Lưu trữ KHÁM PHÁ BẢN THÂN – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/khamphabanthan/ Cứ đi để lối thành đường Sun, 07 Apr 2024 04:35:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 https://huongnghiepsongan.com/wp-content/uploads/2019/12/cropped-song-an-logo-32x32.jpg Lưu trữ KHÁM PHÁ BẢN THÂN – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/khamphabanthan/ 32 32 Ngã ba đường hiểu mình https://huongnghiepsongan.com/nga-ba-duong-hieu-minh/ Fri, 13 May 2022 10:09:49 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=12719 Nếu đôi khi thấy hoang mang vì không biết mình đang trải qua giai đoạn nào trong đời, đang đảm nhận vai trò chính và phụ nào, hay thậm chí là đang bị tác động bởi những yếu tố nào để đưa ra quyết định nghề nghiệp, thì có thể bạn đang đứng giữa “ngã [...]

Bài viết Ngã ba đường hiểu mình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Nếu đôi khi thấy hoang mang vì không biết mình đang trải qua giai đoạn nào trong đời, đang đảm nhận vai trò chính và phụ nào, hay thậm chí là đang bị tác động bởi những yếu tố nào để đưa ra quyết định nghề nghiệp, thì có thể bạn đang đứng giữa “ngã ba đường” của việc hiểu mình.

Bài viết này, Sông An sẽ cùng bạn giải đáp những ngã rẽ ấy, dựa trên Mô hình Phát triển nghề nghiệp theo các giai đoạn cuộc đời của TS. Donald Super.

Tôi đang ở đâu và làm gì giữa 5 giai đoạn – 6 vai trò của một đời người?

Những cuộc cãi vả đầu tiên với gia đình, lần đầu tiên biết rung động, hay bao lần đắn đo trước những cột mốc quan trọng giữa những năm 15 – 24 tuổi, theo Donald Super, chính là giai đoạn “Khám phá” trong cuộc sống. Đó cũng là một trong năm giai đoạn trong Mô hình cầu vồng cuộc sống – nghề nghiệp mà mỗi người sẽ trải qua. 

Rồi khi bạn đặt những bước chân đầu tiên trên hành trình nghề nghiệp, biết đắng cay ngọt bùi của việc mưu sinh, xây dựng mối quan hệ với bản thân và thế giới ngoài kia, hay tạo lập một mái ấm trước ngưỡng cửa 30. Lúc ấy, bạn đã bước vào giai đoạn “Thiết lập”. (Tham khảo ảnh mô hình bên dưới)

Nhưng điều hệ trọng là khi đã biết mình đang trôi về đâu giữa dòng đời, mỗi sáng thức dậy, ai cũng cần biết và có nhu cầu được hiểu mình là ai và đang đảm nhận trọng trách gì trong giai đoạn đó của bản thân. Bên dưới là 6 vai trò khác nhau trong cuộc sống mà nghiên cứu của Tiến sĩ Donald cùng cộng sự cho thấy mỗi người sẽ đảm nhận:

  • Con cái

  • Học sinh/ Sinh viên

  • Giải trí

  • Công dân

  • Người lao động

  • Nội trợ hay Cha/ Mẹ

 

Việc chọn mình là ai và biết mình đang ở đâu trong đời liệu có giúp tôi quyết định con đường phù hợp?

Một chàng trai 28 tuổi chọn về quê nhà chăm lo cho cha mẹ và bỏ hết cơ hội thăng tiến trong công việc ở Châu Âu. Một cô gái 24 tuổi chọn rời xa gia đình để phát triển và theo đuổi sự nghiệp ở một thành phố. Hay một cụ già hơn 50 tuổi chọn trông nhà giữ cửa, bồng bế cháu cho các con đi mưu sinh ở xa. Bạn có thể thấy rằng chàng trai trong vai trò một người con, cô gái với vai trò người lao động, hay lựa chọn làm cha/ mẹ của cụ già đều ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của họ trong từng giai đoạn của cuộc sống. 

Tuy nhiên, việc xác định được bạn đang ở giai đoạn nào và chọn ra một vai trò quan trọng nhất trong sáu vai trò sẽ giúp bạn có thể lên kế hoạch ngắn hạn lẫn dài hạn trong cuộc sống, dựa trên việc thấu hiểu sở thích, năng lực học tập, khả năng, cá tính, và giá trị nghề nghiệp.

Tư vấn hướng nghiệp có thể giúp tôi ở khía cạnh nào trên hành trình này?

  1. Người được tư vấn (thân chủ) luôn là trọng tâm của đội ngũ Sông An trên hành trình xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, với dịch vụ tư vấn 1-1 cùng chuyên gia/ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm.

  2. Mô hình cầu vồng cuộc sống – nghề nghiệp (Donald E. Supper) bên trên chính là một trong số những tài liệu hướng nghiệp dựa trên cơ sở khoa học và được Sông An cung cấp để giúp thân chủ có nền tảng đưa ra quyết định phù hợp.

