Lưu trữ Tư vấn hướng nghiệp – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/tu-van-huong-nghiep/ Cứ đi để lối thành đường Tue, 03 Dec 2024 08:10:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.2 https://huongnghiepsongan.com/wp-content/uploads/2019/12/cropped-song-an-logo-32x32.jpg Lưu trữ Tư vấn hướng nghiệp – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/tu-van-huong-nghiep/ 32 32 Tìm đường khi mới đi làm https://huongnghiepsongan.com/tim-duong-khi-moi-di-lam/ Sun, 03 Jul 2022 14:17:54 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=13340 Sau 2-3 năm đi làm, hẳn nhiều người đã nhiều lần trăn trở với câu hỏi “Đi hay ở?”. Ngã rẽ lựa chọn thường mở ra khi người đi làm có mâu thuẫn với sếp, tìm kiếm cơ hội thăng tiến/ tăng lương, hoặc bất kỳ một lý do gì khiến họ mất động lực [...]

Bài viết Tìm đường khi mới đi làm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Sau 2-3 năm đi làm, hẳn nhiều người đã nhiều lần trăn trở với câu hỏi “Đi hay ở?”. Ngã rẽ lựa chọn thường mở ra khi người đi làm có mâu thuẫn với sếp, tìm kiếm cơ hội thăng tiến/ tăng lương, hoặc bất kỳ một lý do gì khiến họ mất động lực để tiếp tục ở lại tổ chức đã từng gắn bó. 

Nhưng trước khi quyết chí “ra đi”, một trong những điều mà bạn có thể nhìn lại xem bản thân đã dành phần lớn thời gian làm việc để sử dụng những loại kỹ năng nào. Vì sao kỹ năng lại liên quan tới động lực làm việc ư? Sông An sẽ cùng bạn tìm đường đến lời giải với 03 loại kỹ năng trong Khái niệm “Kỹ năng tạo động lực” theo công cụ của Richard Knowdell bên dưới.

KỸ NĂNG LÀM TA MỆT

Kỹ năng làm ta mệt là những kỹ năng mà một cá nhân thành thạo nhưng không hề yêu thích. Ví dụ, bạn A tổ chức sự kiện tốt nhưng A không hề yêu thích sử dụng kỹ năng này. Kỹ năng tổ chức sự kiện là kỹ năng làm cho bạn A mệt. 

Qua đó, người đi làm chán ghét nghề nghiệp của họ khi phải dành phần lớn thời gian để sử dụng những kỹ năng làm họ mệt. Liệu đã có những cái tên kỹ năng hay loại công việc nào xuất hiện mà bạn tin rằng chúng đã góp phần thúc đẩy bạn trả lời câu hỏi “Đi hay ở?” 

KỸ NĂNG CÓ THỂ PHÁT TRIỂN

Kỹ năng có thể phát triển là những kỹ năng mà một cá nhân rất thích nhưng không/chưa giỏi vì cá nhân ấy chưa được học cũng như chưa được thử qua. Ví dụ, bạn A thích sáng tác nhạc nhưng chưa bao giờ có dịp học. Kỹ năng sáng tác nhạc là kỹ năng có thể phát triển của bạn A.

Theo thầy Knowdell, Người lao động nên tìm cơ hội học hỏi và thử nghiệm liên tục để biến những kỹ năng có thể phát triển thành những kỹ năng tạo động lực. Vậy khi nhìn lại, bạn có phát hiện một – hai kỹ năng nào mình rất thích nhưng chưa có cơ hội phát triển chứ? Hay liệu có vị trí nào trong công ty mà bạn có cơ hội phát triển những kỹ năng ấy chăng?

KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC

Kỹ năng tạo động lực là những kỹ năng mà một cá nhân vừa yêu thích vừa thành thạo khi sử dụng chúng. Ví dụ, bạn A thích vẽ và vẽ rất giỏi. Kỹ năng vẽ là kỹ năng tạo động lực của bạn A. Công cụ của Richard Knowdell cho rằng người lao động phát triển tốt trong nghề nghiệp của họ khi được sử dụng những kỹ năng tạo động lực trong nghề nghiệp ấy phần lớn thời gian. Lúc này, câu hỏi đặt ra có lẽ sẽ dễ cho bạn hơn, bởi bạn sẽ có thể tự hỏi và trả lời phần nào rằng công việc hiện tại đang yêu cầu bạn phải sử dụng kỹ năng nào nhiều nhất.

