới thiệu về Kỹ năng thế kỷ 21 này.

Kỹ năng thế kỷ 21 

Các phương pháp tiếp cận dựa trên điểm mạnh để thành công đang trở nên vô cùng phổ biến. Trong học thuật, có nhiều thuật ngữ cho những kỹ năng này: các thang đo cụ thể ở trường học, kỹ năng phi nhận thức, kỹ năng phi học thuật, và năng lực. Với Indigo, thuật ngữ được đề cập là “Kỹ năng thế kỷ 21” hoặc “kỹ năng”.
Ở bối cảnh doanh nghiệp thay đổi nhanh chóng, trong khuôn khổ giáo dục truyền thống, việc đặt trọng tâm vào các kỹ năng thường không được dạy. Các công ty đang tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng. Họ tập trung ngày càng ít vào lĩnh vực chuyên môn và điểm trung bình của ứng viên.

Tin tốt là các kỹ năng – những điểm mạnh này bạn có thể học được. Mặc dù một số kỹ năng có thể đến với bạn một cách tự nhiên, nhưng bạn có thể học thêm bất kỳ kỹ năng nào. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể phát triển các kỹ năng thông qua thực hành và trải nghiệm. Chúng không thể được phát triển thuần túy về mặt trí tuệ. Đó là lý do tại sao việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa để tạo cơ hội rèn luyện các kỹ năng là rất quan trọng. Trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, vậy những kỹ năng xếp hạng trên đầu của bạn có thể phản ánh rõ nhất tài năng bẩm sinh của bạn.

75%  nhà tuyển dụng cho rằng các kỹ năng có giá trị như nhau.

15% nhà tuyển dụng cho rằng kỹ năng quan trọng hơn.

Xem video này để tìm hiểu về các kỹ năng và bộ não của bạn:

Xem đoạn video sau (3:14 – 6:12) để tìm hiểu về cách tập trung vào các kỹ năng hàng đầu:

Tóm tắt nhanh về 23 kỹ năng Indigo

  • Giải quyết vấn đề bằng phân tích (Analytical Problem Solving): Phân tích, chẩn đoán và giải quyết các vấn đề.
  • Quản trị xung đột (Conflict Management): Xác định và giải quyết xung đột để đạt kết quả tích cực.
  • Học tập liên tục (Continuous Learning): Chủ động trong việc học các khái niệm và phương pháp mới.
  • Sáng tạo/Đổi mới (Creativity/Innovation): Khả năng hình thành các cách tiếp cận, ý tưởng, khái niệm và phương pháp mới.
  • Ra quyết định (Decision Making): Sử dụng các quy trình hiệu quả để đưa ra quyết định.
  • Khả năng ngoại giao và Tính ứng biến (Diplomacy & Tact): Xử lý hiệu quả các tình huống khó khăn hoặc nhạy cảm liên quan đến người khác.
  • Đồng cảm (Empathy): Đồng cảm và quan tâm đến người khác.
  • Tính linh hoạt (Flexibility): Khả năng thích ứng với những thay đổi.
  • Tầm nhìn tương lai (Futuristic Thinking): Tưởng tượng, hình dung hoặc dự đoán những gì chưa thành hiện thực. 
  • Định hướng mục tiêu (Goal Orientation): Tập trung nỗ lực vào việc đạt được mục tiêu, sứ mệnh hoặc mục tiêu. 
  • Kỹ năng tương tác con người (Interpersonal Skills): Giao tiếp hiệu quả, xây dựng mối quan hệ thân thiết với tất cả mọi người. 
  • Khả năng lãnh đạo (Leadership): Đạt được kết quả phi thường nhờ con người. 
  • Quản lý (Management): Đạt được kết quả xuất sắc thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, quy trình và con người. 
  • Cố vấn/Huấn luyện (Mentoring/Coaching): Hướng dẫn và hỗ trợ sự phát triển của những người khác. 
  • Đàm phán (Negotiation): Khả năng thương lượng hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các thỏa thuận. 
  • Tinh thần hỗ trợ, cầu tiến (People Advocacy): Hiểu, bảo vệ và hỗ trợ nhu cầu cũng như kỳ vọng của người khác.
  • Trách nhiệm cá nhân (Personal Responsibility): Chủ động và chịu trách nhiệm về các hành động cá nhân. 
  • Thuyết phục (Persuasion): Khả năng thuyết phục người khác thay đổi cách họ suy nghĩ, niềm tin hoặc hành động. 
  • Lập kế hoạch/Tổ chức (Planning/Organizing): Sử dụng các quy trình có trật tự để đạt được các mục tiêu. 
  • Trình bày (Presenting): Giao tiếp hiệu quả ở các nhóm. 
  • Làm việc nhóm (Teamwork): Làm việc hiệu quả và năng suất với những người khác. 
  • Quản lý Thời gian và Ưu tiên (Time and Priority Management): Có khả năng quản lý thời gian và các ưu tiên,
    duy trì sự tự chủ. 
  • Giao tiếp bằng văn bản (Written Communication): Viết rõ ràng và truyền tải ý tưởng một cách hiệu quả.