  3. Bên cạnh tư vấn chuyên sâu, các bài trắc nghiệm giúp hiểu mình – hiểu nghề và kênh tài nguyên phong phú sẽ là công cụ đắc lực để người đi làm vững vàng trong lựa chọn nghề nghiệp.

Sông An rất vui nếu có thể giúp bạn hiểu thêm về hướng nghiệp và tìm ra được hướng đi trên hành trình phát triển nghề nghiệp ngay bên dưới.

Tìm hiểu ngay

Bài viết Ngã ba đường hiểu mình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Cây nghề nghiệp – Khám phá yếu tố “Giá trị nghề nghiệp” https://huongnghiepsongan.com/cay-nghe-nghiep-kham-pha-yeu-to-gia-tri-nghe-nghiep/ Wed, 16 Mar 2022 07:32:22 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=11766 “Vững vàng cùng con từ gốc rễ” là chuỗi các bài viết nhằm truyền đạt những kiến thức về hướng nghiệp sớm dành cho cha mẹ có con từ 3-12 tuổi. Thông qua lối kể chuyện dễ hiểu, Sông An mong rằng cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của hướng nghiệp sớm và bắt [...]

Bài viết Cây nghề nghiệp – Khám phá yếu tố “Giá trị nghề nghiệp” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Vững vàng cùng con từ gốc rễ” là chuỗi các bài viết nhằm truyền đạt những kiến thức về hướng nghiệp sớm dành cho cha mẹ có con từ 3-12 tuổi. Thông qua lối kể chuyện dễ hiểu, Sông An mong rằng cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của hướng nghiệp sớm và bắt đầu từ những hành động nhỏ từ việc đồng hành cùng con thấu hiểu sở thích, năng khiếu. Từ đó, con được trải nghiệm từ sớm và sáng suốt trong con đường chọn ngành nghề tương lai.

 

Trên hành trình nghề nghiệp, luôn có một kho báu mang tên “giá trị nghề nghiệp”

Trên hành trình phát triển nghề nghiệp của mỗi người, luôn có một kho báu mang tên “giá trị nghề nghiệp”. Đây được xem là những điều quý giá và vô cùng quan trọng mà ai cũng mong muốn đạt được. Nói cách khác, giá trị nghề nghiệp là nhu cầu cốt lõi của mỗi người khi tham gia hoạt động nghề nghiệp. Mỗi người đều theo đuổi một giá trị nghề nghiệp riêng, không ai giống ai.

 

“Bí mật của niềm vui trong công việc nằm ở cụm từ – sự xuất sắc. Thành thạo một công việc chính là tận hưởng nó”.

Giá trị nghề nghiệp là động lực rất lớn để một cá nhân trở nên xuất sắc trong công việc mình chọn. Khi sự nỗ lực được ghi nhận, nhân viên đó sẽ sẵn sàng cống hiến nhiều hơn cho công ty. Nếu không, người lao động sẽ rất dễ nản lòng, không có động lực để cố gắng. Lâu dần, công việc sẽ trở thành gánh nặng đè lên đôi vai của họ. 

Đây cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của một cá nhân với công việc họ đang làm. Một nghiên cứu từ Forbes cho thấy 66% nhân viên nói rằng họ sẽ nghỉ việc nếu không nhận được sự công nhận từ công ty. Thậm chí, với những người lao động trẻ tuổi thuộc nhóm Millennials và Gen Z, con số này đạt đến 76%.

 

Cùng con vững vàng trên hành trình đi tìm “kho báu”

Hiểu rõ bản thân là một trong những điều cốt lõi giúp con sớm tìm được giá trị nghề nghiệp của chính mình. Cha mẹ hãy đồng hành và hỗ trợ bằng cách cùng con vẽ nên bản đồ hướng nghiệp ngay từ 10 năm đầu đời.

Bên cạnh việc giúp con khám phá sở thích, năng lực học tập, khả năng và cá tính, cha mẹ hãy dành thời gian rò chuyện cùng con về những hình mẫu mà con ngưỡng mộ, sau đó quan sát con qua các hoạt động thường ngày xem con hành động nào bộc lộ phẩm chất tương đồng với người ấy hay không. Điều quan trọng là cần lắng nghe nhiều hơn, thay vì đưa ra đánh giá. Chẳng hạn như khi con chia sẻ rằng bản thân rất ngưỡng một một game thủ, youtuber hay rapper, cha mẹ hãy xoáy sâu vào lý do đằng sau và lắng nghe câu chuyện hơn là ngăn cản hoặc cố gây ảnh hưởng.

Cha mẹ cũng nên nghĩ về các giá trị cốt lõi của bản thân mà bạn muốn con kế thừa, bởi con trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cha mẹ của mình. Thông qua các hoạt động hàng ngày cùng con, hãy khéo lép lồng ghép những giá trị mình muốn con kế thừa vào, hoặc học từ con những giá trị mới mà mình chưa biết đến hay chưa nghĩ đến.