Nếu đó là kỹ năng làm bạn mệt, bạn hoàn toàn có thể dựa vào 2 loại kỹ năng còn lại để cân nhắc chuyển sang một vị trí mới trong công ty hoặc để phác thảo một bảng mô tả công việc mà bạn giỏi và yêu thích.

Nếu đó là kỹ năng có thể phát triển hay kỹ năng tạo động lực, có thể tính chất và yêu cầu công việc chưa phải là vấn đề lớn nhất để bạn phải loay hoay tìm đường sau 2-3 năm đi làm. Bạn sẽ có thể tham khảo các bài trắc nghiệm miễn phí để hiểu rõ nhu cầu nghề nghiệp như trắc nghiệm nhu cầu hướng nghiệp ngay bên dưới: https://tracnghiem.huongnghiepsongan.com/assess/tracnghiem/khokhannghenghiep

HƯỚNG NGHIỆP GIÚP BẠN TÌM ĐƯỜNG KHI ĐI LÀM VÌ:

  1. Người được tư vấn (thân chủ) luôn là trọng tâm của đội ngũ Sông An trên hành trình xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, với dịch vụ tư vấn 1-1 cùng chuyên gia/ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm.
  2. Khái niệm “Kỹ năng tạo động lực” bên trên chính là một trong số những tài liệu hướng nghiệp dựa trên cơ sở khoa học và được Sông An cung cấp để giúp thân chủ có nền tảng đưa ra quyết định phù hợp.
  3. Bên cạnh tư vấn chuyên sâu, các bài trắc nghiệm giúp hiểu mình – hiểu nghề và kênh tài nguyên phong phú sẽ là công cụ đắc lực để người đi làm vững vàng trong lựa chọn nghề nghiệp.

(*) Nguồn tài liệu: Trích một phần từ chương 3, sách Cẩm nang dành cho Chuyên viên Giáo dục và Tư vấn Hướng nghiệp, do Sông An xuất bản trong năm 2021

TÌM HIỂU NGAY!

Bài viết Tìm đường khi mới đi làm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Tìm đường khi mới ra trường https://huongnghiepsongan.com/tim-duong-khi-moi-ra-truong/ Tue, 14 Jun 2022 16:25:19 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=13092 Trong một đại dương nghề nghiệp và cơ hội sau khi tốt nghiệp, liệu các bạn trẻ nên bắt đầu làm cho start-up, công ty gia đình, hay một tập đoàn lớn?  Khi áp lực đồng trang lứa (peer pressure) đè nặng bởi mức lương, chức vụ, hay các mối quan hệ mà bạn bè [...]

Bài viết Tìm đường khi mới ra trường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Trong một đại dương nghề nghiệp và cơ hội sau khi tốt nghiệp, liệu các bạn trẻ nên bắt đầu làm cho start-up, công ty gia đình, hay một tập đoàn lớn? 

Khi áp lực đồng trang lứa (peer pressure) đè nặng bởi mức lương, chức vụ, hay các mối quan hệ mà bạn bè đang có, liệu người trẻ có nên nhắm mắt chọn đại một công việc?

Sông An sẽ cùng bạn tìm đường đến lời giải cho những vướng mắc trên, thông qua Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp (Phoenix Ho, 2011) và một nghiên cứu đáng báo động của Công ty tư vấn quản lý McKinsey (2013).

NGƯỜI MỚI RA TRƯỜNG DỄ LẠC ĐƯỜNG VÌ THIẾU ĐIỀU GÌ?

Có lẽ đa số chúng ta đã quá quen lời khuyên muôn thuở của cha mẹ rằng: “Cố gắng học lấy tấm bằng rồi kiếm một công việc ổn định nha con!”. Nhưng liệu 12 năm đèn sách và 04 năm Đại học đã giúp bạn tự tin vào khả năng, năng lực học tập, hay vững vàng với giá trị nghề nghiệp để bước chân vào thị trường lao động và kiếm một công việc ổn định chưa?

