Lưu trữ Giáo dục – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/giao-duc/ Cứ đi để lối thành đường Sat, 08 Feb 2025 08:17:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.2 https://huongnghiepsongan.com/wp-content/uploads/2019/12/cropped-song-an-logo-32x32.jpg Lưu trữ Giáo dục – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/giao-duc/ 32 32 Giáo viên dạy Hóa học https://huongnghiepsongan.com/giao-vien-day-hoa-hoc/ Sat, 11 Jan 2025 06:43:49 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=25475 1. Thông tin căn bản Tuổi: 23 Giới tính: Nữ Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 2 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại học – Chuyên ngành Sư phạm Hóa học Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ Giáo viên Trung học cơ sở dạy môn Khoa học [...]

Bài viết Giáo viên dạy Hóa học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin căn bản
  • Tuổi: 23
  • Giới tính: Nữ
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 2 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại học – Chuyên ngành Sư phạm Hóa học
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ Giáo viên Trung học cơ sở dạy môn Khoa học Tự nhiên, Chứng chỉ Tiếng Anh B2 – VSTEP
  • Số giờ làm hằng tuần: 40-48 tiếng
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): công ty công nghệ giáo dục trực tuyến – khoảng 100 nhân viên.

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

  • Hỗ trợ và quản lý điều phối lớp học online (sắp xếp lịch, chuẩn bị tài liệu cho học sinh, quản lý chuyên cần,…).
  • Biên soạn câu hỏi, đề thi, sách luyện thi môn Hóa học cấp THPT.
  • Chăm sóc học viên trong quá trình sử dụng các dịch vụ học trực tuyến.
  • Giá trị đem lại cho công ty và các bên liên quan: phát triển nội dung sản phẩm, phối hợp chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ học trực tuyến.

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Ngay sau khi tốt nghiệp đại học (chuyên ngành sư phạm Hóa học), tôi rất cần một công việc liên quan đến chuyên môn của mình. Tôi đã thấy bài đăng tìm người và ứng tuyển thành công.
  • Nguyên nhân chọn con đường này: 
  • Đây là offer công việc đầu tiên tôi thấy trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình. 
  • Tôi muốn thử sức ở cương vị mới: dù không trực tiếp giảng dạy nhưng vẫn mang được kiến thức, chuyên môn của mình tới học sinh. 
  • Công việc này là một cơ hội nâng cao khả năng tự học của bản thân trong việc tìm kiếm và biên soạn tài liệu học tập cho học sinh.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

Lưu tâm Anh chị có thể viết theo các khung giờ chính hoặc đơn thuần kể các công việc chính theo trình tự thời gian trong ngày
Giờ làm việc:

Mỗi ngày 8 tiếng (từ 08h00 – 17h30; nghỉ trưa 1 tiếng 30 phút) từ thứ 2 đến thứ 6. 

Thứ 7 cách tuần (từ 08h00 – 17h00)

Thời gian Đầu việc
08h00 – 08h15 Check tin nhắn chăm sóc khách hàng, tin nhắn Zalo của học sinh
08h15 – 08h45 Cập nhật video buổi học online diễn ra tối hôm trước.

Nhận xét giáo viên dạy online.

Lưu trữ dữ liệu của buổi học online.

08h45 – 09h15 Cập nhật bài tập về nhà cho học sinh.
09h15 – 17h30 Biên soạn học liệu.

5. Anh/chị thích và không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao? 

  • Điều thích nhất: Được tiếp xúc với học sinh từ khắp mọi miền Tổ quốc; được tiếp xúc với nhiều kiến thức mới; được phát huy tối đa óc sáng tạo; lương khá cao so với mặt bằng chung.
  • Điều không thích nhất: Phải ngồi yên 1 chỗ làm việc với máy tính quá lâu, dễ mệt mỏi.

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Về kiến thức: 
    • Kiến thức chuyên môn vững (môn Hóa học).
    • Tiếng Anh tốt.
  • Về kỹ năng:
    • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tốt (để tra cứu tài liệu, tìm học liệu,…).
    • Kỹ năng tin học văn phòng tốt.
    • Kỹ năng tự học.
    • Kỹ năng tra cứu.
    • Kỹ năng làm việc nhóm.
    • Kỹ năng lắng nghe.
    • Kỹ năng đặt câu hỏi.
  • Về thái độ:
    • Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, không ngừng trau dồi và phát triển bản thân.
    • Với khách hàng: luôn lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng, giải đáp, lắng nghe, hỗ trợ hết mình những tâm tư nguyện vọng và thắc mắc của học viên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ học trực tuyến.