Xem video này để tìm hiểu cách tiếp cận các kỹ năng hàng đầu của bạn:

Sử dụng thông tin phía trên để trả lời các câu hỏi sau:

Bạn có thể làm gì để bắt đầu trở nên giỏi hơn ở một kỹ năng?
(Chọn 1 đáp án)

A. Bạn không nên cố gắng cải thiện các kỹ năng của mình.

B. Liên hệ nó với những gì bạn đã biết.

C. Bắt đầu với một điều gì đó hoàn toàn mới đối với bạn.

D. Chờ cho đến khi ai đó nói với bạn cách cải thiện.

Đáp án

B. Liên hệ nó với những gì bạn đã biết.

Kỹ năng nào trong số những kỹ năng này là kỹ năng xã hội?
(chọn nhiều đáp án)

A. Hàn đồ vật

B. Đồng cảm

C. Khả năng lãnh đạo

D. Toán học

E. Làm việc nhóm

Đáp án

B. Đồng cảm

C. Khả năng lãnh đạo

E. Làm việc nhóm

Điền từ phù hợp vào chỗ trống

Nếu bạn muốn có lợi thế cạnh tranh ở trường học, nơi làm việc hoặc bất kỳ nơi nào khác, hãy cố gắng dành (1) ___ thời gian và sự chú ý vào các kỹ năng hàng đầu của bạn và (2) ___ cho các kỹ năng thuộc nhóm cuối. Bạn vẫn có thể làm việc với (3) ___ của mình, tuy nhiên chúng sẽ cần (4) ___ và mang lại ít kết quả hơn.

A. các kỹ năng nhóm cuối

B. 80%

C. 20%

D. nhiều nỗ lực hơn

Đáp án

(1) – B. 80%

(2) – C. 20%

(3) – A. các kỹ năng nhóm cuối

(4) – D. nhiều nỗ lực hơn

Khám phá các kỹ năng hàng đầu của bạn 

Khám phá chi tiết các kỹ năng xếp hạng cao nhất của bạn.

Rất có thể, có một niềm đam mê nào đó đang nằm trong các nhóm kỹ năng này. Thông thường, những kỹ năng này cũng được kết nối với yếu tố động lực và phong cách DISC của bạn. Một khi bạn chạm tới niềm đam mê đó, bạn có thể tìm ra những tình huống cho phép bạn áp dụng các kỹ năng của mình một cách trọn vẹn. 

Ví dụ:

  • Nếu một học viên có Giao tiếp bằng văn bản là một trong những kỹ năng hàng đầu thì bạn ấy có thể trở nên xuất sắc trong lối viết sáng tạo. Có lẽ học viên này là một nhà thơ hoặc bạn ấy thích viết các ghi chú tích cực cho các thành viên trong gia đình.
  • Nếu Quản lý là một kỹ năng hàng đầu, một học viên có thể giỏi trong việc đảm nhận vai trò quản lý trong các dự án nhóm. Học viên ấy có thể bày tỏ niềm vui thực sự khi có thể định hướng cho một đội vượt qua thử thách.
  • Nếu Thuyết phục là một kỹ năng hàng đầu, một học viên có thể tự hào về một dịp mà học viên thuyết phục được người khác nhận thức và chấp nhận quan điểm của mình. Học viên có thể hứng thú với vai trò kiểm viên chất lượng hoặc bán hàng cho công ty.