Dưới đây là bức tranh thực tế qua 2 số liệu đáng lo ngại từ bản báo cáo năm 2013 của công ty tư vấn quản lý McKinsey, “Education to Employment: Designing a system that works” (1) (Tạm dịch: Từ Đào tạo đến Tuyển dụng: Thiết kế một hệ thống hữu dụng):

  • 75 triệu người trẻ trên thế giới không có việc làm TRONG KHI các doanh nghiệp thiếu nhân lực đủ tiêu chuẩn cho các vị trí trong công ty
  • 70% các nhà đào tạo khẳng định là sinh viên sau khi ra trường thì đủ sức đi làm ngay trong khi ít hơn 50% sinh viên và doanh nghiệp đồng ý với điều này 

Cả hai con số cho chúng ta thấy một sự thật rằng NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ của đa số người trẻ sau khi ra trường đang chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Dù đã “lấy tấm bằng” theo lời khuyên của cha mẹ, nhưng dường như nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ bản thân và cũng chưa vững kỹ năng để có một công việc như kỳ vọng.

Đọc thêm về Ngã ba đường hiểu mình – hiểu ngành nghề tại cuối trang: https://huongnghiepsongan.com/tvhn/

GỐC RỄ VÀ CÂY TRÁI – HAI THƯỚC NGẮM MANG TÍNH NHÂN QUẢ 

Theo Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp (2), những mong đợi của các bạn trẻ khi mới ra trường như công ty nổi tiếng, lương cao, hay công việc được nhiều người tôn trọng, v.v. đang thuộc về phần “quả cây”. 

Nghĩa là các lựa chọn nghề nghiệp dựa trên mục tiêu thuộc phần quả cây đang có lợi ích ngắn hạn là thỏa mãn được các kỳ vọng nêu trên. Nhưng mặt trái khi thiếu những yếu tố gốc rễ là bạn sẽ dần cảm thấy mất động lực, dễ mâu thuẫn, hoặc nhanh từ bỏ vì công việc quá sức hay không phù hợp. 

Vì vậy, Sông An tin lựa chọn công việc từ gốc rễ dù có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được mức lương, vị trí hay công ty mong muốn, nhưng hành trình đó sẽ vững vàng hơn nhờ việc bạn chọn đích đến cho hành trình nghề nghiệp của mình dựa trên sự thấu hiểu chính mình cũng như thế giới nghề nghiệp. 

HƯỚNG NGHIỆP GIÚP BẠN TÌM ĐƯỜNG KHI MỚI RA TRƯỜNG VÌ:

  1. Người được tư vấn (thân chủ) luôn là trọng tâm của đội ngũ Sông An trên hành trình xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, với dịch vụ tư vấn 1-1 cùng chuyên gia/ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm.
  2. Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp bên trên chính là một trong số những tài liệu hướng nghiệp dựa trên cơ sở khoa học và được Sông An cung cấp để giúp thân chủ có nền tảng đưa ra quyết định phù hợp.
  3. Bên cạnh tư vấn chuyên sâu, các bài trắc nghiệm giúp hiểu mình – hiểu nghề và kênh tài nguyên phong phú sẽ là công cụ đắc lực để người đi làm vững vàng trong lựa chọn nghề nghiệp.

Sông An rất vui nếu có thể giúp bạn hiểu thêm về hướng nghiệp và tìm ra được hướng đi trên hành trình tìm đường khi mới ra trường ngay bên dưới.

(*) Nguồn tài liệu:

  1. Trích một phần từ chương 4, sách Cẩm nang dành cho Chuyên viên Giáo dục và Tư vấn Hướng nghiệp, do Sông An xuất bản trong năm 2021
  2. Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp (Tác giả: Phoenix Ho, 2011)
Tìm hiểu ngay!

Bài viết Tìm đường khi mới ra trường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Ngã ba đường hiểu nghề https://huongnghiepsongan.com/nga-ba-duong-hieu-nghe/ Thu, 02 Jun 2022 08:51:55 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=13025 Có bao giờ bạn thấy mình đã thấu hiểu bản thân nhưng vẫn thật khó để kiểm soát hay làm chủ được mọi sự kiện, yếu tố, hay con người trong sự nghiệp? Hay đó là cảm giác “chưa đủ” để đối diện với những biến cố bất ngờ trên hành trình phát triển nghề [...]