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  • Hiểu nhầm: Công việc này phục vụ tuyển sinh cho các trường đại học => Sự thật: không phục vụ tuyển sinh.
  • Hiểu nhầm: Công việc này bao gồm giảng dạy => Sự thật: Không đứng ra giảng dạy chính cho học sinh. Công việc này chỉ ngồi làm văn phòng.
  • Hiểu nhầm: Không phải soạn giáo án, bài giảng slide như đi dạy chính quy.

8. Công việc này có thể nuôi sống em khi mới ra trường không?

Nhìn chung mức lương của công việc này đủ để nuôi sống một bạn sinh viên khi mới ra trường mà không cần đến sự trợ giúp của gia đình.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

  • Phải có tinh thần tự học, tự đọc và tự tìm hiểu tốt.
  • Chấp nhận có thể phải hỗ trợ cho HS và GV ngoài giờ làm việc.
  • Không có thời gian nghỉ hè như ngành sư phạm chính quy.
  • Tiếp xúc và làm việc nhiều với máy tính, hầu hết thời gian làm việc là ngồi tại văn phòng.
  • Khéo léo trong cách nhắn tin và giao tiếp với học sinh.

Bài viết Giáo viên dạy Hóa học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Chuyên viên Khai vấn https://huongnghiepsongan.com/chuyen-vien-khai-van/ Tue, 08 Oct 2024 04:14:21 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=24428 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 33 Giới tính: Nữ Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 11 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân ngành Thông tin Đối ngoại – Khoa Quan hệ quốc tế – Học viện Báo chí và Tuyên truyền Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): [...]

Bài viết Chuyên viên Khai vấn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 33
  • Giới tính: Nữ
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 11 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân ngành Thông tin Đối ngoại – Khoa Quan hệ quốc tế – Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ Chuyên viên Khai vấn ACC do ICF cấp
  • Số giờ làm hằng tuần: 40h/tuần (làm việc tự do)
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Hiện đang làm solo-preneur (kinh doanh chuyên môn độc lập)

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

  • Xây dựng cộng đồng networking chuyên nghiệp (một cộng đồng của những người muốn phát triển mạng lưới làm việc chuyên nghiệp) 
  • Xây dựng các khóa học online liên quan tới networking (cung cấp các kiến thức và kỹ năng nền tảng để xây dựng mạng lưới làm việc chuyên nghiệp)
  • Xây dựng các khóa học liên quan tới đào tạo kỹ năng mềm cho những chuyên gia kinh doanh chuyên môn (các online trainer)
  • Huấn luyện 1:1 và cố vấn cho các quản lý cấp cao/CEO của các công ty vừa và nhỏ
  • Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng cho dịch vụ networking coach

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Tôi tiếp xúc lần đầu tiên với ngành khi tham gia chương trình “Hội chợ Hướng nghiệp” do trường cấp 3 tổ chức. Sau hội chợ, tôi rất ấn tượng với ngành PR – Quan hệ công chúng vì nó phù hợp với sở thích và điểm mạnh của bản thân: thích giao lưu, tổ chức sự kiện, được làm việc với các ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và được tiếp xúc với nhiều người. Vì vậy, tôi đã đặt nguyện vọng thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Tôi bắt đầu vào nghề vào năm 3 Đại học. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, với các kiến thức về tổ chức sự kiện, truyền thông, làm báo, tôi đã bắt đầu tham gia vào các công việc liên quan tới tổ chức sự kiện tại các trường Đại học. Sau đó, tôi nhận ra điểm mạnh của bản thân là tổ chức và giảng dạy kỹ năng mềm – một ngách nhỏ mà ít ai dạy, đó chính là kỹ năng thuyết trình. Tôi đã sáng lập ra một trung tâm để giảng dạy cho các sinh viên về kỹ năng thuyết trình và nhận được nhiều sự ủng hộ trong cộng đồng. Từ đó, tôi cũng xây dựng được cho mình mạng lưới chuyên nghiệp, cũng như sản phẩm đầu tiên liên quan tới đào tạo kỹ năng mềm và nghề nghiệp liên quan tới đào tạo, kết nối. 