Đi tìm “kho báu” giá trị nghề nghiệp chắc chắn là một hành trình rất dài và không dễ dàng. Nhưng nếu hành trình ấy có sự đồng hành của cha mẹ, con chắc chắn sẽ tự tin và vững vàng hơn rất nhiều.

 

Tác giả: Phoenix Ho

Biên tập: Châu Giang

Nguồn:

“Bí mật của niềm vui trong công việc nằm ở cụm từ – sự xuất sắc. Thành thạo một công việc chính là tận hưởng nó”. – Câu nói của Tiểu thuyết gia người Mỹ Pearl S. Buck (1892 – 1973) 

Số liệu: https://www.forbes.com/sites/victorlipman/2017/04/15/66-of-employees-would-quit-if-they-feel-unappreciated/?sh=447e81b76897

https://hbr.org/2019/03/4-reasons-good-employees-lose-their-motivation

 

Hướng dẫn đăng ký bằng tiếng Việt: https://bit.ly/HuongdandangkyUdemy 

 

Bài viết Cây nghề nghiệp – Khám phá yếu tố “Giá trị nghề nghiệp” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Hiểu về động lực nghề nghiệp https://huongnghiepsongan.com/hieu-ve-dong-luc-nghe-nghiep/ Sat, 12 Feb 2022 19:20:28 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=10941 Công cụ Indigo (Indigo Assessment) – trích từ nghiên cứu về giá trị con người, động lực và động cơ của Tiến sĩ Eduard Spranger và Gordon Allport – được dùng để đo lường sáu (6) động lực. Các động lực này giải thích hành động của con người là hành vi chịu tác động [...]

Bài viết Hiểu về động lực nghề nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Công cụ Indigo (Indigo Assessment) – trích từ nghiên cứu về giá trị con người, động lực và động cơ của Tiến sĩ Eduard Spranger và Gordon Allport – được dùng để đo lường sáu (6) động lực. Các động lực này giải thích hành động của con người là hành vi chịu tác động và xuất phát từ mong muốn bên trong của họ. Ví dụ, từ động lực Duy mỹ chỉ ra một nhóm người có mong muốn về sự hài hòa và cái đẹp, trong khi động lực Lý thuyết mô tả những cá nhân có xu hướng học để lĩnh hội kiến ​​thức. Các động lực tương quan với lựa chọn nghề nghiệp, chuyên ngành học và các hoạt động giải trí cá nhân.

Công cụ Indigo đo lường sáu động lực sau: 

  • Duy mỹ (Aesthetic) – Mong muốn về hình thức, sự hài hòa, cân đối hoặc vẻ đẹp.
  • Cá nhân (Individualistic) – Mong muốn về sự độc lập, tầm nhìn, thứ hạng hoặc quyền lực.
  • Xã hội (Social) – Mong muốn giúp đỡ những người khác hoặc giải quyết các vấn đề của xã hội.
  • Lý thuyết (Theoretical) – Mong muốn học hỏi vì mục tiêu kiến ​​thức.
  • Truyền thống (Traditional) – Mong muốn sống theo một tập hợp các nguyên tắc, tiêu chuẩn hoặc đức tin.
  • Thực tiễn (Utilitarian) – Mong muốn đạt lợi ích sau khi đầu tư thời gian, công sức hoặc tiền bạc.

Điều gì thúc đẩy bạn? 

Danh sách động lực xếp hạng trình tự đam mê của bạn tương ứng với từng hạng mục, từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất, đứng thứ nhất là động lực có điểm cao nhất và thứ 6 là động lực có điểm thấp nhất. Điểm động lực của bạn cho mỗi yếu tố được thể hiện ở bên phải của mỗi thanh ngang.

Trước tiên, hãy nhìn vào bảng thứ hạng của mình (thứ hạng là thứ tự xuất hiện của các động lực). Cho dù điểm rất cao hay dao động quanh mức trung bình thì hai yếu tố cao nhất sẽ là quan trọng nhất. Khi nào động lực thứ ba cũng có điểm cao hơn mức trung bình thì mới cần phải chú ý thêm.

Hãy lưu ý khi điểm của bạn gần bằng 0 hoặc 10. Các vùng ‘cực’ này hé lộ động lực của bạn có thể nằm ngoài hướng thông thường và có thể dẫn đến hoặc là đam mê mãnh liệt hoặc sự xung đột dữ dội nếu bạn theo nó.

Điểm số càng cao hơn mức bình thường, bạn càng cảm thấy đam mê với động lực đó. Nếu bạn có điểm số thuộc mức đam mê, hãy tận dụng và khiến chúng nổi bật trong cuộc sống của bạn, nghĩ thêm về cách mà bạn có thể phát huy niềm đam mê này theo những hướng thiết thực.

Ngược lại, điểm số thấp tỉ lệ thuận với sự tiêu cực của bạn về động lực đó. Về bản chất, đây là một yếu tố làm giảm động lực. Điều gì khiến bạn “mất hứng” cũng cần được chú ý như những gì khiến bạn cảm thấy phấn khích. Nó có thể giải thích cho một số trường hợp về lý do tại sao một nhóm người không thích một số hoạt động nhất định nào đó, hoặc không thể hòa hợp với những người có yếu tố động lực trái ngược.