Bài viết Ngã ba đường hiểu nghề đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Có bao giờ bạn thấy mình đã thấu hiểu bản thân nhưng vẫn thật khó để kiểm soát hay làm chủ được mọi sự kiện, yếu tố, hay con người trong sự nghiệp? Hay đó là cảm giác “chưa đủ” để đối diện với những biến cố bất ngờ trên hành trình phát triển nghề nghiệp. Nếu bạn đã từng hay đang trải qua những băn khoăn đó, thì có thể bạn đang đứng giữa ngã ba đường hiểu nghề.

Bài viết này, Sông An sẽ cùng bạn giải đáp những ngã rẽ trên đường nghề đó, dựa trên Khung lý thuyết Hệ thống (Patton & McMahon) và Lý thuyết Hỗn loạn nghề nghiệp (Jim Bright & Robert Pryor).

03 hệ thống nào đang chi phối quyết định của tôi trong công việc và cuộc sống?

1. Hệ thống Cá nhân:  Đây là hệ thống gần nhất với bạn vì nó thuộc về thế giới nội tâm, cá tính, niềm tin, sở thích của mỗi người. Ngoài ra, hệ thống cá nhân cũng bao gồm các yếu tố như xu hướng tính dục, kiến thức về thế giới nghề nghiệp, v.v. Hãy nhìn lại để nhận ra rằng việc bạn là ai, có sở thích/ tính cách gì, hay hiểu về thế giới nghề nghiệp đến đâu sẽ tác động rất lớn đến quyết định của bạn trên đường nghề. 

2. Hệ thống Xã hội: Loài người đã không tồn tại đến ngày nay nếu sống cá nhân, bởi vậy nên suy nghĩ hay hành động của bạn còn bị tác động bởi gia đình, bạn bè, trường học, nơi làm việc, hay truyền thông. Tất cả những yếu tố đó bao bọc xung quanh bạn và tồn tại đồng thời với hệ thống cá nhân để hình thành nên cách bạn ứng xử hay đưa ra mọi quyết định. (Tham khảo ảnh bên dưới).

3. Hệ thống Môi trường – Xã hộiCàng lớn và càng vùng vẫy trong biển lớn ngoài kia, có lẽ bạn cũng nhận ra rằng mỗi người là một phần tử rất nhỏ của mộ hệ thống khổng lồ bao trùm lấy chúng ta bởi nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, qua từng giai đoạn hay xu hướng lịch sử, hay từng quyết định chính trị, hoặc từng bước chuyển mình của thị trường lao động, v.v. Các yếu tố đó tạo nên Hệ thống Môi trường – Xã hội cùng tồn tại với hai hệ thống nêu trên và cùng tác động đến mỗi chúng ta trong từng giai đoạn cuộc đời.

Đọc thêm về 5 vai trò và 6 giai đoạn của một đời người tai: ĐÂY

 

Tôi cần chuẩn bị gì trước thế giới hỗn loạn và không thể dự đoán trước?

Một nam sinh viên 24 tuổi vừa ra trường tin rằng mình có thể có ngay một công việc nhận lương 8 chữ số, nhưng đã phải mất 3 năm để hiểu được giá trị của năng lực và sự cống hiến tương xứng với mức lương kia.

Một nữ bác sĩ 30 tuổi quyết định trở thành mẹ độc thân sau hai năm đại d.ịch vì muốn toàn tâm toàn ý dành cả cuộc đời mình để sống với nghề và tự nuôi con. Và bạn, độc giả của Hướng nghiệp Sông An có thể là bất kỳ ai đã và đang tiến bước trên tiến trình sự nghiệp khó lường trước ấy.

Jim Bright & Robert Pryor trong Lý thuyết Hỗn loạn nghề nghiệp xem những sự thay đổi trên như một điều tất yếu, và người lao động phải luôn làm mới chính mình và học cách “gieo” những hạt mầm cơ hội xuyên suốt hành trình hỗn loạn trên. Cụ thể, người đi làm có thể trau dồi và hướng tới các phẩm chất/ năng lực sau:

  • Tinh thần cầu thị
  • Phẩm chất kiên trì
  • Khả năng linh hoạt
  • Tính lạc quan
  • Khả năng phản hồi

 

Tư vấn hướng nghiệp có thể giúp tôi ở khía cạnh nào trên hành trình này?

1. Dù thuộc độ tuổi nào, người được tư vấn (thân chủ) luôn là trọng tâm của đội ngũ Sông An trên hành trình xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, với dịch vụ tư vấn 1-1 cùng chuyên gia/ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm.