Nhìn chung, tôi là người tự đinh hướng cho bản thân từ nhỏ. Bố mẹ luôn ủng hộ và cho tôi tự quyết định, tự chịu trách nhiệm. Sau này, khi có gia đình và có con, việc lựa chọn công việc cũng do chính tôi quyết định và tự tìm tòi hướng đi cho riêng mình. Tôi rất tự hào về con đường mà mình đã và đang đi.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

09:00 – 10:00

Họp hành, sắp xếp lịch trong ngày

10:00 – 12:00

Gặp đối tác, khách hàng

13:00 – 14:00

Xây dựng khung chương trình đào tạo

14:00 – 16:00

Gặp gỡ mentee (người được cố vấn) và khách hàng

Ghi chú

Hiện tại, tôi đang làm việc 6 ngày/tuần và lịch làm việc thường được sắp xếp theo ngày. Cụ thể:

Thứ 2: Tham gia vào các cuộc họp nội bộ, tổng kết những điều đã đạt được, đúc kết lại tiến trình làm việc với khách hàng/đối tác và đưa ra kế hoạch cần làm cho tuần tới.

Thứ 3 & Thứ 4: Gặp gỡ và trao đổi với khách hàng để có thêm nhiều insight và góc nhìn.

Thứ 5 & Thứ 6: Nghiên cứu và đi sâu vào chuyên môn để xây dựng các khung chương trình đào tạo dựa vào insight và phản hồi từ khách hàng

Thứ 7: Giảng dạy, học tập và nâng cao chuyên môn

Chủ nhật: Dành thời gian cho gia đình và bản thân, nghỉ ngơi để cân bằng

5. Anh/chị thích và không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

  • Thích nhất: Điều tôi thích nhất là sự tự do. Tôi có thể lựa chọn đối tác và khách hàng mà mình muốn hướng tới, đào sâu suy nghĩ và dành thời gian phát triển bản thân để phù hợp với điểm mạnh và thị trường.
  • Không thích: Điều tôi không thích nhất là sự thiếu ổn định. Vì tôi kinh doanh độc lập nên tôi hoàn toàn phải chịu trách nhiệm cho thu nhập của bản thân. Trong khi đó, có rất nhiều thứ không chắc chắn và cần chỉnh sửa, điều chỉnh. Ví dụ như, mô hình kinh doanh (business model) của mình, khách hàng tiềm năng và sản phẩm. Tôi cũng phải tự chủ về việc tự phát triển bản thân. 

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Muốn thăng tiến trong công việc, bạn cần có một thái độ cầu thị, học hỏi không ngừng và lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân cũng rất quan trọng. 

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Hiểu lầm lớn nhất đén từ việc mọi người cho rằng, làm việc tự do sẽ không cần sự kỷ luật hoặc công việc sẽ yên bình, ngẫu hứng. Thực tế, sự kỷ luật là điều quan trọng nhất đối với một người làm độc lập, vì bạn không có đội nhóm nên sự thành bại của công việc phụ thuộc rất nhiều vào sự kỷ luật của chính bản thân.

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Sau 10 năm đi làm toàn thời gian, hiện tại tôi quyết định làm kinh doanh chuyên môn độc lập. Thu nhập của tôi đã tăng lên rất nhiều lần và thời gian cũng cân bằng hơn. Tôi nghĩ, điều quan trọng để có được thành công như lúc này, đó chính là sự tích lũy thời gian, kiến thức, kỹ năng và các mối quan hệ trong thời gian đi làm toàn thời gian trước đó.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Tôi có lời khuyên về việc các em nên xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tạo dựng các mối quan hệ, tìm được người dẫn dắt (mentor) rất quan trọng với sinh viên. Sự chân thành, luôn mong muốn giúp đỡ người khác cũng sẽ giúp các em đi xa trong công việc này. 

10. [Dành cho anh/chị đã làm 2 công việc khác nhau trở lên] Vì sao anh/chị chuyển việc? 