Tìm hiểu thêm 5 kỹ năng hàng đầu của bạn theo thông tin bên dưới và xem video.

Giải quyết vấn đề bằng kỹ năng phân tích (Analytical Problem Solving)

Giải quyết vấn đề bằng kỹ năng phân tích: Phân tích, chẩn đoán và giải quyết vấn đề. 

  • Tận dụng logic và các quy trình có hệ thống để phân tích và giải quyết vấn đề. 
  • Xác định nguyên nhân, ảnh hưởng, tác động và phạm vi của vấn đề. 
  • Đánh giá tác động tiềm năng của các giải pháp khả thi và chọn phương án tốt nhất.

Quản trị xung đột (Conflict Management)

Quản lý xung đột: Xác định và giải quyết xung đột để có kết quả tích cực. 

    • Dễ dàng xác định và giải quyết các vấn đề, mối bận tâm hoặc các xung đột khác. 
    • Lắng nghe để hiểu rõ một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. 
    • Cố gắng giải quyết sự khác biệt một cách công tâm.

Học tập liên tục (Continuous Learning)

Học liên tục: Chủ động trong việc học các khái niệm và phương pháp mới. 

    • Thể hiện sự tò mò và ham học hỏi. 
    • Tích cực quan tâm đến công nghệ, quy trình và phương pháp mới. 
    • Dành nhiều nỗ lực cho việc học. 
    • Xác định các cách sử dụng kiến thức.

Sáng tạo/đổi mới (Creativity/Innovation)

Sáng tạo/Đổi mới: Khả năng hình thành các cách tiếp cận, ý tưởng, khái niệm và phương pháp mới. 

    • Thể hiện quan điểm phi truyền thống và / hoặc cách tiếp cận mới lạ. 
    • Khuyến khích và thúc đẩy sự đổi mới. 
    • Phát triển và thử nghiệm các ý tưởng mới để giải thích hoặc giải quyết các vấn đề. 
    • Tưởng tượng ra các khái niệm mới hoặc có tính cách mạng.

Ra quyết định (Decision Making)

Ra quyết định: Tận dụng các quy trình hiệu quả để đưa ra quyết định. 

    • Có thể đưa ra những quyết định khó khăn một cách kịp thời. 
    • Tạo cơ sở lý luận để đưa ra quyết định. 
    • Sẵn sàng sửa chữa những quyết định sai lầm khi cần thiết. 
    • Bảo vệ cơ sở lý luận cho các sự lựa chọn khi cần thiết.

Khả năng ngoại giao và tính ứng biến (Diplomacy & Tact)

Khả năng ngoại giao và tính ứng biến: Xử lý hiệu quả các tình huống khó khăn hoặc nhạy cảm gây bận tâm cho người khác.

    • Duy trì mối quan hệ tốt với mọi người thông qua việc đối xử công bằng và tôn trọng.
    • Tôn trọng sự đa dạng về chủng tộc, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, giới tính, lối sống, tuổi tác và yếu tố khuyết tật.

Đồng cảm (Empathy)

Đồng cảm: Đồng cảm và quan tâm đến người khác.

    • Thể hiện sự quan tâm thực sự đến người khác.
    • Nhạy cảm với những cảm xúc mà mọi người trải qua.
    • Cố gắng hiểu nhu cầu thực sự, mối quan tâm và cảm xúc của người khác.
    • Ủng hộ cho lợi ích, nhu cầu và mong muốn của người khác.

Tính linh hoạt (Flexibility)

Tính linh hoạt: Khả năng thích ứng với những thay đổi.

    • Đáp ứng kịp thời với những thay đổi trong định hướng, danh sách ưu tiên và lịch trình định sẵn.
    • Hiệu quả trong việc sắp xếp các loại ưu tiên và nhiệm vụ.
    • Điều chỉnh phong cách cá nhân để làm việc với những người khác nhau.
    • Duy trì hiệu quả làm việc trong quá trình chuyển đổi, ngay cả khi đang ở trạng thái hỗn loạn.