2. Khung lý thuyết Hệ thống (Patton & McMahon) và Lý thuyết Hỗn loạn nghề nghiệp (Jim Bright & Robert Pryor) bên trên chính là hai trong số những tài liệu hướng nghiệp dựa trên cơ sở khoa học và được Sông An cung cấp để giúp thân chủ có nền tảng đưa ra quyết định phù hợp.

3. Bên cạnh tư vấn chuyên sâu, các bài trắc nghiệm giúp hiểu mình – hiểu nghề và kênh tài nguyên phong phú sẽ là công cụ đắc lực để người đi làm vững vàng trong lựa chọn nghề nghiệp.

Sông An rất vui nếu có thể giúp bạn hiểu thêm về hướng nghiệp và tìm ra được hướng đi trên hành trình phát triển nghề nghiệp ngay dưới đây.

tìm hiểu ngay

Bài viết Ngã ba đường hiểu nghề đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Ngã ba đường hiểu ngành https://huongnghiepsongan.com/nga-ba-duong-hieu-nganh/ Thu, 19 May 2022 06:11:29 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=12832 Trên hành trình nghề nghiệp, nếu đôi khi vẫn thấy mông lung giữa sở thích nghề nghiệp và khả năng nghề nghiệp, chưa thấy sự liên quan giữa hai yếu tố trên với thế giới nghề nghiệp, hay đôi khi vẫn bối rối tìm câu trả lời trọn vẹn cho các câu hỏi “Tôi là [...]

Bài viết Ngã ba đường hiểu ngành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Trên hành trình nghề nghiệp, nếu đôi khi vẫn thấy mông lung giữa sở thích nghề nghiệp và khả năng nghề nghiệp, chưa thấy sự liên quan giữa hai yếu tố trên với thế giới nghề nghiệp, hay đôi khi vẫn bối rối tìm câu trả lời trọn vẹn cho các câu hỏi “Tôi là ai?”, “Tôi đang đi về đâu?”, thì có thể bạn đang đứng giữa ngã ba đường của việc hiểu ngành nghề. 

Bài viết này, Sông An sẽ cùng bạn giải đáp những ngã rẽ ấy, dựa trên Công cụ trắc nghiệm Holland của thầy John Holland Bản đồ thế giới nghề nghiệp của Dale Prediger và nhóm nghiên cứu tại công ty ACT.

Tôi là ai và thuộc về đâu giữa 4 nhiệm vụ công việc và 6 khối ngành trên Bản đồ thế giới nghề nghiệp?

Nếu quan sát bất kỳ anh chị em nào trong nhà hay những người bạn xung quanh, bạn sẽ thấy rằng mỗi người bị thu hút hay có sở thích với từng nhiệm vụ công việc rất khác nhau. Vậy hãy cùng khám phá xem bạn được sinh ra với niềm yêu thích nào trong 4 nhiệm vụ công việc dưới đây:

  • Bạn thích làm việc với Dữ liệu khi hứng thú với các công việc liên quan tới sự kiện, con số, tập hồ sơ, tài khoản, quy trình kinh doanh, v.v…
  • Bạn thích làm việc với Ý tưởng khi bị thu hút bởi các công việc mang tính trừu tượng, lý thuyết, kiến thức, nhận thức, v.v…
  • Bạn thích làm việc với Con người khi thích thú với các nhiệm vụ cần giúp đỡ, thông báo, phục vụ, thuyết phục, bán hàng, giải trí, tạo động lực, và chỉ đạo, v.v….
  • Bạn thích làm việc với Sự vật khi mê mẩn với các công việc xoay quanh máy móc, cơ chế, công cụ, động vật, thực vật, và vật liệu (thực phẩm, gỗ, kim loại,…).

Vậy là bạn đã biết thêm về 4 nhiệm vụ công việc, nhưng sau đó còn có 6 khối ngành, 26 nhóm ngành nghề,hơn 1500 công việc được sắp xếp trên bản đồ thế giới nghề nghiệp! Dù đã chọn đúng hay sai trước lựa chọn ngành học, bạn có chắc rằng mình đã hiểu rõ về ngành mà mình học và làm chứ? 

