Lưu trữ Bán hàng – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/sales/ Cứ đi để lối thành đường Sat, 21 Sep 2024 02:31:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.2 https://huongnghiepsongan.com/wp-content/uploads/2019/12/cropped-song-an-logo-32x32.jpg Lưu trữ Bán hàng – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/sales/ 32 32 Nhân viên kinh doanh (sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ) https://huongnghiepsongan.com/nhan-vien-kinh-doanh-san-pham-bao-hiem-phi-nhan-tho/ Sat, 21 Sep 2024 02:31:11 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=24041 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 24 Giới tính: Nam Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 1.5 năm Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh Số giờ làm hằng tuần: 40 giờ/tuần Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty bảo [...]

Bài viết Nhân viên kinh doanh (sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 24
  • Giới tính: Nam
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 1.5 năm
  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh
  • Số giờ làm hằng tuần: 40 giờ/tuần
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty bảo hiểm phi nhân thọ (100 nhân viên)

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

Trách nhiệm chính:

  • Mang lại doanh thu cho công ty
  • Nghiên cứu thị trường để thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng
  • Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, đánh giá rủi ro và đề xuất thêm/bớt các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm
  • Theo dõi công nợ của khách hàng
  • Xử lý các yêu cầu của khách hàng (huỷ hợp đồng, yêu cầu bồi thường, v.v.)

Giá trị mang lại cho công ty:

  • Mang về doanh số
  • Mang về thông tin khách hàng cho công ty

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Công việc hiện tại do một người bạn giới thiệu. Ban đầu, mình không có ý định ứng tuyển nhưng sau đó lại muốn thử sức. Trong quá trình phỏng vấn, mình thấy công ty có thái độ làm việc chuyên nghiệp, kết hợp với việc tham khảo ý kiến của bạn bè nên mình quyết định lựa chọn công việc này.
  • Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quyết định chọn nghề. Bởi, có những lúc, mình muốn đổi sang học nghề khác để dễ kiếm việc hơn, nhưng lại sợ gia đình bị ảnh hưởng bởi định kiến xã hội nên mình vẫn tiếp tục làm công việc kinh doanh theo đúng chuyên ngành đã học.
  • Nếu được chọn lại, mình sẽ không thay đổi quyết định nghề nghiệp của mình.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

  • Xem lại ghi chú và kiểm tra công việc nào đã hoàn thành, công việc nào chưa hoàn thành
  • Theo dõi công nợ và nhắc khách hàng đóng phí nếu đã đến kỳ
  • Theo dõi các đơn đề nghị bảo hiểm, xem có cần hỗ trợ gì thêm không để xúc tiến hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng
  • Soạn hợp đồng, điều khoản trong hợp đồng (sales admin)
  • Tiếp nhận các cuộc gọi của khách hàng và giải quyết các yêu cầu (nếu có)
  • Ra ngoài gặp khách hàng

Ghi chú: Làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, chủ yếu trong giờ hành chính, có thể làm muộn hơn nếu có yêu cầu gặp khách hàng.

5. Anh/chị thích và không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Điều tôi thích nhất:

  • Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ thường mang tính chất bắt buộc nên có thể chia sẻ toàn bộ điều kiện, điều khoản cho khách hàng
  • Khi khách hàng gặp rủi ro, thì khi bồi thường được cho khách hàng – đó lại là niềm vui của mình
  • Thực hiện các công việc liên quan đến soạn thảo hợp đồng
  • Góp phần mang lại doanh số cho công ty lẫn thu nhập cá nhân của bản thân

Điều tôi không thích nhất:

  • Phải tranh luận với bộ phận xét duyệt bảo hiểm, dẫn đến những xung đột trong mối quan hệ với đồng nghiệp trong công ty

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Kiến thức

  • Kiến thức chung về các hoạt động của khách hàng cần mua bảo hiểm (ví dụ như tổ chức sự kiện, công trình thi công, tai nạn công nhân)
  • Kiến thức tổng quan về các sản phẩm bảo hiểm, các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng

Kỹ năng

  • Giao tiếp
  • Quyết đoán (với đề nghị/quyết định của mình)
  • Có chính kiến
  • Đàm phán và thuyết phục khách hàng/bộ phận phê duyệt bảo hiểm/sếp

Thái độ

  • Luôn học hỏi, cầu tiến
  • Giúp đỡ đồng nghiệp, khách hàng
  • Hoà đồng

Để thăng tiến, cần

  • Trau dồi kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán
  • Thái độ tận tâm, nhiệt huyết
  • Luôn học hỏi
  • Thi chứng chỉ về ngành bảo hiểm do Bộ Tài chính cấp

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Ngành bảo hiểm là ngành nhạy cảm – đó là hiểu lầm thường thấy. Khách hàng thường cho rằng, bảo hiểm luôn lấp liếm, gian dối (nghe đến bảo hiểm là cúp máy). Điều này đến từ thực trạng một số cá nhân trong ngành làm sai, dẫn đến cả ngành bảo hiểm bị “vơ đũa cả nắm”.

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Nếu em mới ra trường thì hơi khó để nuôi sống bản thân, vì em cần thời gian để thiết lập mối quan hệ, học hỏi kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thu hút khách hàng. Thị trường bảo hiểm rất cạnh tranh nên mỗi người phải tự tìm thị trường ngách cho riêng mình. Sau khi đã có tệp khách hàng thì thu nhập sẽ tốt hơn, em có thể nuôi sống bản thân và gia đình.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

  • Phải tâm huyết học hỏi sản phẩm, tận tâm với khách hàng
  • Đóng vai trò là chuyên gia để tư vấn cho khách hàng về những điều họ không hiểu, giúp khách hàng có được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ

10. [Dành cho anh/chị đã làm 2 công việc khác nhau trở lên] Vì sao anh/chị chuyển việc? 

  • Trước khi làm bảo hiểm, mình đã làm nhiều công việc khác nhau như: chăm sóc khách hàng kiêm lễ tân ở công ty cung cấp thiết bị y tế, bán hàng ở công ty tôn, mở quán nước cùng bạn hay nhân viên kinh doanh tại công ty chứng khoán. Mình có sự thay đổi công việc như hiện tại chủ yếu là do mối quan hệ với đồng nghiệp (mình muốn tìm môi trường đồng nghiệp gắn kết với nhau hơn).
  • So với trước đây, môi trường làm việc hiện tại đã chuyên nghiệp hơn, có sự hỗ trợ của sếp và công ty có đóng bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
  • Nhìn chung, những thay đổi giúp mình cứng rắn hơn, có chính kiến để không bị chèn ép hay dẫn dắt. Nhờ vậy, mình cũng chủ động hơn trong việc giúp đỡ đồng nghiệp và sếp.

11. [Dành cho anh/chị đã làm 2 công việc khác nhau trở lên] Anh/chị đã chuẩn bị như thế nào cho bước chuyển đổi công việc của mình (kiến thức, kỹ năng, quan hệ xã hội, tài chính,..)?

Những thử thách trong giai đoạn chuyển đổi công việc:

  • Mặc cảm so sánh với bạn bè (trong thời gian thất nghiệp)
  • Áp lực tài chính
  • Trong thời gian thất nghiệp, dễ chọn đại một công việc để có thu nhập, nhưng nếu không phù hợp thì lại phải đổi một công việc khác, dẫn đến mất thời gian

Để vượt qua các thử thách đó, mình đã:

  • Nhận được sự hỗ trợ từ gia đình
  • Tự rèn luyện ý chí của bản thân, thử thách với những công việc thường ngại làm. Điều này giúp mình chuẩn bị tốt hơn cho những khó khăn trong tương lại.

Bài viết Nhân viên kinh doanh (sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Chuyên viên tư vấn bảo hiểm https://huongnghiepsongan.com/chuyen-vien-tu-van-bao-hiem/ Fri, 09 Aug 2024 11:07:41 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=23030 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 42 Giới tính: Nữ Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 5 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: Song bằng Cử nhân ngành Ngân hàng và Đông phương học (chuyên ngành tiếng Nhật). Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ Chuyên viên tư vấn [...]

Bài viết Chuyên viên tư vấn bảo hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 42
  • Giới tính: Nữ
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 5 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Song bằng Cử nhân ngành Ngân hàng và Đông phương học (chuyên ngành tiếng Nhật).
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ Chuyên viên tư vấn bảo hiểm (do Bộ Tài chính cấp) và các chứng nhận đào tạo kỹ năng Giao tiếp, Bán hàng, Quản lý,…
  • Số giờ làm hằng tuần: Thời gian làm việc linh động, tối thiểu 4 giờ/ngày
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty 100% vốn nước ngoài

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

  • Tìm kiếm khách hàng mới
  • Tư vấn sản phẩm bảo hiểm
  • Chăm sóc khách hàng
  • Tuyển dụng và đào tạo thành viên mới cho đội nhóm

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Tôi bắt đầu công việc nhờ sự giới thiệu và tư vấn của đồng nghiệp. Tôi đưa ra lựa chọn này vì nhận thấy giá trị của bảo hiểm mang lại cho khách hàng, đó là những quyền lợi thực sự cụ thể và thiết thực. Bởi, bản thân tôi cũng đã có trải nghiệm thực tế khi sử dụng sản phẩm bảo hiểm để bảo vệ rủi ro cho gia đình và người thân. Ngoài ra, gia đình cũng là một yếu tố tác động đến quyết định nghề nghiệp của tôi. Thời điểm đó, tôi đang nuôi hai con nhỏ và gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc hành chính và thời gian chăm sóc gia đình. Vì vậy, công việc tư vấn bảo hiểm sẽ cho tôi sự linh hoạt nhất định, tôi có thể tự sắp xếp thời gian để phù hợp với các vai trò của mình. Đặc biệt, công việc này không kén chọn độ tuổi để bắt đầu và kết thúc sự nghiệp. Vì vậy, tôi có thể tận dụng mạng lưới sẵn có, kết hợp với việc xây dựng các mối quan hệ mới từ sự giới thiệu của người thân, bạn bè và đồng nghiệp,… để có được hướng đi lâu dài trong nghề.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