Tầm nhìn tương lai (Futuristic Thinking)

Tầm nhìn tương lai: Tưởng tượng, hình dung hoặc dự đoán những gì chưa thành hiện thực.

    • Thể hiện khả năng kết nối các điểm và nhìn thấy được cả bức tranh toàn cảnh.
    • Công nhận, ủng hộ hoặc thậm chí tôn vinh những ý tưởng tiến bộ.
    • Khả năng hình dung ra điều người khác không thể.

Định hướng mục tiêu (Goal Orientation)

Định hướng mục tiêu: Tập trung nỗ lực vào việc đạt được mục tiêu, sứ mệnh hoặc mục đích.

    • Thiết lập các mục tiêu phù hợp, thực tế và có thể đạt được.
    • Xác định và thực hiện các kế hoạch cũng như các cột mốc quan trọng để đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể.
    • Tập trung vào mục tiêu để chinh phục những thử thách bất kể chướng ngại hoặc hoàn cảnh bất lợi.

Kỹ năng tương tác con người (Interpersonal Skills)

Kỹ năng tương tác con người: Giao tiếp hiệu quả, xây dựng mối quan hệ thân tình với tất cả mọi người.

    • Thể hiện sự quan tâm chân thành đến người khác.
    • Đối xử với tất cả mọi người bằng sự tôn trọng, lịch sự và ân cần/chu đáo.
    • Phát triển và duy trì mối quan hệ với nhiều tuýp người khác nhau bất kể sự khác biệt về văn hóa.

Khả năng lãnh đạo (Leadership)

Khả năng lãnh đạo: Đạt được kết quả phi thường nhờ những người xung quanh.

    • Truyền cảm hứng cho người khác bằng những tầm nhìn thuyết phục.
    • Chịu rủi ro vì lợi ích của các nguyên tắc, giá trị hoặc sứ mệnh.
    • Thể hiện sự lạc quan và kỳ vọng tích cực cho người khác.
    • Ủy quyền các trách nhiệm và quyền hạn thích hợp, cũng như thể hiện lòng trung thành với các thành viên.

Quản lý (Management)

Quản lý: Đạt được kết quả xuất sắc thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, quy trình và con người. 

    • Thoải mái đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến người khác.
    • Phân quyền nhiệm vụ và vai trò phù hợp năng lực làm việc.

Cố vấn/Huấn luyện (Mentoring/Coaching)

Cố vấn/Huấn luyện: Hướng dẫn và hỗ trợ sự phát triển của người khác.

    • Xác định nhu cầu phát triển, khuyến khích sáng kiến và cải tiến.
    • Cung cấp cơ hội để đào tạo huấn luyện.
    • Đào tạo, huấn luyện và cố vấn cho những người khác phát triển.

Đàm phán (Negotiation)

Đàm phán: Khả năng thương lượng hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các thỏa thuận.

    • Lắng nghe để xác định và hiểu nhu cầu của mỗi bên.
    • Xác định những gì mà mỗi bên sẵn sàng chấp nhận trong một thỏa thuận.
    • Phát triển các điều khoản cho một thỏa thuận.
    • Đảm bảo mỗi bên đều nắm rõ các điều khoản của thỏa thuận.

Tinh thần hỗ trợ, cầu tiến (People Advocacy)

Tinh thần hỗ trợ, cầu tiến: Hiểu, bảo vệ, hỗ trợ nhu cầu và kỳ vọng của người khác.

    • Mang lại giá trị cao cho khách hàng và các vấn đề của họ.
    • Dự đoán nhu cầu của khách hàng và phát triển các giải pháp.
    • Đáp ứng các cam kết với khách hàng.

Chịu trách nhiệm cá nhân (Personal Responsibility)

Chịu trách nhiệm cá nhân: Chủ động và chịu trách nhiệm về các hành động cá nhân.

    • Chấp nhận chịu trách nhiệm về hậu quả của các hành động đơn lẻ.
    • Áp dụng các bài học kinh nghiệm từ những thất bại trong quá khứ để đạt được những thành công trong tương lai.