Đọc thêm về Trắc nghiệm Holland và các tài nguyên hướng nghiệp khác tại: https://huongnghiepsongan.com/kenh-tai-nguyen/

 

Việc biết rõ sở thích và năng lực nghề nghiệp liệu có giúp tôi quyết định con đường phù hợp?

Có cô gái 24 tuổi theo học ngành Môi trường tại Đại học A, giờ đang làm phát triển bền vững tại một công ty bia B, nhưng cũng có chàng trai học Y Dược 4-5 năm, giờ đang là hướng dẫn viên du lịch kiêm sở thích nghiên cứu về nghệ thuật truyền thống.

Có nhiều người đi làm ngoài kia cũng đã từng đứng trước ngã rẽ chọn ngành học, và một phần lớn trong số đó đã chọn ngành SAI, khi mà họ chưa rõ ràng về sở thích nghề nghiệp của mình (Kỹ thuật, Nghiên cứu, Nghệ thuật, Xã hội, Quản lý, hay Nghiệp vụ) và cũng chưa rõ năng lực nghề nghiệp.

Tuy nhiên, có cụm thành ngữ nổi tiếng là “Better late than never” (Tạm dịch: Thà muộn còn hơn không bao giờ). Bạn có thể đã chọn sai ngành, nhưng việc không ngừng quan sát và tìm hiểu về sở thích và năng lực sẽ giúp bạn sẵn sàng cho những sự thay đổi và các lựa chọn ngành nghề quan trọng sắp tới, trong một thế giới nghề nghiệp đầy biến động.

 

Tư vấn hướng nghiệp có thể giúp tôi ở khía cạnh nào trên hành trình này?

  1. Dù thuộc độ tuổi nào, người được tư vấn (thân chủ) luôn là trọng tâm của đội ngũ Sông An trên hành trình xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, với dịch vụ tư vấn 1-1 cùng chuyên gia/ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm.
  2. Công cụ trắc nghiệm Holland (John Holland) và Bản đồ thế giới nghề nghiệp (Dale Prediger và nhóm nghiên cứu tại công ty ACT) bên trên chính là hai trong số những tài liệu hướng nghiệp dựa trên cơ sở khoa học và được Sông An cung cấp để giúp thân chủ có nền tảng đưa ra quyết định phù hợp.
  3. Bên cạnh tư vấn chuyên sâu, các bài trắc nghiệm giúp hiểu mình – hiểu nghề và kênh tài nguyên phong phú sẽ là công cụ đắc lực để người đi làm vững vàng trong lựa chọn nghề nghiệp.

Sông An rất vui nếu có thể giúp bạn hiểu thêm về Hướng nghiệp và tìm ra được hướng đi trên hành trình phát triển nghề nghiệp ngay bên dưới.

tìm hiểu ngay

Bài viết Ngã ba đường hiểu ngành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Ngã ba đường hiểu mình https://huongnghiepsongan.com/nga-ba-duong-hieu-minh/ Fri, 13 May 2022 10:09:49 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=12719 Nếu đôi khi thấy hoang mang vì không biết mình đang trải qua giai đoạn nào trong đời, đang đảm nhận vai trò chính và phụ nào, hay thậm chí là đang bị tác động bởi những yếu tố nào để đưa ra quyết định nghề nghiệp, thì có thể bạn đang đứng giữa “ngã [...]

Bài viết Ngã ba đường hiểu mình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Nếu đôi khi thấy hoang mang vì không biết mình đang trải qua giai đoạn nào trong đời, đang đảm nhận vai trò chính và phụ nào, hay thậm chí là đang bị tác động bởi những yếu tố nào để đưa ra quyết định nghề nghiệp, thì có thể bạn đang đứng giữa “ngã ba đường” của việc hiểu mình.

Bài viết này, Sông An sẽ cùng bạn giải đáp những ngã rẽ ấy, dựa trên Mô hình Phát triển nghề nghiệp theo các giai đoạn cuộc đời của TS. Donald Super.

Tôi đang ở đâu và làm gì giữa 5 giai đoạn – 6 vai trò của một đời người?

Những cuộc cãi vả đầu tiên với gia đình, lần đầu tiên biết rung động, hay bao lần đắn đo trước những cột mốc quan trọng giữa những năm 15 – 24 tuổi, theo Donald Super, chính là giai đoạn “Khám phá” trong cuộc sống. Đó cũng là một trong năm giai đoạn trong Mô hình cầu vồng cuộc sống – nghề nghiệp mà mỗi người sẽ trải qua. 