Người dịch:  Vân Anh

Biên tập:  Tâm Tình

Nguồn bài viết: https://indigoeducationcompany.com/2021/04/08/understanding-indigo-motivators/ 

Photo by Conner Ching on Unsplash 

TÔI NÊN LÀM GÌ TIẾP THEO?

Tự TÌM HIỂU

  • Đọc các bài viết về 6 động lực nghề nghiệp, tự xác định 2 động lực quan trọng nhất với bản thân, và liên hệ với hành trình phát triển sự nghiệp hiện tại của chính mình.

Có đồng hành

Bài viết Hiểu về động lực nghề nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Cây nghề nghiệp – Khám phá yếu tố “sở thích” của con? https://huongnghiepsongan.com/cay-nghe-nghiep-kham-pha-yeu-to-so-thich-cua-con/ Wed, 02 Feb 2022 18:42:03 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=10908 “Vững vàng cùng con từ gốc rễ” là chuỗi các bài viết nhằm truyền đạt những kiến thức về hướng nghiệp sớm dành cho cha mẹ có con từ 3-12 tuổi. Thông qua lối kể chuyện dễ hiểu, Sông An mong rằng cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của hướng nghiệp sớm và bắt [...]

Bài viết Cây nghề nghiệp – Khám phá yếu tố “sở thích” của con? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Vững vàng cùng con từ gốc rễ” là chuỗi các bài viết nhằm truyền đạt những kiến thức về hướng nghiệp sớm dành cho cha mẹ có con từ 3-12 tuổi. Thông qua lối kể chuyện dễ hiểu, Sông An mong rằng cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của hướng nghiệp sớm và bắt đầu từ những hành động nhỏ từ việc đồng hành cùng con thấu hiểu sở thích, năng khiếu. Từ đó, con được trải nghiệm từ sớm và sáng suốt trong con đường chọn ngành nghề tương lai.

Sở thích là khởi đầu của hành trình nghề nghiệp

Sự nghiệp bóng đá lẫy lừng của siêu sao người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo bắt nguồn từ sở thích đá bóng từ khi lên 8. Walt Disney, nhà sản xuất với chuỗi các phim hoạt hình nổi tiếng thế giới cũng đã bộc lộ niềm đa mê với hội hoạ từ những nét vẽ nguệch ngoạc về động vật và thiên nhiên từ khi còn rất nhỏ. 

Có thể thấy, sở thích chính là yếu tố dễ dàng nhất cho một đứa trẻ trên hành trình khám phá nghề nghiệp của cuộc đời mình. Sở thích vốn là những điều được bộc lộ vô cùng tự nhiên từ rất sớm ở trẻ, con có thể thích hát, thích vẽ, thích động vật hay đơn giản là thích trò chuyện và kết nối cùng mọi người xung quanh. Với sự quan sát và trợ giúp phù hợp từ bố mẹ, “sở thích” hoàn toàn có thể từ từ phát triển thành kỹ năng cho các con, thay vì chỉ dừng lại ở mức “sở thích cho vui”. 

Nếu xem hành trình nghề nghiệp của mỗi người là một chiếc phễu nhiều tầng, thì sở thích chính là tầng lọc phễu đầu tiên. 

Tham khảo mô hình từ sở thích đến thành tựu:

 

Cha mẹ chính là cầu nối quan trọng đưa con đi từ “sở thích” đến “thành tựu”

Theo mô hình ở trên, nếu được cha mẹ bắt đầu nuôi dưỡng và hỗ trợ phát triển sở thích ở độ tuổi càng sớm, thì thời gian con đi từ đến tầng phễu “thành tựu” càng nhanh. Cha mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu tìm hiểu sở thích của con qua những hành động thường ngày. 

Làm bạn để chơi cùng con và quan sát những đặc điểm con bộc lộ để xác định sở thích của con. Trên đường đến trường, cha mẹ có thể cùng con đếm xem gặp bao nhiêu cột đèn giao thông, thấy được bao nhiêu quán cà phê. Trước giờ đi ngủ, cha mẹ hãy trò chuyện cùng con về những việc đã xảy ra trong ngày. Khi có nhiều thời gian rảnh hơn, chẳng hạn dịp cuối tuần, cả gia đình có thể cùng nhau đi công viên, du lịch, hoặc thậm chí là chơi game điện tử cùng con để có thêm thời gian quan sát và tìm hiểu con.

Trong lúc trò chuyện cùng con, cha mẹ nên dùng ngôn ngữ trung dung để phản hồi cho con biết về sở thích của con, cho con quyền xác định con rất thích, không còn thích nữa, hay hoàn toàn không thích. Chẳng hạn như “Ba thấy con bỏ rất nhiều thời gian ngồi tô màu. Con thích tô màu phải không?” Hoặc, “Mẹ thấy con hay ôm trái bóng chơi một mình. Con thích đá bóng nhiều không?” Hãy lắng nghe câu trả lời của con và ghi nhận, thay vì bày tỏ quá nhiều về quan điểm cá nhân của cha mẹ. 