Tôi đã từng chuyển việc khá nhiều lần qua nhiều công ty khác nhau. Các công việc tôi từng trải qua như Sales, Trainer, Coach. Quyết định chuyển việc được đưa ra với nhiều lý do, nhưng đa số là do tôi muốn tìm kiếm cho mình một người cố vấn tốt để tôi có thể học hỏi và phát triển. Đồng thời, trong quá trình làm việc, tôi luôn tự chiêm nghiệm về công việc, xem thử mình đã sử dụng hết khả năng và điểm mạnh của mình hay chưa, có điều gì mà mình vẫn cần phát triển thêm. 

Ví dụ: Khi làm Trainer cho kỹ năng mềm, tôi luôn được mọi người tìm tới và gặp 1:1 để tư vấn về việc phát triển bản thân. Thời gian đầu, tôi rất nhiệt tình giúp đỡ, từ đó có thêm được rất nhiều mối quan hệ chất lượng, cũng như tạo được sự uy tín đối với mọi người. Thế nhưng, việc luôn phải đưa ra lời khuyên khiến tôi cảm thấy áp lực và kiệt sức. Vì vậy, tôi đã tìm và học về khai vấn (coach) để có thể hỗ trợ mọi người phát triển, nhưng không phải đưa ra quá nhiều lời khuyên, mà là giúp họ tự tìm ra câu trả lời cho riêng mình. 

Tôi đã làm hai việc song song: Sales và Coach trong 5 năm khi làm ở công ty đào tạo. Việc làm sales giúp ích rất nhiều cho tôi trong việc xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, có được những khách hàng coach đầu tiên và hỗ trợ cho quá trình làm Networking Coach ở thời điểm hiện tại.

11. [Dành cho anh/chị đã làm 2 công việc khác nhau trở lên] Anh/chị đã chuẩn bị như thế nào cho bước chuyển đổi công việc của mình (kiến thức, kỹ năng, quan hệ xã hội, tài chính,..)?

  • Trước mỗi lần thay đổi công việc, tôi đều chuẩn bị rất kỹ về tâm thế và kỹ năng
  • Tôi tham gia vào các khoá học để phát triển các kỹ năng mà tôi cảm thấy phù hợp với định hướng của bản thân
  • Tôi tìm hiểu trước từ mạng lưới chuyên nghiệp của mình về các cơ hội nghề nghiệp đang có
  • Tôi kiểm soát tốt tài chính của mình để đảm bảo việc chuyển đổi nghề nghiệp không tạo ra áp lực tài chính cho tôi và gia đình

Bài viết Chuyên viên Khai vấn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Giám đốc Nội trú https://huongnghiepsongan.com/giam-doc-noi-tru/ Sat, 29 Jun 2024 09:25:16 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=22829 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 31 Giới tính: Nam Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 5,5 năm Trình độ học vấn và chuyên ngành: Cử nhân Ngôn ngữ Anh và Cử nhân Quản trị Kinh doanh Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Nghiệp vụ Sư phạm TESOL DIPLOMA Việt Nam và [...]

Bài viết Giám đốc Nội trú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 31
  • Giới tính: Nam
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 5,5 năm
  • Trình độ học vấn và chuyên ngành: Cử nhân Ngôn ngữ Anh và Cử nhân Quản trị Kinh doanh
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có):
    • Nghiệp vụ Sư phạm
    • TESOL DIPLOMA Việt Nam và Canada
    • Chứng chỉ Giảng dạy Kỹ năng mềm (ĐH Sư Phạm TP.HCM)
    • Chứng chỉ Tham vấn tâm lý (ĐH KHXH&NV)
    • Foundation in Soft Skills Program (Ubiquity University)
    • Chuyên viên Hướng nghiệp Sài Gòn K10 (Hướng nghiệp Sông An)
    • Indigo Level 1 Certification Course
    • 7 Habits of Highly Effective People (Franklin Covey Vietnam) 
    • Chính sách Bảo vệ trẻ em (Canadian International School System)
    • Moving School (Asian Lay Leaders Forum and Saigon Pastoral Center)
  • Số giờ làm hằng tuần: 17h/ngày, riêng Thứ Bảy và Chủ Nhật sẽ trực cách tuần 24/24.
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Bộ phận Nội trú riêng biệt, nằm trong quy mô của hệ thống trường quốc tế. 4 thành viên cơ hữu sẽ đảm nhận nhiệm vụ chăm lo đời sống trực tiếp cho các học sinh Nội trú. Các phòng ban như: Buồng phòng, Y tế, Tham vấn, Bảo vệ, Y tế, Bếp ăn, Bảo trì, Cây xanh,… hỗ trợ chặt chẽ để tạo môi trường tốt nhất cho học sinh.