Rồi khi bạn đặt những bước chân đầu tiên trên hành trình nghề nghiệp, biết đắng cay ngọt bùi của việc mưu sinh, xây dựng mối quan hệ với bản thân và thế giới ngoài kia, hay tạo lập một mái ấm trước ngưỡng cửa 30. Lúc ấy, bạn đã bước vào giai đoạn “Thiết lập”. (Tham khảo ảnh mô hình bên dưới)

Nhưng điều hệ trọng là khi đã biết mình đang trôi về đâu giữa dòng đời, mỗi sáng thức dậy, ai cũng cần biết và có nhu cầu được hiểu mình là ai và đang đảm nhận trọng trách gì trong giai đoạn đó của bản thân. Bên dưới là 6 vai trò khác nhau trong cuộc sống mà nghiên cứu của Tiến sĩ Donald cùng cộng sự cho thấy mỗi người sẽ đảm nhận:

  • Con cái

  • Học sinh/ Sinh viên

  • Giải trí

  • Công dân

  • Người lao động

  • Nội trợ hay Cha/ Mẹ

 

Việc chọn mình là ai và biết mình đang ở đâu trong đời liệu có giúp tôi quyết định con đường phù hợp?

Một chàng trai 28 tuổi chọn về quê nhà chăm lo cho cha mẹ và bỏ hết cơ hội thăng tiến trong công việc ở Châu Âu. Một cô gái 24 tuổi chọn rời xa gia đình để phát triển và theo đuổi sự nghiệp ở một thành phố. Hay một cụ già hơn 50 tuổi chọn trông nhà giữ cửa, bồng bế cháu cho các con đi mưu sinh ở xa. Bạn có thể thấy rằng chàng trai trong vai trò một người con, cô gái với vai trò người lao động, hay lựa chọn làm cha/ mẹ của cụ già đều ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của họ trong từng giai đoạn của cuộc sống. 

Tuy nhiên, việc xác định được bạn đang ở giai đoạn nào và chọn ra một vai trò quan trọng nhất trong sáu vai trò sẽ giúp bạn có thể lên kế hoạch ngắn hạn lẫn dài hạn trong cuộc sống, dựa trên việc thấu hiểu sở thích, năng lực học tập, khả năng, cá tính, và giá trị nghề nghiệp.

Tư vấn hướng nghiệp có thể giúp tôi ở khía cạnh nào trên hành trình này?

  1. Người được tư vấn (thân chủ) luôn là trọng tâm của đội ngũ Sông An trên hành trình xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, với dịch vụ tư vấn 1-1 cùng chuyên gia/ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm.

  2. Mô hình cầu vồng cuộc sống – nghề nghiệp (Donald E. Supper) bên trên chính là một trong số những tài liệu hướng nghiệp dựa trên cơ sở khoa học và được Sông An cung cấp để giúp thân chủ có nền tảng đưa ra quyết định phù hợp.

  3. Bên cạnh tư vấn chuyên sâu, các bài trắc nghiệm giúp hiểu mình – hiểu nghề và kênh tài nguyên phong phú sẽ là công cụ đắc lực để người đi làm vững vàng trong lựa chọn nghề nghiệp.

Sông An rất vui nếu có thể giúp bạn hiểu thêm về hướng nghiệp và tìm ra được hướng đi trên hành trình phát triển nghề nghiệp ngay bên dưới.

Tìm hiểu ngay

Bài viết Ngã ba đường hiểu mình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Hướng giải pháp dành cho học sinh, sinh viên https://huongnghiepsongan.com/huong-giai-phap-danh-cho-hoc-sinh-sinh-vien/ Sun, 17 Apr 2022 12:03:52 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=12264 Bài viết Hướng giải pháp dành cho học sinh, sinh viên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Giải pháp chung
  • Nếu là học sinh cấp 3, bạn có thể tham khảo bài viết Các bước chọn ngành chọn trường HOẶC đăng ký khóa học Tự hướng nghiệp.
  • Nếu là sinh viên, bạn có thể tham gia Khóa học 30 ngày tự hướng nghiệp miễn phí dành cho bạn trẻ 18-25 tuổi.
  • Nếu bạn có ý định du học, cẩm nang dành cho du học sinh sẽ rất hữu ích.