Mỗi hành trình đều cần sự khởi đầu, hãy sẵn sàng bắt đầu từ sớm

Hành trình nào cũng cần bắt đầu từ những bước đơn giản nhất. Hành trình nghề nghiệp dài một đời của con cũng có thể bắt đầu hình thành từ những sở thích từ lúc nhỏ. 10 năm đầu đời chính là thời gian vàng để bắt đầu hành trình hướng nghiệp mà cha mẹ không nên bỏ qua. 

Tác giả: Phoenix Ho

Biên tập: Châu Giang

 

Hướng dẫn đăng ký bằng tiếng Việt: https://bit.ly/HuongdandangkyUdemy 

 

Bài viết Cây nghề nghiệp – Khám phá yếu tố “sở thích” của con? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
DISC – 4 kiểu hành vi định hình con người bạn https://huongnghiepsongan.com/disc-4-kieu-hanh-vi/ Sun, 12 Sep 2021 09:51:58 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=8680 Giới thiệu về các kiểu hành vi Điểm số DISC có thể tác động lớn đến việc giúp bạn hiểu về những khía cạnh khác nhau trong cá tính cho dù bạn đã thực hiện công cụ Indigo hay chưa. DISC là viết tắt của Quyết đoán (Dominance), Ảnh hưởng (Influencing), Kiên định (Steadiness), và [...]

Bài viết DISC – 4 kiểu hành vi định hình con người bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Giới thiệu về các kiểu hành vi

Điểm số DISC có thể tác động lớn đến việc giúp bạn hiểu về những khía cạnh khác nhau trong cá tính cho dù bạn đã thực hiện công cụ Indigo hay chưa. DISC là viết tắt của Quyết đoán (Dominance), Ảnh hưởng (Influencing), Kiên định (Steadiness), và Tuân thủ (Compliance), bốn kiểu hành vi này tạo nên kết quả DISC cho một cá nhân.

DISC là gì?

Nền tảng của công cụ DISC hình thành qua tác phẩm Cảm xúc của Người bình thường (Emotions of Normal People) do Tiến sĩ William Moulton Marston soạn thảo vào năm 1928. Vào thế kỷ tiếp theo, những nhà khoa học hành vi và các nhà nghiên cứu đã tạo ra những công cụ khác nhau để đánh giá kiểu hành vi dựa trên mô hình của Tiến sĩ Marston. Indigo sử dụng mô hình DISC và dựa vào việc nghiên cứu qua nhiều thập kỷ để giúp bạn thấu hiểu chi tiết về hành vi của bản thân.

Những điểm số DISC của tôi ở đâu?

Biểu đồ DISC của bạn nằm trên cùng bên phải ở trang đầu tiên trong bản báo cáo Indigo. Một vài trang được bổ sung vào bản báo cáo giúp trình bày rõ hơn kết quả DISC của bạn. Điểm số của bạn sẽ hiển thị tương tự như thế này: 

Tôi có thể sử dụng kết quả DISC của mình như thế nào?

Mỗi lĩnh vực DISC của bạn nằm trong khoảng 0-100, và được biểu thị bởi một thanh màu, với các điểm số được liệt kê bên dưới mỗi thanh. Nếu bất kỳ điểm hành vi nào của bạn trên 50, điều đó có nghĩa là điểm số cao, trong khi thông thường điểm dưới 50 là thấp. Trong bài đánh giá DISC không có điểm nào tốt hoặc xấu. Điểm của bạn chỉ ra rằng các kiểu hành vi nào của bản thân vốn có một cách tự nhiên. Nếu bạn ở trong một môi trường đáng lẽ phù hợp với số điểm cao trong khi số điểm thực tế của bạn lại thấp, điều này sẽ khó khăn hơn trong việc bạn ứng phó, và kết quả bạn sẽ dần cảm thấy mệt mỏi.

Bạn có thể tham khảo các bài viết bên dưới để hiểu sâu hơn về từng hành vi trong DISC và cách ứng dụng vào phát triển bản thân và sự nghiệp.  

Nguồn bài viết: https://www.indigoeducationcompany.com/2021/03/25/understanding-indigo-disc-2/

 

 

Bài viết DISC – 4 kiểu hành vi định hình con người bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Công cụ tìm hiểu cá tính theo lý thuyết MBTI https://huongnghiepsongan.com/mbti/ Sun, 20 Sep 2020 09:18:49 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=5248 MBTI là một công cụ được sáng tạo với mục đích giúp người sử dụng hiểu hơn về bản thân qua bốn phạm trù sau: 1.  Chiều hướng chúng ta tập trung sự chú ý và nạp lại năng lượng. 2.  Cách thức chúng ta tiếp nhận thông tin và dạng thông tin mà chúng ta yêu [...]