Công việc của một chuyên viên tư vấn bảo hiểm cho phép sự tự chủ và linh hoạt, thế nên tôi tự sắp xếp lịch làm việc của mình như sau:

Tối Chủ nhật: Lên kế hoạch làm việc cho tuần tới (Weekly Plan)

Các ngày trong tuần:

  • Buổi sáng: Đưa đón hai con đi học, làm việc nhà, nấu ăn và các việc cá nhân khác
  • Buổi chiều: Gặp khách hàng theo lịch hẹn (ít nhất 1 khách/ngày, tối đa 4 khách/ngày) để tư vấn, giải đáp thắc mắc, xử lý hồ sơ và làm hợp đồng cho khách
  • Một tuần/lần: đến công ty họp đội/nhóm, báo cáo tiến độ công việc với nhóm trưởng hoặc quản lý
  • Tham gia các khóa học kỹ năng (bắt buộc và tự chọn) theo lịch của công ty

5. Anh/chị thích và không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Thích nhất:

  • Sự tự chủ và linh hoạt về thời gian làm việc, đòi hỏi rèn luyện tính kỷ luật cao
  • Sự nâng đỡ và hỗ trợ của đồng đội
  • Nếu nỗ lực làm việc và có kết quả tốt thì sẽ có thu nhập xứng đáng (không giới hạn mức hoa hồng)

Không thích nhất:

Không hẳn là không thích, nhưng gần đây tôi bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý lo sợ và thiếu thiện cảm của khách hàng, điều này bắt nguồn từ một số trường hợp hành nghề sai quy định của một số tổ chức và cá nhân.

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Để làm và hoàn thành tốt công việc này, các em cần có tinh thần tích cực, chăm chỉ làm việc, sự kiên trì, không bỏ cuộc và không ngừng học hỏi các kiến thức, kỹ năng. Đặc biệt, phải có sự trung thực và tận tâm khi tư vấn cho khách hàng, bởi lẽ chỉ khi khách hàng hài lòng thì họ mới sẵn lòng giới thiệu khách hàng mới cho mình.
  • Để được thăng tiến trong công việc, em cần trau dồi kỹ năng lãnh đạo, xây dựng đội nhóm, tuyển dụng và đào tạo thành viên đội nhóm, đồng thời hỗ trợ họ cùng phát triển.

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  • Bảo hiểm là lừa đảo, không chịu bồi thường khi khách hàng gặp sự cố
  • Bảo hiểm là một kênh gửi tiết kiệm như ngân hàng
  • Khi khách hàng muốn rút tiền hoặc ngừng hợp đồng thì sẽ có nhiều ràng buộc
  • Ai cũng có thể bán bảo hiểm

Có nhiều lý do dẫn đến những hiểu lầm trên, có thể kể đến một vài nguyên nhân như: do nhân viên tư vấn bảo hiểm không thực hành đạo đức nghề nghiệp khi tư vấn/bán sản phẩm không phù hợp với đối tượng; khách hàng không được tư vấn đầy đủ nên không thực sự hiểu các yêu cầu và những điểm hạn chế của sản phẩm; ảnh hưởng của truyền thông và mạng xã hội.

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Hầu hết chuyên viên tư vấn bảo hiểm không có lương cơ bản/lương cố định mà hưởng thu nhập dựa vào hoa hồng từ các hợp đồng bảo hiểm. Cho nên, tùy thuộc vào kết quả tư vấn và ký hợp đồng mà các chuyên viên tư vấn bảo hiểm có mức thu nhập khác nhau. 1-2 tháng đầu tiên em chưa ký được hợp đồng nào là chuyện bình thường. Vì vậy, trong thời gian mới vào nghề, em cần kiên nhẫn, kiên trì học hỏi và làm việc thật chăm chỉ. Em cần thời gian để xây dựng mối quan hệ và tạo dựng niềm tin với khách hàng. Một khi em có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, em sẽ có mạng lưới khách hàng tiềm năng, điều đó đồng nghĩa với việc mức thu nhập của em cũng sẽ tăng lên.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Nếu em muốn theo nghề này, lời khuyên của chị dành cho em là: tích cực, kiên trì, làm việc chăm chỉ, không ngừng học hỏi, thực hành đạo đức nghề nghiệp. Có như vậy em mới tạo kết quả tốt và có thu nhập thường xuyên, ổn định. Về lâu dài, công việc này sẽ cho em cơ hội học hỏi rất nhiều về các kỹ năng phát triển bản thân và kỹ năng lãnh đạo.

10. [Dành cho anh/chị đã làm 2 công việc khác nhau trở lên] Vì sao anh/chị chuyển việc?

  • Công việc này cho tôi sự linh động về thời gian để tôi chủ động sắp xếp, vừa có thể làm việc kiếm thêm thu nhập, vừa có thể chăm sóc gia đình
  • Có thu nhập tốt hơn so với công việc cũ có mức lương tháng cố định
  • Những nỗ lực/kết quả mà mình bỏ ra sẽ được nhận thưởng xứng đáng, không giới hạn mức hoa hồng
  • Tinh thần sống lạc quan, thể chất khỏe mạnh do có thể cân bằng cuộc sống

11. [Dành cho anh/chị đã làm 2 công việc khác nhau trở lên] Anh/chị đã chuẩn bị như thế nào cho bước chuyển đổi công việc của mình (kiến thức, kỹ năng, quan hệ xã hội, tài chính,..)?

Tôi gặp các thử thách khi mới chuyển đổi công việc như:

  • Bị khách hàng từ chối
  • Chưa chốt được hợp đồng ngay
  • Gặp những định kiến, hiểu lầm về nghề

Cách tôi vượt qua:

  • Luôn lên kế hoạch làm việc sẵn sàng, kỹ càng, tỉ mỉ
  • Duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng bằng cách kết nối thường xuyên với bạn bè, đồng nghiệp, các khách hàng cũ và chủ động đề nghị sự giới thiệu của họ đến các khách hàng tiềm năng mới
  • Thường xuyên viết bài chia sẻ trên Facebook về những lợi ích và giá trị bảo vệ mà bảo hiểm mang lại
  • Kiên trì, không bỏ cuộc khi gặp khó khăn hoặc thất bại
  • Luôn chăm sóc khách hàng tốt sau khi bán bảo hiểm và nhiệt tình tư vấn khi khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề gì cần hỗ trợ

Bài viết Chuyên viên tư vấn bảo hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Chuyên viên tư vấn tài chính bảo hiểm kênh Ngân hàng https://huongnghiepsongan.com/chuyen-vien-tu-van-tai-chinh-bao-hiem-kenh-ngan-hang/ Wed, 29 Nov 2023 14:18:06 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=20391 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 28 Giới tính: Nam Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 7 Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại học – Khoa Quan hệ Quốc tế Số giờ làm hằng tuần: 40 Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Ngân hàng nước ngoài [...]

Bài viết Chuyên viên tư vấn tài chính bảo hiểm kênh Ngân hàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 28
  • Giới tính: Nam
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 7
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại học – Khoa Quan hệ Quốc tế
  • Số giờ làm hằng tuần: 40
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Ngân hàng nước ngoài – 200 nhân sự

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

Trách nhiệm chính của mình là tìm kiếm khách hàng cá nhân để bán các sản phẩm của ngân hàng, bao gồm tiền gửi, bảo hiểm và đầu tư.

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Lúc đầu mình không nghĩ sẽ vào ngành này vì học Quan hệ quốc tế nhưng vì có cơ hội và người dẫn dắt tốt nên thử vào nghề bancassurance (Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng). Sau khi tốt nghiệp đại học, mình mới qua làm Quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng như bây giờ. 

Thời gian trước, người nhà và bạn bè biết mình muốn vào ngành banca (Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) thì không tin tưởng vì ngành liên quan bảo hiểm, dù là khách hàng từ ngân hàng. Bản thân mình tự quyết định sau khi suy nghĩ kỹ vì thấy ngành mới này có thể mở rộng làm cho công ty bảo hiểm hay ngân hàng đều được. Đến giờ, mình cảm thấy không hối hận quyết định này.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

8:00 AM – 9:00 AM
  • Kiểm tra email và hệ thống thông tin khách hàng để cập nhật thông tin mới
  • Chuẩn bị danh sách khách hàng cần liên hệ trong ngày
  • Xem qua lịch làm việc, đảm bảo không có thay đổi đột ngột nào
9:00 AM – 10:00 AM
  • Gọi điện hoặc gửi email tới các khách hàng hiện có để thảo luận về sản phẩm bảo hiểm
  • Trả lời các câu hỏi của khách hàng liên quan đến thông tin chi tiết về sản phẩm và giải đáp các vấn đề liên quan
10:00 AM – 11:00 AM
  • Tiếp tục gọi điện hoặc gửi email tới các khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm bảo hiểm và lên lịch hẹn trực tiếp
  • Kiểm tra lại thông tin về các cuộc họp đã lên lịch và chuẩn bị tài liệu cần thiết
1:00 PM – 2:30 PM
  • Tiếp tục cuộc gọi điện hoặc gửi email, tập trung vào việc thuyết phục khách hàng về lợi ích của sản phẩm bảo hiểm
  • Xử lý các yêu cầu thay đổi thông tin hoặc tư vấn về sản phẩm từ khách hàng hiện có
2:30 PM – 3:30 PM
  • Chuẩn bị cho cuộc họp cá nhân hoặc cuộc thảo luận trực tuyến với một khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm
  • Lập kế hoạch cho các bài thuyết trình hoặc tài liệu trình bày sản phẩm
3:30 PM – 4:30 PM
  • Tiếp tục cuộc họp cá nhân hoặc cuộc thảo luận trực tuyến với khách hàng. 
  • Ghi chép chi tiết cuộc họp và cập nhật thông tin trong hệ thống của ngân hàng.
4:30 PM – 5:00 PM
  • Tổng kết ngày làm việc, kiểm tra lại danh sách công việc đã hoàn thành và danh sách khách hàng cần liên hệ vào ngày tiếp theo
  • Gửi email cảm ơn khách hàng đã gặp trong ngày và xác nhận lại các hành động tiếp theo
Ghi chú Làm việc chính 5 ngày trong tuần nhưng nếu có khách hàng yêu cầu thì cuối tuần vẫn đi làm. 