Thuyết phục (Persuasion)

Thuyết phục: Khả năng thuyết phục người khác thay đổi cách họ suy nghĩ, tin tưởng hoặc hành động.

    • Xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm trước khi cố gắng quảng bá điều gì đó.
    • Sử dụng logic và lý trí để phát triển các lập luận thách thức mọi giả định, thái độ, niềm tin và hành vi đương thời.
    • Xác định và giải quyết các rào cản khiến mọi người từ chối/phủ nhận ý kiến/ý tưởng.

Lập kế hoạch/Tổ chức (Planning/Organizing)

Lập kế hoạch/Tổ chức: Sử dụng các quy trình có trật tự để đạt được các mục tiêu.

    • Hoạt động hiệu quả trong các khung thời gian và mức độ ưu tiên đã thiết lập.
    • Ưu tiên thứ tự các công việc để có năng suất cao nhất.
    • Thực hiện điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

Trình bày (Presenting)

Trình bày: Giao tiếp hiệu quả với nhóm.

    • Trình bày thông tin bằng cách làm rõ các khái niệm phức tạp.
    • Dự đoán tính xác thực, sự tự tin, niềm tin và niềm đam mê.
    • Thu hút trái tim và tâm trí của khán giả.
    • Giao tiếp theo những cách giúp khai sáng, giáo dục, thách thức và thuyết phục khán giả phải suy nghĩ, tin tưởng hoặc hành xử theo một cách cụ thể.

Làm việc nhóm (Teamwork)

Làm việc nhóm: Làm việc hiệu quả và năng suất với những người khác.

    • Đáp ứng thời hạn đã thỏa thuận cho các nhiệm vụ và cam kết của nhóm.
    • Hỗ trợ các quyết định của nhóm.
    • Cư xử bằng phong cách phù hợp với các giá trị và sứ mệnh của nhóm.
    • Cung cấp phản hồi mang tính xây dựng cho nhóm và các thành viên trong đó.

Quản lý thời gian và ưu tiên (Time and Priority Management)

Quản lý thời gian và ưu tiên: Có khả năng quản lý thời gian và các ưu tiên, duy trì sự tự chủ.

    • Ưu tiên các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu.
    • Tiếp tục làm việc hướng tới các mục tiêu mà không có sự giám sát trực tiếp (người học tự định hướng).

Giao tiếp bằng văn bản (Written Communication)

Giao tiếp bằng văn bản: Viết rõ ràng và truyền tải ý tưởng một cách hiệu quả.

    • Giải thích rõ ràng các khái niệm trừu tượng.
    • Trình bày ngắn gọn các quan điểm và lập luận.
    • Đạt được mục tiêu giao tiếp bằng cách sắp xếp thông tin theo trình tự hợp lý để dẫn người đọc đi đến kết luận một cách tự nhiên.
    • Điều chỉnh phong cách viết cho các đối tượng cụ thể nếu cần.

Đánh giá sự nắm bắt về Khái niệm các kỹ năng

Hoàn thành Bài kiểm tra trắc nghiệm này để xem lại các nội dung. Sử dụng danh sách kỹ năng ở bên phải để trả lời hai câu hỏi đầu tiên.

Những kỹ năng nào trong danh sách bên phải mà một học sinh/sinh viên cần nên tập trung vào?
(chọn 1 đáp án)

A. Sáng tạo / Đổi mới, Thuyết phục, Học hỏi liên tục

B. Lập kế hoạch / Tổ chức, Đàm phán, Quản lý Thời gian và Ưu tiên

C. Trách nhiệm cá nhân, Quản trị xung đột, Làm việc nhóm

D. Lãnh đạo, Tính linh hoạt, Thuyết trình

Đáp án

D. Lãnh đạo, Tính linh hoạt, Thuyết trình

Học sinh/sinh viên có thể tham gia hoạt động gì để phát triển các kỹ năng hàng đầu?
(chọn nhiều đáp án)