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

Mình có 2 trách nhiệm chính: quản lý vận hành khu Nội trú và chăm sóc đời sống tinh thần cho học sinh.

Quản lý vận hành

    • Phối hợp với các phòng ban như: buồng phòng, bus, bảo vệ, bếp ăn, bảo trì để đảm bảo cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ học sinh tốt nhất có thể.
    • Tuyển dụng, quản lý, đánh giá giáo viên Nội trú.
    • Hỗ trợ tuyển sinh, tiếp đón phụ huynh mới tham quan.

Chăm sóc đời sống tinh thần học sinh

    • Kết nối với Ban Giám hiệu, GVCN và giáo viên bộ môn để hỗ trợ học sinh kịp thời về học tập và đời sống.
    • Phối hợp cùng bộ phận Y tế để nắm bắt tình hình sức khoẻ và hỗ trợ học sinh khi cần, có thể đưa học sinh đi khám/chữa bệnh.
    • Phối hợp cùng bộ phận Tham vấn tâm lý, Tham vấn hướng nghiệp, phòng Học vụ và phòng Kiểm soát hành vi để kịp thời nắm bắt tình hình đời sống của học sinh.
    • Giữ liên lạc với phụ huynh để cập nhật tin tức và phối hợp, hỗ trợ khi cần.
    • Trò chuyện, hỏi han, động viên học sinh thực hiện theo chương trình sống hàng ngày và nhắc nhở các con về lễ nghi phép tắc: đi thưa về trình, nói lời xin lỗi, cảm ơn,…
    • Tổ chức các chương trình sinh hoạt, vui chơi như: chơi thể thao, xem phim, mua sắm cùng học sinh. Bất kì khi nào học sinh cần, mình sẽ hỗ trợ hết mức có thể. 
    • Giữ liên lạc với cựu học sinh và nhờ các bạn hỗ trợ khi cần.

Giờ ngồi liệt kê ra mới thấy có quá nhiều việc không tên. Để dễ tưởng tượng, mình cứ nghĩ đến vai trò (thường là) của một người cha trong gia đình: lo về điện nước, thiết bị hỏng hóc trong gia đình. Trách nhiệm người cha thể hiện trong việc quản lý, vận hành khu Nội trú của mình. Và vai trò (như là) người mẹ được thể hiện qua khía cạnh chăm sóc đời sống tinh thần cho học sinh: lắng nghe, trò chuyện, động viên, an ủi, dạy dỗ và cả cả răn đe. Đó có thể là cùng học sinh đi xem phim, mua sắm, ăn uống bên ngoài hoặc cùng đi dã ngoại, du lịch. Việc phối hợp nhịp nhàng các nhiệm vụ này không chỉ giúp công ty yên tâm với dịch vụ cung cấp cho phụ huynh – học sinh, mà xa hơn, chúng còn giúp cho học sinh có một môi trường an toàn về thể chất và tinh thần để từ đó học sinh có thể phát triển một cách tốt nhất. 

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

    • Bước ngoặt bén duyên với nghề

Sau tốt nghiệp, mình dành 3 năm để làm tình nguyện, khám phá bản thân và từ đó, mình nhận ra mình rất có đam mê với giáo dục và muốn thử sức ở mảng này. Mình chớp lấy cơ hội khi tham gia khóa thực tập sinh ở Philippines để học hỏi thêm về mảng giáo dục và nâng cao khả năng Tiếng Anh. Giai đoạn 6 tháng ở Philippines như là một phép thử để mình xem xét bản thân có phù hợp với môi trường giáo dục hay không và mình có thể làm gì ở lĩnh vực này. Kết thúc 6 tháng đó, mình thấy được sự thú vị của nghề và quyết tâm tìm kiếm cơ hội để có thể chính thức “gia nhập” vào lĩnh vực giáo dục. 