5. Anh/chị thích và không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

  • Điều thích nhất là được mở rộng mối quan hệ và biết được nhiều người đa ngành nghề. 
  • Điều không thích nhất là tính cạnh tranh cao, thỉnh thoảng bị giật khách hàng một cách bất công, và áp lực doanh số liên tục.

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Điều quan trọng nhất là thái độ. Nếu bạn có thái độ tốt thì sếp trực tiếp tin tưởng, khách hàng cũng cảm nhận được ngay về sự chuyên tâm của bạn vào công việc. 
  • Kỹ năng cần thiết bao gồm kỹ năng máy tính văn phòng và tiếng anh vì có nhiều khách nước ngoài. 
  • Kiến thức thì khi chúng ta vào làm trực tiếp sẽ được đào tạo chuyên sâu chứ không có kho tài liệu sẵn.

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Khi nghe tới dân bảo hiểm thì nhiều người không có cảm tình nhưng nghề này thật sự cao quý. Nếu bạn làm một cách đúng đắn và chuyên nghiệp, bạn sẽ giúp các gia đình quản trị rủi ro về sức khỏe và chi phí của họ. Đó là niềm tự hào về nghề.

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Mình ở nhà trọ 1.5 triệu/tháng nên lương trong năm đầu mới ra trường dù không phải quá nhiều nhưng mình vẫn có khả năng chi trả mọi thứ. Các bạn có thể tham khảo lương cứng và lương thưởng ở các ngân hàng và công ty bảo hiểm.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Đọc và học về cách giao tiếp xã hội trước từ khi còn đang là sinh viên, rèn luyện kỹ năng giao tiếp song ngữ và logic. Khi phân tích nghề liên quan bảo hiểm, bạn cần hiểu là nó có thể dẫn dắt bạn tới rất nhiều ngành nghề thương mại khác.

Bài viết Chuyên viên tư vấn tài chính bảo hiểm kênh Ngân hàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Nhân viên Kinh doanh lĩnh vực Logistics https://huongnghiepsongan.com/nhan-vien-kinh-doanh-linh-vuc-logistics/ Mon, 04 Sep 2023 14:30:27 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=19521 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 26 tuổi  Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 3 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân (Keuka College) chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế  Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Không  Số giờ làm hằng tuần: 8 tiếng/ ngày, 5 ngày/ tuần = [...]

Bài viết Nhân viên Kinh doanh lĩnh vực Logistics đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 26 tuổi 
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 3 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân (Keuka College) chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế 
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Không 
  • Số giờ làm hằng tuần: 8 tiếng/ ngày, 5 ngày/ tuần = 40 giờ/ tuần 
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): 12 người, Công ty TNHH

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

a. Trách nhiệm chính: đem về lợi nhuận của công ty thông qua việc thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển của công ty. Đồng thời, giữ mối quan hệ với khách hàng để duy trì lợi nhuận. Ngoài ra, còn đem lại giá trị lợi nhuận cho các nhà thầu phụ như hãng xe tải, các đại lý hải quan, hãng tàu, v.v và sự thuận tiện, an tâm, chi  phí tiết kiệm, cùng những cam kết như thời gian giao hàng, chất lượng hàng ,v.v cho các khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển 

b. Công việc chi tiết bao gồm:

  • Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ nước A sang nước B, cung cấp các thông tin liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa quốc tế như cước vận chuyển, thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng hàng hóa, v.v bằng các hình thức như gọi điện thoại, gửi emails (thư điện tử), hoặc trực tiếp gặp mặt khách hàng.
  • Xác định nhu cầu vận chuyển của khách hàng bằng các câu hỏi mặt hàng cần vận chuyển là gì, tuyến hàng là từ đâu đến đâu, phương thức vận chuyển là đường hàng không hay đường biển, thỏa thuận các điều kiện giao hàng, làm việc với các nhà thầu phụ như hãng xe tải, các đại lý hải quan, hãng tàu, v.v để tìm ra phương án vận chuyển và tiến độ thanh toán phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng.
  • Gửi phương án vận chuyển đến khách hàng, theo dõi và tiếp thu các phản hồi từ khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển do công ty mình cung cấp bằng kiến thức chuyên môn, thái độ hỗ trợ và phục vụ
  • Sau khi khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ phải thường xuyên theo dõi tiến độ vận chuyển lô hàng và thông tin kịp thời đến khách hàng khi có vấn đề phát sinh, hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển, phối hợp với các bộ phận khác của công ty để thục hiện lô hàng, thu hồi công nợ.

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Khi vừa mới tốt nghiệp đại học, tôi tham gia một ngày hội việc làm và được phỏng vấn thử với một giám đốc kinh doanh X của một tập đoàn Logistics. Lúc đó, tôi ấn tượng bởi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, khả năng đặt câu hỏi, … Từ đó, tôi tò mò về những con người làm việc trong lĩnh vực Logistics, đặc biệt là ở vị trí Sales (bán hàng). Sau quá trình tìm hiểu, tôi quyết định đi học 1 khóa học nghiệp vụ 3 tháng về Logistics. Trùng hợp, giai đoạn này, giám đốc kinh doanh X đang tìm kiếm nhân sự cho vị trí Nhân viên Kinh doanh. Vì vậy, tôi đã quyết định ứng tuyển. 
  • Tôi quan tâm đến việc “mình sẽ trở thành người như thế nào”, và tôi thấy những người làm ở vị trí Kinh doanh của lĩnh vực Logistics có những đặc điểm của một người “tôi muốn trở thành” nên tôi quyết định theo ngành này. Xuyên suốt quá trình làm việc, tôi thấy tính chất công việc và sản phẩm phù hợp, và bản thân tôi cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, nên tôi quyết định theo đuổi lâu dài.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

08:00 – 9:00 Họp với các bên có liên quan (các phòng ban) và cấp trên 
9:00-12:30 Gọi điện thoại và chăm sóc các đơn hàng đang có
13:30-15:30 Gọi điện thoại, gửi email, gặp đối tác/khách hàng 
15:30-16:30 Làm việc với các nhà thầu/đơn vị cung cấp để tìm kiếm chi phí tốt nhất 
16:30-17:30 Làm báo giá gửi đến khách hàng và/hoăc xử lý các việc phát sinh do các lô hàng vận chuyển
Lưu ý  Công việc này có thể phải làm việc vào ban đêm nhất là với những cá nhân làm việc với các bên cung cấp dịch vụ ở các nước như Mỹ, Canada, và Châu Âu.

5. Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Thích:

  • Được làm việc môi trường đa quốc gia và chuyên nghiệp
  • Sử dụng tiếng Anh 
  • Cơ hội thăng tiến tốt khi có giá trị 

Không thích: Cảm xúc bị khách hàng từ chối khi thuyết phục

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Để hoàn thành tốt công việc cần có

  • Sức khỏe tốt
  • Phẩm chất chân thành và uy tín 
  • Thái độ làm việc siêng năng, chủ động tìm hiểu thông tin và cập nhật kiến thức, lạc quan và luôn luôn nhìn thấy cơ hội 

Em có thể vào Nhóm Logistics Vietnam trên Facebook để tìm hiểu thêm các kiến thức về ngành.

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Người khác cho rằng các sales phải biết “chém gió” mới có thể sales được.

8. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Đặc thù vị trí sales của Logistics là tôi nhận lương dựa theo giá trị lợi nhuận tôi mang về cho công ty, không dựa theo thời gian tôi ngồi làm việc. Nếu không đạt thành tích tôi sẽ bị cho thôi việc. Cá nhân tôi vẫn nuôi sống được mình khi vừa mới ra trường.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Làm việc phải thấy vui mỗi ngày, và mình nên có những kết quả dù nhỏ cũng được nhưng đó chắc chắn là động lực cho mỗi cá nhân. Đồng thời, kết quả nhỏ sẽ cho chúng ta biết chúng ta đang đi đúng hướng. Tuổi trẻ có nhiều thời gian nhất nên cứ thử và sai, thoải mái đổi việc khi không thấy phù hợp. Các bạn nên bắt đầu làm việc ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường để hiểu biết về thế giới quan của các ngành nghề, nâng cao được khả năng EQ và xây dựng được mạng lưới chuyên nghiệp cho chính mình.