Bài viết Công cụ tìm hiểu cá tính theo lý thuyết MBTI đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
MBTI là một công cụ được sáng tạo với mục đích giúp người sử dụng hiểu hơn về bản thân qua bốn phạm trù sau:

1.  Chiều hướng chúng ta tập trung sự chú ý và nạp lại năng lượng.

2.  Cách thức chúng ta tiếp nhận thông tin và dạng thông tin mà chúng ta yêu thích cùng tin cậy.

3.  Cách thức chúng ta đưa ra quyết định.

4.  Cách tiếp cận của chúng ta với thế giới bên ngoài.

MBTI là công cụ được dựa trên nền tảng lý thuyết của nhà tâm lý học Carl Jung. Hai người phụ nữ sáng tạo nên MBTI, Isabel Briggs Myers, và mẹ cô, Katharine Briggs, mong ước nhiều người biết đến và sử dụng công cụ này để sự mâu thuẫn giữa người và người ngày một ít đi.

Tải file làm trắc nghiệm cho bản thân tại đây.

Tải file làm trắc nghiệm để cha mẹ hiểu con hay thầy cô hiểu học trò hơn tại đây.

Xin lưu ý: Công cụ này mang tính tham khảo và không thay thế cho một quy trình tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp. Vì vậy, nếu có nhu cầu, anh chị hãy liên hệ bộ phận Tư vấn để được hỗ trợ.

Bài viết Công cụ tìm hiểu cá tính theo lý thuyết MBTI đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thang đo bền chí (Grit Scale) https://huongnghiepsongan.com/gritscale/ Sun, 20 Sep 2020 09:15:13 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=5254 Trong hai năm gần đây, tôi (Phoenix) thường nhận được rất nhiều lời than phiền từ phía cha mẹ về việc các con thiếu động lực, thiếu sự tự chủ, và thiếu cả tính bền bỉ trong học hành cũng như đời sống cá nhân. Gần đây, tôi được giới thiệu đến công trình nghiên [...]

Bài viết Thang đo bền chí (Grit Scale) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Trong hai năm gần đây, tôi (Phoenix) thường nhận được rất nhiều lời than phiền từ phía cha mẹ về việc các con thiếu động lực, thiếu sự tự chủ, và thiếu cả tính bền bỉ trong học hành cũng như đời sống cá nhân. Gần đây, tôi được giới thiệu đến công trình nghiên cứu về sự bền chí của chị Angela Duckworth và nghĩ rằng kết quả nghiên cứu của chị ấy phần nào giúp cho tôi và quý cha mẹ trả lời được những câu hỏi trên.

Điều tôi thích ở tác giả Duckworth là nghiên cứu chị ấy được xây dựng trên nền tảng của những nghiên cứu có giá trị khác. Bên cạnh đó, vì là người Mỹ gốc Á, những điều chị chia sẻ rất gần gũi với văn hóa Việt Nam. Khi đọc tài liệu của chị, tôi thấy có mình và những thân chủ của mình tại Việt Nam trong ấy. Do đó, tôi cùng đồng nghiệp tại Hướng nghiệp Sông An quyết định giới thiệu công cụ này đến cộng đồng người sử dụng tại Việt Nam.

Chúng tôi viết thư xin phép và chị Duckworth vui vẻ cho phép chúng tôi dịch và giới thiệu công cụ này đến bất cứ ai muốn sử dụng. Chân thành cảm ơn chị Angela Duckworth. Chúng tôi hy vọng các anh chị, các bạn, và các em tìm được sự hữu dụng trong công cụ này.

Làm trắc nghiệm

Bài viết Thang đo bền chí (Grit Scale) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Vì sao là Lý thuyết Holland? https://huongnghiepsongan.com/vi-sao-la-ly-thuyet-holland/ Wed, 15 Apr 2020 16:48:39 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=3885 Giới thiệu Bài viết này như một lời giải thích và đính chính rằng lý thuyết Holland không phải là lý thuyết duy nhất tôi dùng trong lúc hành nghề giáo dục và tư vấn phát triển nghề nghiệp, hay gọi theo kiểu nôm na là hướng nghiệp.  Rất nhiều anh chị trong và ngoài [...]

Bài viết Vì sao là Lý thuyết Holland? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Giới thiệu

Bài viết này như một lời giải thích và đính chính rằng lý thuyết Holland không phải là lý thuyết duy nhất tôi dùng trong lúc hành nghề giáo dục và tư vấn phát triển nghề nghiệp, hay gọi theo kiểu nôm na là hướng nghiệp. 

Rất nhiều anh chị trong và ngoài ngành giáo dục đã hỏi tôi, “Phoenix đã nghe đến lý thuyết con nhím chưa, lý thuyết Ikigai chưa?”, “Phoenix có nghĩ rằng lý thuyết Holland đã quá cũ và không phù hợp trong thời kỳ hiện đại?”, “Vì sao Phoenix không dùng những lý thuyết khác?”.