    • Con đường dấn thân để hiểu mình – hiểu nghề

Lần đầu tiên mình làm công việc này là tháng 08/2017. Khi đó, bạn mình rủ rê mình qua Cebu, Philippines để làm Thực tập sinh Quản lý học viên tại một trường Anh ngữ. Mình làm công việc này trong 6 tháng với nhiệm vụ chăm sóc đời sống Nội trú xa nhà cho các bạn học viên Việt Nam đa dạng lứa tuổi (từ 15-45 tuổi). Sau này, khi về lại Việt Nam, mình gặp khá nhiều khó khăn trong việc chuyển ngành, vì chuyên ngành chính của mình liên quan đến Kinh tế, trong khi kinh nghiệm về lĩnh vực Giáo dục lại không đủ. 

Tháng 08/2018, mình bắt đầu công việc Trợ giảng lớp Tiếng Anh cho học sinh lớp 1 và lớp 2 tại một trường Quốc tế. Sau vài tháng đi làm, cô Hiệu phó có giới thiệu công việc Giáo viên Nội trú cho mình, nhưng mình từ chối. Đến tháng 08/2019, khi quyết định gắn bó lâu hơn với mảng giáo dục và mong muốn được làm gì đó nhiều hơn cho các bạn học sinh cấp 2 và cấp 3, cũng như thử thách bản thân, mình đã ứng tuyển vào vị trí Giáo viên Nội trú ngay khi nhận thông báo tuyển dụng từ cô Hiệu phó.

Sau khi được nhận, mình bắt đầu quản lý khu Nội trú Nam và xây dựng kế hoạch sinh hoạt chung cho toàn bộ khu Nam – Nữ. Qua thời gian, mình dần được chuyển giao công việc bởi người tiền nhiệm, từ đó từng bước học cách quản lý và vận hành khu Nội trú. Đến tháng 07/2020, sau cuộc trò chuyện với quý Hội đồng quản trị của tập đoàn, mình đã nhận được quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Nội trú (Head of Boarding House) của cả hệ thống gồm 3 trường đơn ngữ/song ngữ. 

    • Ảnh hưởng từ gia đình

Gia đình mình không ở Sài Gòn. Khi lên Sài Gòn học, mình ở cùng các anh chị em ruột và anh chị em họ hai bên nội – ngoại. Quyết định đi làm xa gia đình là điều rất mới mẻ với mình. Năm đầu tiên mình từ chối công việc cũng là vì mình chưa sẵn sàng với việc ra riêng. Với mình khi ấy, gia đình vẫn là ưu tiên hàng đầu. Sau này, khi chị gái lập gia đình và anh trai đi làm xa, mình nghĩ chắc cũng đã đến lúc để mình có một bước chuyển mới. Khi đó, ba mình la quá trời vì anh chị bỏ lại thằng út ở một mình, nhưng sau khi giải thích và động viên, dần ba má cũng hiểu cho quyết định của mình. Hiện tại, cả nhà ai cũng vui với công việc của mình. Nhà có 4 anh chị em, 2 người ở Bình Thạnh, 2 người ở Quận 7 nên mỗi lần tụ tập cũng dễ dàng.

    • Quyết định gắn bó lâu dài

Từ khi làm công việc này, mình thấy thích thú dữ thần luôn. Mình cảm giác như được quay lại thời học sinh, vui và năng lượng lắm. Công việc này cũng giúp mình lớn lên rất nhiều khi phải đảm nhiệm vai trò của một người cha, người mẹ của vài chục học sinh từ đủ vùng miền, đủ nền văn hoá. Với tính chất công việc đặc thù, mình phải không ngừng nâng cấp bản thân và giữ được sự linh hoạt, tỉnh táo. Vì vậy, nếu được chọn lại, mình sẽ chọn làm công việc này sớm hơn (cười lớn).