 

Bài viết Nhân viên Kinh doanh lĩnh vực Logistics đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Nhân viên bán bảo hiểm https://huongnghiepsongan.com/nhan-vien-ban-bao-hiem/ Fri, 15 Jul 2022 07:26:13 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=13678 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 34 Giới tính: Nữ Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 2 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại lý bảo hiểm Các chứng chỉ chuyên môn: Chứng chỉ đại lý, UL (Sản phẩm liên kết chung), ILP(Sản phẩm liên kết đơn vị) Số giờ làm [...]

Bài viết Nhân viên bán bảo hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 34
  • Giới tính: Nữ
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 2 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại lý bảo hiểm
  • Các chứng chỉ chuyên môn: Chứng chỉ đại lý, UL (Sản phẩm liên kết chung), ILP(Sản phẩm liên kết đơn vị)
  • Số giờ làm hằng tuần: 42 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty: Kênh truyền thống

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

  • Giúp khách hàng xây dựng Quỹ dự phòng cho các chi phí thiết yếu cần phải có (ít nhất là 10 năm), đồng hành hỗ trợ khách hàng thay đổi thông tin và giải quyết các quyền lợi bảo hiểm.
  • Mang đến sự an tâm về tương lai tài chính cho gia đình khách hàng, giúp xã hội bớt những mảnh đời khó khăn.
  • Giúp mọi người có cái nhìn tốt hơn về ngành Bảo hiểm nhân thọ.
  • Mang đến cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất của công ty, giúp công ty ngày càng phát triển, được nhiều người biết đến và tin tưởng lựa chọn.

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Mình bắt đầu dấn thân vào con đường bảo hiểm cách đây 2 năm. Đúng vào thời điểm sức khỏe của mình không tốt để làm công việc hiện tại và sau một vài lần trải nghiệm với một vài công việc khác. Mình cảm thấy không phù hợp với công việc văn phòng, với các văn bản giấy tờ như trước đó mình mong đợi. Ngoài ra, thời điểm đó mình muốn có một công việc chủ động về thời gian và có thu nhập tốt hơn.

Từ thời gian đầu và đến tận bây giờ, mình đều không nhận được cái nhìn thiện cảm về công việc này từ người thân và bạn bè. Người thân lo lắng công việc này khó làm, không mang lại thu nhập ổn định. Sự thật là khi được hỏi, hầu như không ai dám khẳng định là mình đang làm bảo hiểm, chỉ nói rằng không rõ đang làm gì. Rồi bạn bè xa lánh, mỗi khi thấy em nhắn tin hay gọi điện hỏi thăm là họ dè chừng rồi im lặng biến mất hihi…

Nếu được chọn lại, mình vẫn chọn công việc này vì tin rằng mình đang làm điều đúng đắn, đang làm điều có ích cho mọi người và cho xã hội. Mong là các đại lý bảo hiểm sẽ cùng đồng hành làm đúng, làm đủ để xây dựng lại niềm tin cho khách hàng.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

8:30 – 9:00 Viết ra các công việc cần hoàn thành trong ngày
9:00 -12:00 Hoàn thành các công việc đã lên danh sách

Tương tác khách hàng qua zalo, facebook, đăng bài trên facebook, học kỹ năng

14:00 – 17:30 Hoàn thiện nốt các công việc còn lại, tương tác hỗ trợ khách hàng
Buổi tối Học kỹ năng mới/ Chăm sóc gia đình
Ghi chú Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7

Đôi khi bị thay đổi kế hoạch do một số việc gia đình phát sinh

5. Anh/chị thích và không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Thích: 

  • Tự chủ về thời gian, không bị gò bó, hoặc ra lệnh từ cấp trên
  • Tự do sáng tạo theo ý của mình
  • Được khách hàng tin tưởng lựa chọn
  • Được gặp gỡ nhiều người, học nhiều kiến thức, kỹ năng mới
  • Có thu nhập tốt

Không thích: 

  • Công ty đưa ra các chương trình tưởng thưởng để giúp các đại lý có động lực làm việc hết công suất nhưng mặt trái của nó khiến cho một số đại lý làm không đúng hoặc cố tình làm sai mà không nghĩ đến lợi ích của khách hàng
  • Việc tuyển dụng ồ ạt, không lựa chọn kỹ đầu vào khiến cho bộ phận nhân sự không đồng nhất, làm việc không chuyên nghiệp
  • Vẫn còn diễn ra việc dối trá trong thi cử khiến cho đại lý khi làm việc không có kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức cơ bản về luật bảo hiểm cần phải có

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Để làm tốt công việc này trước tiên cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, mang đến cho họ thứ họ cần chứ không phải thứ mình bán
  • Cần hiểu rõ, hiểu đúng về sản phẩm mình đang phân phối; giúp khách hàng nhận ra cả ưu và nhược điểm của sản phẩm.
  • Luật bảo hiểm, các điều khoản loại trừ, quyền lợi của khách hàng, đạo đức đại lý bảo hiểm là những thứ mà người tư vấn cần luôn theo sát.
  • Công việc này để thăng tiến thì cần trở thành người quản lý xuất sắc; giúp đồng nghiệp của mình có kiến thức, kỹ năng, có thu nhập; xuất sắc trong mọi khía cạnh của công việc, có khả năng truyền đạt, truyền cảm hứng, có khả năng thấu hiểu, khả năng thuyết trình.
  • Mình vẫn chỉ xung phong làm đại lý vì mình biết bản thân còn thiếu rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Mình cần học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn nữa thì mới thành công được.

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  • Nói chung còn có rất nhiều quan niệm không đúng về ngành Bảo hiểm nhân thọ.
  • Sự hiểu lầm này bắt nguồn từ những tư vấn viên làm không đúng, không đủ, khiến cho quyền lợi của khách hàng bị ảnh hưởng, dẫn đến mất niềm tin.
  • Khách hàng sợ bị dụ, bị lừa nên e dè, trốn tránh không cho bản thân cũng như tư vấn viên có thời gian để hiểu rõ hơn về Bảo hiểm nhân thọ.
  • Vẫn còn nhiều bài viết, những câu chuyện truyền miệng từ những người không hiểu đúng về bảo hiểm và luật bảo hiểm, khiến cho người dân hoang mang.

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Có thể nói chính xác về công việc này là “Có làm thì mới có ăn”.

Vì làm công việc này đồng nghĩa với việc không có mức lương cứng, cố định.

Chỉ khi làm đều, làm hiệu quả, làm đúng, làm chuyên nghiệp thì mới có thu nhập.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Thời gian đầu cần có một công việc ổn định, hoặc có nguồn tài chính vững chắc khác ngoài công việc này. Sau này khi làm quản lý rồi thì có thể chỉ tập trung toàn thời gian vào công việc để đạt hiệu quả và năng suất tối ưu.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều anh chị làm song song nhiều công việc nhưng vẫn đạt kết quả xuất sắc. Vì vậy, đôi khi là do cách làm, cách phân bổ thời gian và kỹ năng của từng người.

10. [Dành cho anh/chị đã làm 2 công việc khác nhau trở lên] Vì sao anh/chị chuyển việc? 

Trước đây, tôi là giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non. Ngoài ra, tôi đã từng thử làm qua các công việc như lễ tân, bán hàng, nhân viên dịch vụ khách hàng Mobifone, nhân viên kinh doanh bất động sản.

Hầu như các công việc tôi từng trải qua đều liên quan đến con người. Đôi khi có một số nghiệp vụ liên quan đến con số, tính toán hoặc kỹ năng mềm thì tôi thường hay bị nhầm lẫn hoặc phải nhờ sự trợ giúp từ đồng nghiệp.

Tôi mong muốn có sự thay đổi đột phá, chuyên sâu hơn và có thu nhập tốt hơn nên quyết định thay đổi nghề nghiệp. Với công việc hiện tại, tôi cảm thấy mình vui và hạnh phúc hơn.

11. [Dành cho anh/chị đã làm 2 công việc khác nhau trở lên] Anh/chị đã chuẩn bị như thế nào cho bước chuyển đổi công việc của mình (kiến thức, kỹ năng, quan hệ xã hội, tài chính,..)?

Trong quá trình chuyển đổi công việc, gia đình rất lo lắng, bản thân bế tắc, không có thu nhập, không xin được việc hoặc công việc không phù hợp. Nhờ sự động viên, hỗ trợ từ gia đình, tôi tự xoay xở tài chính bằng cách làm thêm một số công việc khác để có thêm thu nhập. Những thay đổi trong giai đoạn này ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân và kinh tế gia đình, vay nợ rồi trả nợ, nói chung là rất mệt mỏi.

Công việc của mình thay đổi đúng thời điểm sức khỏe không tốt lại dịch khắp nơi, mọi thứ đều hạn chế, nên sự thật là mình không hề có sự chuẩn bị trước. Mặc dù trước đó mình cũng đã nhen nhóm ý định chuyển việc, nhưng còn đang hoang mang không biết nên bắt đầu từ đâu. Quãng thời gian chuyển việc liên tục và chuyển mình để phù hợp với công việc mới của mình kéo dài mất 2 năm. May mắn là mình đã phần nào vượt qua nhờ sự hỗ trợ của gia đình.

 

Bài viết Nhân viên bán bảo hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Nhân viên bán vé máy bay quốc tế https://huongnghiepsongan.com/nhan-vien-ban-ve-may-bay-quoc-te/ Sun, 13 Jun 2021 13:10:36 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=7841 Thông tin căn bản Tuổi: 37 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 8 Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân đại học Hà Nội Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ nghiệp vụ du lịch ngành lễ tân khách sạn; Chứng chỉ hành nghề ngành bán vé máy bay [...]