A. Cố vấn hoặc dạy học 

B. Đảm nhận vị trí lãnh đạo tại các hội nhóm trong trường

C. Viết ra các mục tiêu và lập kế hoạch để hoàn thành 

D. Tham gia hội nhóm viết lách

Đáp án

B. Đảm nhận vị trí lãnh đạo tại các hội nhóm trong trường

C. Viết ra các mục tiêu và lập kế hoạch để hoàn thành 

Kỹ năng nào có định nghĩa như sau: Giao tiếp hiệu quả, xây dựng mối quan hệ thân thiết với mọi người?
(Chọn 1 đáp án)

A. Ủng hộ mọi người

B. Kỹ năng tương tác con người

C. Học tập liên tục 

D. Giải quyết vấn đề bằng phân tích

Đáp án

B. Kỹ năng tương tác con người

Kỹ năng nào có định nghĩa sau: Làm việc hiệu quả và năng suất với người khác?
(chọn 1 đáp án)

A. Làm việc nhóm 

B. Quản trị xung đột 

C. Đồng cảm 

D. Quản lý Thời gian và Ưu tiên

Đáp án

A. Làm việc nhóm

Kỹ năng nào có định nghĩa sau: Chủ động học các khái niệm và phương pháp mới?
(chọn 1 đáp án)

A. Giao tiếp bằng văn bản 

B. Học tập liên tục 

C. Đàm phán 

D. Quản lý

Đáp án

B. Học tập liên tục

  1. Sáng tạo/đổi mới
  2. Khả năng lãnh đạo
  3. Tính linh hoạt
  4. Định hướng mục tiêu
  5. Trình bày
  6. Quản lý
  7. Quyết định
  8. Đồng cảm
  9. Tầm nhìn tương lai
  10. Kỹ năng tương tác con người
  11. Thuyết phục
  12. Khả năng ngoại giao / Tính ứng biến
  13. Chịu trách nhiệm cá nhân
  14. Quản trị xung đột
  15. Làm việc nhóm
  16. Giao tiếp bằng văn bản
  17. Giải quyết vấn đề bằng phân tích
  18. Cố vấn / Huấn luyện
  19. Tinh thần hỗ trợ, cầu tiến
  20. Học tập liên tục
  21. Lập kế hoạch / Tổ chức
  22. Đàm phán
  23. Quản lý Thời gian và Ưu tiên

Suy ngẫm về các kỹ năng 

Suy ngẫm về cách các kỹ năng của bạn thể hiện trong cuộc sống và viết hai câu nhận định bao quát.

Viết một nhận định bao quát cho ít nhất hai kỹ năng hàng đầu của bạn. Tập trung vào hai kỹ năng hàng đầu mà bạn muốn trở nên tốt hơn và cách bạn có thể lập kế hoạch hành động để thực hiện điều đó. Xem qua các câu hỏi bên dưới cho từng kỹ năng.

Bạn muốn thực hiện kỹ năng hàng đầu nào nhất? 

Tại sao bạn muốn trở nên tốt hơn ở kỹ năng này? Nó sẽ giúp bạn như thế nào ở trường hoặc trong cuộc sống?

Bạn sẽ sử dụng chiến lược nào để đạt được kỹ năng này tốt hơn? 

Viết ra một nhận định bao quát hoàn chỉnh bằng cách sử dụng định dạng sau: “Tôi dự định sẽ trở nên tốt hơn nữa ở [Kỹ năng] bằng [Bước hành động]”.

Ví dụ: 

  • Tôi dự định sẽ trở nên tốt hơn nữa ở kỹ năng Lãnh đạo bằng cách trở thành chủ tịch của một nhóm phản biện. 
  • Tôi có kế hoạch trở nên tốt hơn nữa trong việc Lập kế hoạch/Tổ chức bằng cách lên lịch hàng tuần cho tất cả các bài tập của tôi. 
  • Tôi dự định trở nên tốt hơn nữa trong công việc Cố vấn/Huấn luyện và Đồng cảm bằng cách tham gia Chương trình Cố vấn Đồng lứa của trường.

Người dịch: Vân Anh

Biên tập: Tâm Tình

Nguồn bài viết: https://www.indigoeducationcompany.com/basics-skills/

Photo by …