Hành trình phát triển của các nhóm lý thuyết

Có rất nhiều lý thuyết trong lịch sử hơn 100 năm của ngành phát triển nghề nghiệp trên thế giới. Nếu nhìn theo đường thời gian thì lý thuyết Holland, gọi theo cách dễ hiểu là “nhóm lý thuyết đặc tính cá nhân và đặc điểm nghề”, thuộc cụm lý thuyết đầu tiên xuất hiện vào những năm 1950-1970 tại Hoa Kỳ. Với nhóm lý thuyết này, nhà nghiên cứu tìm hiểu những đặc tính của một người và kết nối chúng với những đặc điểm nghề với mong muốn người sử dụng lý thuyết sẽ tìm ra ngành nghề phù hợp với bản thân. Nhóm này nhanh chóng được phát triển, lan rộng và ứng dụng khắp thế giới, đặc biệt trong các trắc nghiệm tìm hiểu sở thích và khả năng.

Theo thời gian, các nghiên cứu mới ra đời và giới chuyên môn thấy rằng chỉ tìm hiểu đặc tính cá nhân để ghép với đặc điểm nghề vẫn chưa đủ để giúp một cá nhân tìm ra ngành nghề phù hợp. Họ cho ra rất nhiều lý thuyết khác liên quan đến các giai đoạn phát triển của một đời người vào những năm 80, đến lý thuyết hành trình học tập từ xã hội và thay đổi trong hành trình ấy trong những năm 90 và gần đây nhất là nhóm lý thuyết hậu hiện đại xuất hiện từ đầu những năm 2000 tập trung vào “giá trị nghề nghiệp” và quan điểm “phát triển nghề nghiệp là hành trình dài bằng một đời người.”

Vì vậy, dù có nhiều lý thuyết hay khác trong lĩnh vực hướng nghiệp, tôi vẫn nghĩ rằng các chuyên viên hướng nghiệp nên dùng lý thuyết Holland trong bước đầu tiên khi họ làm việc với các bạn trẻ đang bối rối về quyết định chọn ngành, chọn trường. 

Bối cảnh tại Việt Nam

Trong hơn 10 năm hành nghề hướng nghiệp tại Việt Nam, bắt đầu trong môi trường đại học quốc tế, sau đó là cơ hội hợp tác trong vai trò cố vấn cho các dự án cấp Sở và Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, tôi có cơ hội làm việc với hàng ngàn các bạn trẻ từ cấp 2 đến cấp đại học, với cha mẹ và các thành viên gia đình khác của họ, với giáo viên và cấp quản lý. Nhờ tiếp cận công tác hướng nghiệp dưới các góc độ khác nhau, tôi nhận ra rằng để làm công tác hướng nghiệp tốt, chúng ta không thể xa rời xương sống của công tác phát triển nghề nghiệp, đó là giúp một người trả lời được 3 câu hỏi: “Tôi là ai?” (hiểu mình); “Tôi đang đi về đâu?” (hiểu ngành học hay hiểu nghề);  “Làm sao để tôi đến được nơi ấy?” (ra quyết định, lên kế hoạch và hành động). Tôi vẽ 3 câu hỏi này thành mô hình chìa khóa phát triển nghề nghiệp dưới đây để giúp cho các bạn trẻ dễ hiểu.

Lý thuyết Holland nên là bước đầu tiên

Theo mô hình chìa khóa, điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với một người (trẻ hay không còn trẻ nữa) là hiểu mình để trả lời câu hỏi “Tôi là ai?” hay “Em là ai?”. Hiểu được mình đúng đắn sẽ giúp một bạn trẻ quyết định chọn nghề dựa trên nền tảng khoa học thay vì chạy theo những kết quả hào nhoáng bên ngoài. Tôi diễn đạt nôm na là chọn nghề dựa trên rễ thay vì theo ngọn qua mô hình cây nghề nghiệp sau.

Trong hành trình hiểu mình đó, một người cần hiểu sở thích nghề nghiệp của mình, năng lực học tập, khả năng nghề nghiệp, cá tính và những giá trị nghề nghiệp quan trọng nhất đối với bản thân. 

  • Lý thuyết Holland giúp làm được điều đầu tiên và quan trọng nhất là bước đầu hiểu được mình có những sở thích và đặc tính nghề nghiệp gì. 
  • Về năng lực học tập, các bạn có thể dễ dàng nhìn nhận được với sự giúp đỡ của thầy cô giáo và bạn bè. 
  • Từ trải nghiệm thực tiễn, chiêm nghiệm liên tục và đón nhận góp ý từ người khác, các bạn sẽ hiểu được khả năng nghề nghiệp của mình. 
  • Hai nhánh rễ còn lại là cá tính và giá trị nghề nghiệp các bạn sẽ thấy rõ hơn khi chuẩn bị tham gia các chương trình thực tập và bắt đầu bước vào thị trường lao động. 

Riêng với các em học sinh cấp 3, để chọn một ngành học không sai, bước đầu các em chỉ cần tìm hiểu ba nhánh rễ bên trái gồm sở thích nghề nghiệp, năng lực học tập và khả năng nghề nghiệp. 