Bài viết Nhân viên bán vé máy bay quốc tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 37
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 8
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân đại học Hà Nội
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ nghiệp vụ du lịch ngành lễ tân khách sạn; Chứng chỉ hành nghề ngành bán vé máy bay
  • Số giờ làm hằng tuần: 45 giờ (làm từ thứ 2 đến sáng thứ 6)
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Tổng công ty, 500 nhân viên 

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

  • Hỗ trợ khách hàng đặt chỗ
  • Xuất vé khi khách hàng có nhu cầu mua (vé chặng quốc tế)
  • Tìm đường bay
  • Tư vấn hành trình và giá
  • Báo cáo kế toán, nghiệp vụ kế toán 
  • Thư tín, thương mại
  • Trả lời qua điện thoại, chăm sóc khách hàng, chăm sóc đại lý
  • Giữ mối liên hệ với các hãng hàng không trên thế giới để liên hệ tư vấn và xử lý vấn đề phát sinh

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Được giới thiệu đây là một ngành “hot” lúc bấy giờ, nên tôi đã đăng ký một khóa nghiệp vụ 3 tháng. Sau đó, tôi được chính công ty đào tạo tuyển dụng luôn
  • Thời điểm đó, công việc bán vé máy bay là một ngành mới hấp dẫn, được học hỏi nhiều, khác với nhiều ngành nghề khác nên tôi chọn

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

08:00 – 17:00 Kiểm tra báo cáo các vé bán của ngày hôm trước
Kiểm tra email xem có yêu cầu đặt chỗ, xử lý vé mới hay không
Xử lý email trong ngày: đặt chỗ, xuất vé, đổi vé, hủy vé…
Đồng thời tiếp nhận các cuộc điện thoại liên quan đến vé
Lập hóa đơn bán vé và báo cáo kế toán
17:00 Thống kê các vé đã xuất, làm việc với kế toán

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Đây là ngành cực kỳ hiện đại, sử dụng phần mềm mang tính quốc tế rất đặc trưng. Dù bạn có 8 hay 10 năm kinh nghiệm thì vẫn luôn có những tình huống mới cần xử lý ở tầm quốc tế, liên quan đến vùng trời, không phận, sự cho phép của chính phủ các nước, vấn đề cất cánh, hạ cánh, bãi đỗ, nhiều vấn đề tưởng chừng như không xử lý được. Chính vì công việc luôn mới mẻ như vậy, tôi cảm thấy rất thích thú. Mỗi lần tìm đường bay cho khách đi đến những địa điểm mới, tôi phải dựa trên kết nối với các hãng khác để tìm ra những con đường tối ưu nhất, khách hàng hài lòng và đồng ý trả tiền là điều khiến tôi vui thích

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

  • Công việc nhiều áp lực, đôi khi phải xử lý 24/7, kể cả ngoài giờ làm việc. Khi khách hàng có nhu cầu là phải đứng dậy xử lý ngay
  • Khi làm sai một cái vé thì sẽ phải đền tiền Đô, trong khi lương thì tiền Việt, theo tiêu chuẩn của hàng không quốc tế

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Cần kiến thức về toán học, tiếng Anh
  • Cần kiến thức chuyên ngành, được đào tạo đầy đủ
  • Cần sự kiên nhẫn, cởi mở
  • Giao tiếp tốt
  • Không cần quá giỏi, nhưng cần sự cẩn thận, tỉ mỉ
  • Cần có thái độ nghiêm túc với nghề nghiệp, tránh sai sót
  • Muốn thăng tiến cần trau dồi nghiệp vụ và thái độ làm việc, đặc biệt là sự chăm chỉ

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  • Mọi người đều nghĩ vé máy bay cũng như vé ô tô, nhưng thực ra không phải thế
  • Mọi người cứ nghĩ làm cho ngành hàng không thì sẽ phải làm ở sân bay nhưng thực ra không phải thế
  • Mọi người cứ nghĩ bán vé máy bay là lương cao nhưng thực ra không phải thế

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Có, hoàn toàn có thể làm việc này khi mới ra trường và có thu nhập đủ để tự nuôi bản thân. Tất nhiên với điều kiện là bạn đã được đào tạo, có thể làm việc và làm việc chăm chỉ

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Để theo nghề này cần có sự kiên trì, chăm chỉ, vì thời gian đào tạo khá lâu, và cũng khá khó khăn. Cái khó ở đây là phần tính giá vé, không phải ai cũng học được

Các em cũng nên tìm hiểu về các hãng hàng không quốc tế, các tạp chí của các hãng hàng không, các bài báo liên quan….

Tốt nhất là trau dồi kỹ năng và mạnh dạn làm việc cho các hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam, thì sẽ có các chính sách rất tốt cho nhân viên (và gia đình nhân viên). Tất nhiên các vị trí công việc này đòi hỏi thái độ làm việc tích cực và năng lực cao hơn

Bài viết Nhân viên bán vé máy bay quốc tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Regional Student Recruitment Manager – Đại diện tuyển sinh khu vực Đông Dương và Myanmar https://huongnghiepsongan.com/regional-student-recruitment-manager-dai-dien-tuyen-sinh-khu-vuc-dong-duong-va-myanmar/ Wed, 25 Nov 2020 07:56:04 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=5823   Thông tin căn bản Tuổi: 29 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này:  6-7 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành:  Cử Nhân Truyền Thông Chuyên Nghiệp – Đang theo học Thạc Sĩ Kinh Doanh Quốc Tế Số giờ làm hằng tuần:  40-56 giờ Loại hình & quy mô công ty (tổng [...]

Bài viết Regional Student Recruitment Manager – Đại diện tuyển sinh khu vực Đông Dương và Myanmar đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
 

Thông tin căn bản

  • Tuổi: 29
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này:  6-7 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành:  Cử Nhân Truyền Thông Chuyên Nghiệp – Đang theo học Thạc Sĩ Kinh Doanh Quốc Tế
  • Số giờ làm hằng tuần:  40-56 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Tập đoàn giáo dục thành lập năm 1952 tại UK với hơn 100 nhân viên toàn cầu

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

  • B2B (Business to Business): làm việc với các công ty tư vấn du học để tuyển sinh cho các trường đối tác ở UK và hỗ trợ tuyển sinh, hồ sơ khi có trục trặc
  • Trách nhiệm:
    • Hiểu rõ chương trình học một cách chi tiết và rõ ràng để cung cấp thông tin chương trình cho các công ty tư vấn du học tại Việt Nam
    • Hỗ trợ khi có trục trặc trong hồ sơ
    • Hỗ trợ các công ty tư vấn du học tuyển sinh thông qua các hoạt động như Hội Thảo, Ngày Hội Du Học
    • Nhận diện rõ các rào cản có thể ảnh hưởng đến việc tuyển sinh và báo cáo với tổng công ty để có thay đổi kịp thời
    • Tự đề xuất và thực hiện các hoạt động quảng bá phù hợp
    • Sắp xếp các lịch trình bay, thăm đón, đào tạo, … một cách hợp lý nhất
    • Công ty của mình hoàn toàn ở UK và quốc tế, ngay cả sếp, dù là người Anh nhưng cũng ở Malaysia, không phải Việt Nam. Mình nghĩ phần lớn các đại diện tuyển sinh cho các trường ở Việt Nam đều phải báo cáo cho sếp từ xa. Do đó, trách nhiệm của mình ở Việt Nam rất lớn, vừa là cầu nối của công ty với các công ty tư vấn du học, vừa phải đại diện cung cấp các thông tin về chương trình.
    • Công ty ở UK hoặc các trường đều đặt niềm tin rất lớn vào các đại diện từ tài chính tới hình ảnh chuyên nghiệp khi tuyển dụng. Điều các công ty cần chắc chắn là số lượng học sinh, nhưng còn là lộ trình phát triển lâu dài ở tại thị trường Việt Nam thông qua mối quan hệ với các công ty tư vấn du học.

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Năm 2 Đại Học, mình đã mong muốn được đi làm thêm và cơ duyên cho mình được làm ở một công ty start-up chuyên về mảng du học quốc tế. Vì là một công ty start-up, mình phải làm ở rất nhiều vị trí, từ tư vấn, đến xử lý hồ sơ cho nhiều điểm đến du học khác nhau trên thế giới. Và cứ thế, 7 ngày trong tuần, mình đi học 2 ngày (rất may mắn là sắp xếp thời gian được học tất cả các lớp trong 2 ngày) và đi làm 5 ngày còn lại (vì ngành du học phần lớn phải làm cả Thứ 7, Chủ Nhật).
  • Khi thực tập, mình phải theo ngành của mình toàn thời gian nên quyết định xin nghỉ bên mảng du học và làm việc trong một công ty quảng cáo.
  • Hai năm sau đó, mình quyết định không làm quảng cáo nữa vì cảm thấy hoàn toàn không phù hợp, và trong lúc đang chơi vơi không biết phải làm sao thì một người anh quen biết có giới thiệu mình về công việc (khá lạ) này.
  • Để được vào một tập đoàn lớn như hiện tại không phải dễ, mình đã phải làm ở hai công ty trước với vị trí nhỏ hơn và làm thông qua một đại diện người Việt khác.
  • Khi phỏng vấn cho vị trí này, mình vẫn còn rất trẻ và rất mới với nghề, không được dày dạn kinh nghiệm như nhiều đối thủ khác. Thế nhưng, do sự quyết tâm, mình đã thành công phỏng vấn vào công ty.
  • Hiện tại, mình đang rất vui với công việc này và gắn bó với công việc gần 3 năm rồi.
  • Sếp và các anh chị đồng nghiệp rất yêu quý mình vì sự nhiệt huyết và tận tâm với nghề.
  • Nếu được chọn lại, mình vẫn mong muốn được làm ở vị trí này.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