Tất cả tài liệu tự hướng nghiệp có tại đây.

Giải pháp cho từng khía cạnh

Vui lòng nhấn vào dấu tick màu xanh để xem chi tiết

CẦN TƯ VẤN THÊM?

Liên hệ bộ phận Tư vấn để trò chuyện sâu hơn về giải pháp

liên hệ ngay

Bài viết Hướng giải pháp dành cho học sinh, sinh viên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Trắc nghiệm nhu cầu hướng nghiệp https://huongnghiepsongan.com/nhucauhuongnghiep/ Wed, 16 Mar 2022 15:28:35 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=11382 Trắc nghiệm nhu cầu hướng nghiệp thường gặp được phát triển dựa trên các vấn đề mà thân chủ tại Việt Nam hay gặp phải và công cụ Career Problems Taxonomy do hai nhà nghiên cứu Campbell và Cellini đề xuất vào năm 1981. Công cụ sẽ giúp 2 nhóm đối tượng a) Học sinh [...]

Bài viết Trắc nghiệm nhu cầu hướng nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Trắc nghiệm nhu cầu hướng nghiệp thường gặp được phát triển dựa trên các vấn đề mà thân chủ tại Việt Nam hay gặp phải và công cụ Career Problems Taxonomy do hai nhà nghiên cứu Campbell và Cellini đề xuất vào năm 1981.

Công cụ sẽ giúp 2 nhóm đối tượng a) Học sinh sinh viên và b) Người đi làm khám phá nhu cầu hướng nghiệp trên các khía cạnh:

  1. Hiểu mình
  2. Thu thập thông tin
  3. Đưa ra lựa chọn
  4. Lập kế hoạch
  5. Thực hiện và thích ứng công việc (chỉ dành cho người đi làm)

Công cụ này mang tính tham khảo và không thay thế cho một quy trình tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp. Công cụ này không thể chẩn đoán các vấn đề của bạn, nhưng nó có thể giúp bạn thông báo cho bản thân về các vấn đề có thể xảy ra và sẽ cung cấp bài viết để giúp bạn tìm hiểu thêm, để tạo điều kiện thuận lợi giúp bạn đối thoại với chuyên gia.

Thực hiện trắc nghiệm tại: https://tracnghiem.huongnghiepsongan.com/

Quy định dành cho các tổ chức/đối tác trong việc sử dụng công cụ do Hướng nghiệp Sông An soạn thảo và phát hành 

Hướng Nghiệp Sông An đồng thuận cấp quyền sử dụng cho phép các đối tác (tổ chức) sử dụng tài sản trí tuệ với mục đích PHI THƯƠNG MẠI và KHÔNG PHÁI SINH tác phẩm qua Biên bản ghi nhớ (MOU). Khi giới thiệu bộ sản phẩm đến khách hàng, đối tác cam kết trích dẫn đầy đủ, rõ ràng, chính xác về các nội dung sản phẩm trí tuệ của Sông An, kèm lời xác nhận rằng “Công cụ hoàn toàn được chia sẻ hoàn toàn miễn phí bởi Sông An, nhằm hướng đến phục vụ đông đảo cộng đồng và không nhằm bất cứ mục tiêu lợi nhuận nào.” 

Điều này có nghĩa, chúng tôi không thu phí thuộc về quyền trí tuệ sản phẩm. Ngoài ra, mỗi 6 tháng, Sông An yêu cầu đối tác gửi dữ liệu người dùng khi sử dụng công cụ về phương án lựa chọn cho mỗi câu mô tả và các thông tin không định danh (như tuổi tác, giới tính, tỉnh thành cư ngụ, năm sinh) về cho Sông An để chúng tôi có thể sử dụng dữ liệu đó cho mục đích nâng cao chất lượng và điều chỉnh báo cáo chỉ số của công cụ.

Đăng ký Xin phép sử dụng tài sản trí tuệ: tại đây

Tham khảo chi tiết tại: https://huongnghiepsongan.com/ban-quyen/ (mục Quy định chung, và Quy định dành cho các tổ chức/đối tác)

Tham khảo

Campbell, R. E., & Cellini, J. V. (1981). A diagnostic taxonomy of adult career problems. Journal of Vocational Behavior19(2), 175-190.

Bài viết Trắc nghiệm nhu cầu hướng nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>