Tôi còn chọn lý thuyết Holland vì những lý do sau:

  • Khả năng áp dụng không biên giới: Lý thuyết này ra đời vào cuối thập niên 50, đã được nghiên cứu rộng và sâu, đã được sử dụng trên tất cả các Châu lục, là nền móng của rất nhiều trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp miễn phí cũng như có phí, đã được dùng tại Việt Nam từ đầu những năm 2000 và được đón nhận tốt tại Việt Nam.
  • Nối được vào bản đồ thế giới nghề nghiệp: Điều làm tôi thích hơn nữa là sau khi thầy Holland, tác giả của lý thuyết này, rời vị trí nghiên cứu của ông tại công ty ACT để về trường đại học John Hopkins công tác, người tiếp nối thầy Holland tại công ty ACT, ông Dale Prediger đã nghiên cứu thành công việc kết nối 6 nhóm đặc tính nghề Holland vào bản đồ thế giới nghề nghiệp. Điều này giúp cho những người hành nghề trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp có được một công cụ thực tiễn khi giúp thân chủ của mình tìm hiểu những ngành học hay nghề nghiệp có thể phù hợp với họ.
  • Tính nhân văn/vì cộng đồng: Cuối cùng, lý thuyết này miễn phí cho tất cả những ai muốn sử dụng nó. Trước ngày thầy Holland mất, ông chia sẻ với bạn bè mình niềm hãnh diện là lý thuyết của ông đã được sử dụng rộng rãi và miễn phí toàn thế giới, điều mà trước đây ông đã không nhận ra khi giận và thưa kiện công ty ACT vì đã sử dụng lý thuyết của ông mà không trả tiền bản quyền

Tương lai

Tôi viết dài dòng như vậy để chia sẻ lý do đằng sau quyết định chọn lý thuyết Holland làm lý thuyết đầu tiên trong công tác hướng nghiệp của Sông An. Nhưng đây sẽ không là lý thuyết cuối cùng hay duy nhất mà chúng tôi sử dụng. Kênh tài nguyên của Hướng nghiệp Sông An là dự án không vì lợi nhuận với nguồn lực có hạn nên chúng tôi bắt đầu với những lý thuyết nền tảng và mang tính phổ quát. Chúng tôi làm từng bước theo phương châm vững và chắc để mỗi sản phẩm trên kênh tài nguyên phục vụ người sử dụng tốt nhất. 

Theo thời gian, chúng tôi sẽ giới thiệu những lý thuyết khác, các mô hình khác, những trắc nghiệm và tài liệu khác mà qua thời gian trải nghiệm trong kinh nghiệm lâm sàng cũng như từ các nghiên cứu trên thế giới, chúng tôi nghĩ phù hợp với người Việt Nam trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp.

Phoenix Ho.

Tài liệu tham khảo
1) Holland, J. (1985). Making Vocational Choices: A Theory of Vocational Personalities and Work Environments. New Jersey: Prentice-Hall, Inc.
2) https://www.act.org/
3) Prediger, D., Swaney, K. (2004). Work Task Dimensions Underlying the World of Work: Research Results for Diverse Occupational Database. Journal of Career Assessment, 12(4), 440-459.
4) https://www.act.org/content/dam/act/unsecured/documents/interest_inventory.pdf
5) M. Maze, personal communication, June 2018

Bài viết Vì sao là Lý thuyết Holland? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Cây nghề nghiệp – Các câu hỏi gợi ý https://huongnghiepsongan.com/cay-nghe-nghiep/ https://huongnghiepsongan.com/cay-nghe-nghiep/#comments Mon, 15 Jul 2019 09:41:47 +0000 https://huongnghiep.honviet.com.vn/?p=1078 Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp là những yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành đạt trong nghề nghiệp của mỗi người. Vì vậy, nó được coi là “gốc rễ” của “cây nghề nghiệp” và buộc mỗi người phải có năng lực thấu [...]

Bài viết Cây nghề nghiệp – Các câu hỏi gợi ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp là những yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành đạt trong nghề nghiệp của mỗi người. Vì vậy, nó được coi là “gốc rễ” của “cây nghề nghiệp” và buộc mỗi người phải có năng lực thấu hiểu bản thân trước khi chọn nghề.

Khi một người chọn bất cứ một ngành, nghề nào dựa trên sở thích nghề nghiệp, khả năng thực có (bao gồm năng lực học tập), cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân mình thì họ sẽ có thể gặt hái được những “quả ngọt” trong nghề nghiệp, như cơ hội tìm kiếm việc làm cao, dễ dàng được tuyển dụng vào vị trí thích hợp, tìm được môi trường làm việc tốt, lương cao, được nhiều người tôn trọng, v.v.

Để giúp bạn khám phá thêm về sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân, Hướng nghiệp Sông An đem đến cho bạn những câu hỏi chiêm nghiệm bên dưới. Hy vọng những câu hỏi này có thể gợi mở cho bạn những góc nhìn thú vị về bản thân – vốn đã tiềm ẩn rất nhiều giá trị của bạn.

Bài viết Cây nghề nghiệp – Các câu hỏi gợi ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
https://huongnghiepsongan.com/cay-nghe-nghiep/feed/ 4