08:00 – 9:00 Họp sáng sớm (tùy ngày)
9:00 – 10:30 Đến một công ty tư vấn du học để đào tạo các nhân viên của họ về chương trình
11:00 – 12:00 Đến một công ty khác, lại tiếp tục nói chuyện và đào tạo về chương trình

Hoặc gặp làm việc ở quán cafe

12:00 – 13:30 Ăn trưa với khách
13:00 – 17:00 Tiếp tục đào tạo hoặc làm việc ở quán cafe hoặc về nhà
Những ngày mà mình sắp xếp đào tạo liên tục thường là trong những chuyến đi công tác ở thành phố mà mình không cư trú, như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Còn nếu ở TP.HCM thì không cần phải đi liên tục như vậy.
Ghi chú Mình làm việc 5-6 ngày trong tuần, thời gian làm việc có thể nhiều hơn phụ thuộc vào:

  • Có sự kiện vào cuối tuần hay không
  • Có nhiều hồ sơ không (Khi gần hạn chót nộp hồ sơ khóa học, các bạn học sinh hay nộp trễ, nên phải làm việc đêm để kịp thời hỗ trợ hồ sơ)
  • Sắp có chuyến công tác xa không. Một số chuyến bay, dù là Đông Nam Á, như Đông Malaysia hay Indonesia, có khi phải dành ra cả ngày để bay, vì phải có mặt trước giờ bay 2 tiếng và thời gian di chuyển sân bay/khách sạn (nhà) cũng rất tốn thời gian – Trong trường hợp này mình vẫn tính là ngày đi làm, tuy nhiên khi về khách sạn thì vẫn phải mở laptop ra xem có email nào gấp không và xử lý sớm.

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

  • Không ngồi bàn giấy cố định, thời gian linh hoạt, được làm việc từ nhà
  • Được tiếp xúc với các em học sinh, phụ huynh – Họ là những người sắp sửa đầu tư cho nền giáo dục của con trong tương lai và rất cần những thông tin chính xác và khách quan
  • Được tiếp xúc với nhiều người, các anh chị ngoài Bắc và trong Nam có những đặc thù riêng, rất thú vị
  • Đi làm việc ở các nước khác cũng rất thú vị, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới về con người, văn hóa, lối hành xử chuyên nghiệp và trao dồi ngôn ngữ
  • Mình được chủ động làm mọi thứ, miễn sao có số và có kết quả
  • Phù hợp với kế hoạch tương lai và đây là công việc có thể tiếp tục lâu dài

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

  • Thỉnh thoảng rất cần có đông đồng nghiệp cùng công ty để đỡ buồn. Những dịp tiệc tùng cuối năm thấy mọi người được đi chơi với công ty khá vui.
  • Vì là làm từ xa, trao đổi qua email là chính, có nhiều vấn đề phải nhẫn nại từ từ mới được giải quyết – Từ đây, mình cũng phần nào khẳng định được rằng nhịp sống của người Việt thật sự rất nhanh hơn nhiều nước trên thế giới.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Thật thà, trung thực
  • Chủ động trong mọi tình huống
  • Kiến thức tốt về trường và về ngành học hoặc không có thì từ từ trau dồi, thái độ luôn luôn muốn học tập thêm nhiều điều mới
  • Linh hoạt trong công việc
  • Kỹ năng làm việc từ xa
  • Kỹ năng giao tiếp tốt và biết cách ứng biến
  • Kỹ năng Marketing B2B
  • Kỹ năng phỏng đoán thị trường
  • Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp (đặc biệt là đại diện cho các trường đại học)

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  • Công việc này do luôn phải đi công tác và các khoản phí này đều do trường, công ty chi trả nên khi nhìn vào tưởng như khá là sướng vì toàn được đi chỗ này chỗ kia và ăn uống trong khách sạn – Nhưng mọi người không biết rằng, cái giường ở nhà và cơm nhà mới là số một. Các chuyến bay mệt lại còn phải mở laptop ra làm việc, vừa stress về chỉ tiêu.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

  • Do mình ra trường cũng lâu rồi mới kiếm được công việc này, nhưng nếu có công việc này từ khi vừa mới ra trường thì chắc chắn là có thể tự nuôi mình với mức lương này.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

  • Không tô màu hồng cho công việc. Công việc nào cũng sẽ có vấn đề hết nên mình tìm công việc ít vấn đề với mình nhất thôi.
  • Cố gắng xây dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Cá Nhân (Personal Branding) thật tốt
  • Các mối quan hệ (Relationships) đặc biệt quan trọng
  • Du học, đại diện trường hay mảng giáo dục quốc tế là một ngành nhỏ, có thể sẽ bão hòa trong những năm tới nên đây không phải là hướng đi tốt cho các em mới bắt đầu vào nghề, nhưng có thể là tiềm năng lâu dài nếu em thật sự thích tiếp xúc với phụ huynh học sinh.
  • Luôn học tập và trau dồi kỹ năng mới vì chính mình, nếu công ty có chương trình đào tạo thì đó là công ty đáng để cân nhắc gắn bó
  • Những bước khởi điểm của các ngành nghề, lúc nào cũng cực khổ hết. Nhưng cực trước sẽ sướng sau
  • Công việc phải bổ trợ cho cuộc sống của mình, nên phải lựa chọn thông minh.

Bài viết Regional Student Recruitment Manager – Đại diện tuyển sinh khu vực Đông Dương và Myanmar đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Trình dược viên https://huongnghiepsongan.com/trinh-duoc-vien/ Mon, 20 Jul 2020 10:16:37 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=4426 Thông tin căn bản Tuổi: 26 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 3 Trình độ học vấn & chuyên ngành: Dược sĩ chuyên ngành Quản Lý Cung Cứng Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Số giờ làm hằng tuần: 40 giờ Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): [...]

Bài viết Trình dược viên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 26
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 3
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Dược sĩ chuyên ngành Quản Lý Cung Cứng
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có):
  • Số giờ làm hằng tuần: 40 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Đa quốc gia 110.000 nhân viên (2018)

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

  • Trách nhiệm chính: 
    • Mang về doanh thu cho Công ty 
    • truyền tải và xây dựng hình ảnh công ty tới khách hàng
  • Công việc này mang lại 3 giá trị chính cho 3 nhóm đối tượng:
    • Công ty: tăng doanh thu, hiểu rõ khách hàng hơn từ những phản hồi của trình dược, xây dựng hình ảnh đẹp với khách hàng
    • Bệnh viện, chuyên gia y tế: Cập nhật kiến thức khoa học mới, xử lý vấn đề liên quan đến thầu, chậm giao hàng
    • Bệnh nhân và cộng đồng: góp phần cung cấp kiến thức khoa học, giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân.

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Trước khi các bạn sinh viên Dược chuẩn bị tốt nghiệp, các công ty dược đã gọi các bạn đi phỏng vấn. Chị được công ty dược đa quốc gia gọi phỏng vấn cho vị trí trình dược viên và đã đậu phỏng vấn. Chi gắn bó với nghề từ đó tới giờ đã được 3 năm.
  • Đa phần sinh viên Dược ra trường nếu có hứng thú với định hướng kinh doanh dược phẩm đều lựa chọn nghề trình dược viên để bắt đầu, từ đó tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để đi lên các vị trí cao hơn.
  • Thời điểm đó, các anh chị khóa trên đa phần đều đi theo ngành này nên từ trước khi ra trường chị đã định hướng sẽ làm trình dược viên sau khi tốt nghiệp.
  • Nếu được chọn lại chị vẫn lựa chọn theo con đường này. Nó đã cho chị rất nhiều thứ từ kinh nghiệm sống, mối quan hệ, cho tới nguồn thu nhập ổn định khá cao.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

6:30 – 7:00 Di chuyển đến bệnh viện A
7:00 – 8:00 Trao đổi ngắn với các bác sĩ trước khi bác sĩ khám bệnh
8:00 – 10:30 Di chuyển đến các bệnh viện khác, quan sát hoạt động các phòng ban, các ca trực bác sĩ và các thông tin liên quan đến Khoa Dược (trong lúc bác sĩ đang khám bệnh).
10:30 – 12:00 Trao đổi chuyên sâu về quan điểm điều trị của các bác sĩ sau khi khám bệnh xong
13:00 – 17:00 Thời gian linh hoạt, có thể về công ty họp, hoặc chuẩn bị giấy tờ hành chính
Ghi chú Giờ làm việc của Trình dược viên linh hoạt, phụ thuộc rất nhiều vào thời gian biểu của các bác sĩ, nên không có 1 lịch làm việc cố định.

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Theo chị, có 4 đặc thù nghề nghiệp mà chị thích nhất là:

  1. Thu nhập: thu nhập Trình dược viên (lương và thưởng) cao hơn mặt bằng chung của ngành Dược
  2. Thời gian: linh hoạt, dễ dàng sắp xếp cân bằng công việc và gia đình
  3. Mối quan hệ: được tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ tốt với các bác sĩ giỏi
  4. Gặp gỡ nhiều người: mỗi người lạ là một câu chuyện hay ho và góc nhìn mới về cuộc sống, có người tốt người không, và như thế mình hiểu thêm về cách cuộc sống và con người vận hành với nhau.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

  • Chính vì thời gian làm việc linh hoạt, nên 10h tối mà có việc cũng phải mò dậy làm
  • Đặc thù nhân viên kinh doanh là đầu tàu nhận phản hồi từ khách hàng, bệnh viện, bác sĩ về những sản phẩm dịch vụ của công ty, nên đôi khi phản hồi sẽ rất gay gắt và tiêu cực. Điều này sẽ làm một ngày làm việc bỗng dưng nặng nề hơn.
  • Di chuyển giữa các bệnh viện, thường tầm 9-12h trưa, thời điểm kẹt xe và nắng nóng, bụi bẩn và tia UV rất cao, so với công việc văn phòng máy lạnh lọc khí thì không vui chút nào.
  • Chờ đợi các bác sĩ quá lâu.
  • Môi trường bệnh viện không phải là một môi trường tốt, có nhiều mầm bệnh, vi khuẩn kháng…

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Những điều kiện để hoàn thành công việc tốt:

Có kiến thức về Dược, nhưng đừng nghĩ mình quá giỏi, sinh tâm thế hiểu biết hơn người. Điều này sẽ gây khó trong giao tiếp và hạn chế hiệu quả trong việc lấy được các góc nhìn chuyên sâu. Em cần biết vừa đủ để tạo câu hỏi và đặt vấn đề.

  • Kiến thức về công ty phải nắm rõ để ứng xử, phản hồi nhanh
  • Kỹ năng thuyết phục khách hàng: có thể tự đọc thêm ngoài chương trình học
  • Thái độ tích cực, chủ động (can-do attitude), luôn tươi cười với bác sĩ và các chuyên gia y tế

Nếu muốn thăng tiến, điều kiện tiên quyết đầu tiên là thành tích kinh doanh ấn tượng (ví dụ: mỗi quý đều đạt trên 100% target). Điều thứ hai là kỹ năng quản lý đội nhóm. Và điều thứ ba là khả năng tạo mối quan hệ vững bền với các bệnh viện.

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Điều mọi người hiểu lầm về Trình dược viên có thể là “Trình dược viên gửi tiền, hoa hồng, o bế bác sĩ đề được bác sĩ sử dụng thuốc của mình”.

Thực sự không phải như vậy. Bác sĩ cũng có chuyên môn, cũng có nhận định của mình, nếu vì tiền mà kê thuốc không tốt, bệnh nhân trầm trọng thêm thì uy tín bác sĩ sẽ không còn. Vì vậy, họ cũng có những quyết định dựa trên khoa học nữa.

Vì sao mọi người hiểu lầm như vậy thì hiện tại các công ty Dược của Việt Nam sản xuất thuốc (generic) tương đương thuốc ngoại (brand drug). Hiệu quả có thể không bằng nhưng là giá thành rẻ hơn nhiều, phù hợp kinh tế Việt Nam hơn. Tuy nhiên, khi thuyết phục bác sĩ sử dụng thuốc generic thì một số các công ty Việt Nam lại quá nhấn mạnh vấn đề hoa hồng dẫn đến bị hiểu lầm.

Trình dược viên giao tiếp với bác sĩ thuần túy về vấn đề khoa học, về quan điểm điều trị, về cách sử dụng thuốc trên lâm sàng và các chiến lược phối hợp thuốc. 

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Công việc này sẽ dư dả khi mới ra trường so với mặt bằng chung dược sĩ.

Chị chia ra 2 loại là công ty nước ngoài và công ty Việt Nam

Công ty nước ngoài

  • Lương + phụ cấp khởi điểm (trước thuế) khoảng 12 – 15 triệu/tháng
  • Thưởng khi đạt sale 100% (trước thuế) khoảng 15 – 80 triệu/quý (tương đương 3 tháng)
  • Các thưởng đi kèm (tuỳ công ty) khoảng 2 – 5 triệu/quý
  • Tính tổng trong trường hợp lý tưởng thì sẽ rơi vào khoảng 20 triệu/tháng sau thuế

Công ty Việt Nam

  • Lương + phụ cấp khởi điểm (trước thuế) khoảng 4 – 7 triệu/tháng
  • Thưởng khi đạt sale 100% (trước thuế) khoảng 10 – 15 triệu/quý
  • Các chi phí và thưởng đi kèm tuỳ thuộc khoảng 2 – 5 triệu/quý
  • Tính tổng trong trường hợp lý tưởng thì sẽ rơi vào khoảng 12 – 15 triệu/tháng sau thuế

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

  • Em nên tìm hiểu trước mình có thực sự thích công việc này với những thuận lợi và khó khăn như chị chia sẻ phía trên hoặc lắng nghe từ các anh chị khóa trên đã làm nghề này. Vì nếu không thích công việc mình đang làm, em sẽ cảm thấy khá mệt mỏi và khó thành công được, dù cho em làm công việc nào đi nữa.
  • Nếu đã chắc chắn rằng mình muốn theo nghề này, em hãy chuẩn bị thật kĩ, hỏi kinh nghiệm phỏng vấn từ các anh chị trình dược viên đi trước, tập luyện để có thể đậu được một công ty dược phù hợp.
  • Sau khi đã bước vào nghề này, em phải học hỏi và phát triển không ngừng, học kiến thức, học kỹ năng, học từ thực tiễn và nhất định phải không ngại khổ. Yếu tố tiên quyết để thành công trong trong ngành này là thái độ làm việc của em. Làm việc càng hăng hái càng quyết tâm sẽ càng dễ thành công. Chúc em may mắn trên con đường em chọn!

Bài viết Trình dược viên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Giám đốc điều hành (CEO) https://huongnghiepsongan.com/giam-doc-dieu-hanh/ Mon, 20 Jul 2020 08:50:14 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=4416 Thông tin căn bản Tuổi: 37 TUỔI Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 4 năm kinh nghiệm nhân viên bán hàng, 4 năm kinh nghiệm quản lý cấp trung, 7 năm kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp Trình độ học vấn: 12/12 (bỏ ngang năm cuối Cao Đẳng CN4 – Khoa Điện Công [...]

Bài viết Giám đốc điều hành (CEO) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 37 TUỔI
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 4 năm kinh nghiệm nhân viên bán hàng, 4 năm kinh nghiệm quản lý cấp trung, 7 năm kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp
  • Trình độ học vấn: 12/12 (bỏ ngang năm cuối Cao Đẳng CN4 – Khoa Điện Công Nghiệp)
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chuyên viên tài chính cao cấp, Chuyên viên tư vấn tâm lý trong Doanh Nghiệp, Quản lý cấp trung, CEO, Lead Life Jesus
  • Số giờ làm hằng tuần: 40 tiếng
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty Cổ phần – 12 nhân viên

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

Trách nhiệm của CEO

  1. Hoạch định chiến lược
  2. Quản trị
  3. Marketing
  4. Kinh doanh
  5. Kiểm soát tài chính
  6. Báo cáo

Giá trị công việc

  • Đảm bảo tăng trưởng doanh thu 
  • Phát triển nguồn nhân lực kế thừa
  • Đảm bảo hiệu quả truyền thông của khách hàng

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này? 

Ngày bé mình thường nghe người lớn bảo rằng: “Nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề”, nó thật đúng với bản thân mình. Từ lúc bước ra khỏi cánh cổng trường THPT, mình bắt đầu hành trình “bèo dạt mây trôi”. Mình đã chọn một ngành học mà mình không hiểu gì về nó, mà chọn chỉ vì có nhiều bạn học cùng. Khi đó mình nghĩ rằng học chung cho vui, cho khỏi lẻ loi nơi phố thị không người quen biết. Đó là một ý niệm chọn nghề kiểu cỏ dại, “trời sinh voi nên trời sẽ sinh cỏ”. 

Khi học hết năm hai, đầu năm ba chuẩn bị tốt nghiệp cử nhân thì mình mới nhận ra ngành Điện không thuộc về mình. Thế là dứt áo ra đi khỏi trường cao đẳng, tự cấp cho mình chứng chỉ vào đời với chức danh “nhân viên kinh doanh” (NVKD). Nghe có vẽ oách lắm, mà thực tế vị trí ấy vốn là “nhân viên tiếp thị sản phẩm” nhưng vì bị kỳ thị từ người tiêu dùng lẫn sự thờ ơ của người tìm việc, nên các công ty sản xuất thời ấy dùng cụm từ “NVKD”. Nó mới lạ hơn, nhưng thực chất tuy hai là một nhưng tuy một mà hai. 

Khi bắt đầu, mình nghĩ công việc đơn giản là đi giới thiệu sản phẩm mới, bán sản phẩm đó cho người cần. Nhưng nếu chỉ dừng ở đấy thì có lẽ mình đã không bao giờ chọn nó làm cái nghiệp để theo lâu dài. 

Sau một thời gian làm việc, mình nhận ra công việc này là một công việc tuyệt vời. Giá trị của công việc này không chỉ nằm ở việc bán được hàng để tăng doanh thu, mà đây là công việc của sự “Giao Tiếp”, của sự “Kết Nối”. Xã hội sẽ thật sự phát triển khi và chỉ khi được “Kết Nối” từ sự “Giao Tiếp” thường xuyên giữa con người với con người. Bản thân mình luôn phấn đấu để vươn lên. Mình nhận ra chỉ có “Giao Tiếp & Kết Nối” mới chính là con đường giúp mình phát triển. Thật may mắn, mình đã tìm được chính mình nơi vị trí công việc này.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

8h00 – 8h30 Kiểm tra email, chọn mức độ ưu tiên để xử lý theo trình tự 
8h30 – 9h30 Kiểm tra lại toàn bộ các báo cáo từ quản lý cấp trung chuyển lên, duyệt các đề xuất nếu có.
9h30 – 10h30 Khoản thời gian họp với quản lý cấp trung (QLCT) của các bộ phận 
10h30 – 11h30 Làm việc với đối tác & nhà đài
11h30 – 12h00 Xử lý công việc ngoài kế hoạch
13h30 – 17h30
  • Đánh giá, kiểm tra mức độ và hiệu quả chỉ số hiệu suất (KPI) của từng bộ phận theo thời hạn đã đặt ra
  • Kết nối, xây dựng kế hoạch trung – dài hạn cho từng sản phẩm dịch vụ của công ty
  • Cập nhật thông tin xu hướng các lĩnh vực có liên quan đến dịch vụ công ty cung cấp
  • Cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến ngành nghề dịch vụ công ty và khách hàng

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao? 

Kết nối & Sáng tạo

  • Kết nối: Chúng ta hãy hình dung cơ chế vận hành xã hội giống như cơ thể con người, các cơ quan nội tạng liên kết với nhau bởi các hệ thần kinh và mạch máu, nếu các hệ cơ quan nội tạng thiếu sự liên kết này thì chúng ta có thể tồn tại và phát triển hay ko? Nhìn rộng hơn là xã hội, không ai thành công mà không cần sự kết nối giữa người với người, đó chính là hệ sinh thái tương sinh giúp chúng ta phát triển tốt nhất.
  • Sáng tạo: Trong tất cả mọi công việc của đời sống nói chung và công việc của một nhân viên kinh doanh nói riêng, nếu chúng ta không sáng tạo để tìm giải pháp tiếp cận khách hàng một cách thông minh nhất có thể, nếu thiếu sáng tạo thì nhất định con đường đến thành công sẽ rất gian nan nếu không muốn nói là rất khó có thể thành công.

Đối với công việc bán hàng. Ví dụ: Bạn bán một sản phẩm hữu hình, bạn có thể dùng chính sản phẩm ấy để trình diễn hoặc giới thiệu một cách trực quan cho người tiêu dùng thấy, hiểu, thích rồi họ sẽ quyết định mua. Nhưng nếu bạn bán một sản phẩm vô hình, bạn làm cách nào để bán? Nếu bạn không thể sáng tạo những cách tiếp cận thông minh hơn đối với sản phẩm hữu hình, bạn phải trình diễn sản phẩm vô hình ấy bằng cách kích thích trí tưởng tượng của khách hàng. Nếu thiếu sự sáng tạo, liệu bạn có làm tốt?

Đối với một CEO: Nếu bạn không sáng tạo, tức bạn sẽ mãi đi theo dấu chân của người đi trước, tức là bạn tự đặt mình vào vị trí của một người quản lý chứ không phải là người dẫn đường. Vai trò của CEO là khai phá những cái mới mà người khác chưa làm, đó chính là dấu ấn giúp người CEO thành công và lưu lại giá trị.

Anh thích hai yếu tố Kết nối và Sáng tạo bởi vì các yếu tố này giúp chúng ta luôn vận động, không cho phép chúng ta dừng bước nếu chúng ta còn khao khát phát triển mỗi ngày. Đây không chỉ dừng ở góc độ phù hợp với thiên tính cá nhân, mà nó còn rất phù hợp đối với mọi đối tượng đang mưu cầu phát triển. 

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Sự sáng tạo bị hạn chế bởi các văn bản pháp luật “vô luật”.

Ví dụ: Sự kiện mới nhất và đình đám nhất trong ngành truyền thông quảng cáo của sản phẩm CocaCola khi họ phát triển sản phẩm tập trung vào bản sắc văn hóa của từng quốc gia.

CocaCola đã chi hàng triệu USD để chạy chiến dịch Lon Việt Nam, Lon Lào, Lon Singapore v.v… để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại bóng đá thế giới (World Cup), nhưng cuối cùng bị cấm vì lý do vi phạm thuần phong mỹ tục. Cá nhân anh thấy lý do này không hợp lý. Từ điển tiếng Việt có từ nào có thể thay thế tên gọi lon beer, lon sữa, lon nước ngọt?

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Chắc các bạn đã không ít lần nghe nói rằng: “Trình Độ không bằng Thái Độ” đúng ko? 

Nhưng đối với anh, hai điều ấy cũng chưa đủ nếu các bạn KHÔNG LÀM CHỦ ĐƯỢC CHÍNH MÌNH, tức PHẢI LÃNH ĐẠO ĐƯỢC BẢN THÂN trước khi LÃNH ĐẠO NGƯỜI KHÁC

Mọi “Thành Công Tích Cực” đều phải được nuôi dưỡng bằng CON TIM YÊU THƯƠNG với một bộ óc đầy TƯ DUY TÍCH CỰC cùng THÓI QUEN thường xuyên bởi HÀNH ĐỘNG THIẾT THỰC

Nếu bạn mơ ước thành công mà bạn không nuôi dưỡng ước mơ ấy bằng cả con tim, bằng tất cả trí tuệ của mình và không chịu rèn luyện bằng việc làm cụ thể, thì xin “CHÀO TẠM BIỆT MI NHÉ THÀNH CÔNG ƠI, THĂNG TIẾN ƠI”.

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Hiểu lầm của công việc này là các bạn thường nghĩ đơn giản là cố gắng dùng sức lực đi thật nhiều nơi, bán những sản phẩm công ty hiện có, bán cái khách hàng cần, thu tiền và chấm hết.

Đa số hiểu sai bởi vì chính các bạn nhân viên kinh doanh cũng chưa ý thức được GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN (GIÁ TRỊ CHẤT XÁM VÀ GIÁ TRỊ NHÂN CÁCH VÀ HÌNH ẢNH CỦA CÁC BẠN TRONG MẮT NGƯỜI KHÁC)

Trước khi khách hàng tiếp cận sản phẩm, hình ảnh khách hàng tiếp cận đầu tiên chính là GIÁ TRỊ CỦA CÁC BẠN.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Công việc làm nhân viên kinh doanh không những nuôi được bạn ở mức độ nhu cầu cơ bản, mà còn nuôi tốt và đem tới thịnh vượng nữa cơ.

Mức lương căn bản thì tùy vào mỗi ngành nghề khác nhau, nhưng tất cả đều trên mức quy định của luật lao động hiện hành theo từng thời điểm. Các bạn phải hiểu rằng THU NHẬP khác với LƯƠNG.

LƯƠNG: Tính theo hệ số quy định bắt buộc từ mức tối thiểu của từng bậc lương, từng khu vực mà luật quy định.

THU NHẬP: là tổng mức Lương + tỷ lệ đạt chỉ tiêu KPI của từng vị trí công việc khác nhau + các khoản trợ cấp + thưởng khác (nếu có).

Đối với nhân viên kinh doanh, không có khái niệm sinh viên mới ra trường sẽ có thu nhập thấp còn đối với người làm thâm niên sẽ có mức thu nhập cao. Cao hay thấp nó phụ thuộc vào năng lực làm việc của từng người dựa vào điểm đánh giá kết quả làm việc theo tiêu chí đánh giá KPI của từng doanh nghiệp. 

Đối với lĩnh vực truyền thông anh đang làm, thu nhập bình quân của một nhân viên kinh doanh dao động từ 700-1000$/ tháng.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Bạn muốn nhận được điều gì, thì bạn hãy làm điều ấy cho doanh nghiệp mà bạn đầu quân. 

Tương tự: bạn muốn nhận điều gì, thì bạn hãy mang điều ấy cho khách hàng của bạn.

Tốt nhất là các bạn nên học đúng chuyên ngành thuộc thế mạnh của mình, theo từng lĩnh vực mà mình chọn làm nghiệp. Rất ít những người không học đúng chuyên môn nhưng vẫn thành công. Họ thành công là vì năng lực học tập của họ cực tốt. Họ có thể không học chuyên sâu nhưng khả năng học rộng vô cùng tốt và họ ứng dụng thực tế vô cùng hiệu quả.

Anh nghĩ tố chất để duy trì năng lượng và động lực cho công việc đạt kết quả cao nhất chính là “thái độ học như chưa biết gì” và “hãy làm, đừng bao giờ sợ sai”.

 

Bài viết Giám đốc điều hành (CEO) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Người thật Việc thật – Nhân viên bán hàng https://huongnghiepsongan.com/nguoi-that-viec-that-nhan-vien-ban-hang/ Fri, 15 Nov 2019 12:01:21 +0000 https://huongnghiep.honviet.com.vn/?p=2426 Thư viện “Người thật Việc thật” là tập hợp các câu chuyện nghề được thu thập và sắp xếp theo các nhóm ngành phổ biến, xoay quanh chia sẻ ở một số mảng chính ở mỗi nhóm ngành nghề nhằm giúp người đọc có thể tiếp cận một nguồn thông tin vừa mang màu sắc [...]

Bài viết Người thật Việc thật – Nhân viên bán hàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thư viện “Người thật Việc thật” là tập hợp các câu chuyện nghề được thu thập và sắp xếp theo các nhóm ngành phổ biến, xoay quanh chia sẻ ở một số mảng chính ở mỗi nhóm ngành nghề nhằm giúp người đọc có thể tiếp cận một nguồn thông tin vừa mang màu sắc cá nhân vừa mang một số đặc điểm điển hình của các công việc trong bối cảnh thị trường lao động tại Việt Nam. Mỗi câu chuyện “Người thật Việc thật” là chân dung về một người thật được ẩn danh với một vị trí công việc cụ thể tại một thời điểm trong con đường phát triển sự nghiệp của họ.

Bài viết Người thật Việc thật – Nhân viên bán hàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>