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

06:30 Gọi học sinh dậy, cập nhật tình hình sức khoẻ xem các bạn có ốm đau hay mệt gì không.
07:00 Xem học sinh đã dậy và dọn dẹp giường, soạn cặp vở sẵn sàng chưa, sau đó “lùa” các bạn đi ăn sáng.
07:30 “Lùa” ăn sáng lần nữa và nhắc học sinh đón bus đi học.
08:00 – 15:00 Giờ nghỉ. Tuy nhiên, trong trường hợp học sinh cần đi bệnh viện hoặc cần hỗ trợ khẩn cấp, mình vẫn có thể linh động sắp xếp.
15:00 – 15:50 Đón học sinh về lại Khu Nội trú và điểm danh.
16:30 – 17:30 Chơi thể thao cùng học sinh: cầu lông, chạy bộ, đá banh, tập gym,…
17:30 – 19:00
  • Nhắc nhở học sinh ăn tối, tắm giặt, hỏi han, chuyện trò. 
  • Hỗ trợ các trường hợp đặc biệt khi cần.
  • Ăn cơm tối.
19:00 – 21:30
  • Đến các phòng để nhắc nhở, động viên hoặc hỗ trợ hướng dẫn bài tập cho học sinh.
  • Thảo luận cùng phụ huynh về các con.
  • Trao đổi với đội ngũ giáo viên Nội trú, viết báo cáo, lập kế hoạch.
  • Theo sát việc nộp thiết bị điện tử vào lúc 21:30 của học sinh.
21:30 – 22:00
  • Sinh hoạt cuối ngày cùng học sinh, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: bắn cung, air hockey, board game, hỏi han, trò chuyện.
22:00 – 23:00
  • Nhắc nhở học sinh đi ngủ và 10-15 phút sau lại kiểm tra phòng 1 lần (thường sẽ giảm tần suất sau 23h). Đối với một số phòng cần chăm sóc đặc biệt, mình có thể ngồi tại phòng cho đến khi các bạn ngủ.
Ghi chú

Thời gian làm việc trong tuần như sau:

  • Thứ 2 – Thứ 6: 15h ngày hôm trước đến 8h sáng hôm sau.
  • Thứ 7 và Chủ Nhật: 24/24 (trực cách tuần).

Khi cần hỗ trợ vào lúc học sinh bị bệnh, gia đình cần đưa đón sớm hơn, hoặc trong các dịp tập huấn, dã ngoại, thi cử, mình có thể sắp xếp hỗ trợ thêm. Đối với các dịp lễ Tết, mình sẽ vào khu Nội trú vào 12h trưa ngày cuối của kỳ nghỉ để chuẩn bị đón học sinh.

5. Anh/chị thích và không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Thích nhất

    • Được làm việc cùng các bạn trẻ và học được rất nhiều từ các bạn: năng lượng, sáng tạo, nhanh nhạy.
    • Đồng hành, hướng dẫn và lắng nghe những câu chuyện của học sinh.
    • Được làm ba làm mẹ của mấy chục đứa con to đầu nên được học và thực hành làm ba mẹ từ sớm (cười).
    • Được làm anh hai của một bầy em út, được “quậy”, “nghịch” cùng tụi nhỏ, kiểu như “chữa lành” đứa trẻ bên trong của chính mình. Những điều ngày tuổi teen mình chưa kịp làm, giờ đây, gần như mình đã được đám nhỏ “đồng hành” trên mọi nẻo đường.
    • Được chia sẻ, hướng dẫn học sinh sống sao cho tử tế, vui buồn cùng các bạn, có cơ hội truyền cảm hứng đến cho các bạn. 
    • Được thử thách bản thân ở công việc “hiếm” tại Việt Nam, phải chủ động và học hỏi, nâng cấp bản thân không ngừng.
    • Là thành viên tham gia trực tiếp và xuyên suốt vào quá trình nộp đơn, khảo sát, phỏng vấn và chuẩn nhận đạt chuẩn CoIS (Hệ thống các trường Quốc tế) của Khu Nội trú. Quá trình này bắt đầu từ khoảng tháng 04/2020. Hiện tại, Khu nội trú mình làm việc là Khu Nội trú thứ 2 tại Việt Nam đạt chuẩn CoIS. 
    • Được gặp gỡ các học trò từ nhiều vùng miền, quốc gia với đa dạng nền văn hoá.
    • Được phép sáng tạo và đổi mới, được tin tưởng và trao quyền.

Không thích nhất

    • Thời gian làm việc khá nhiều. Đôi lúc, mình cảm thấy hơi khó chịu vì điện thoại luôn phải cầm trong tay và phải trả lời tin nhắn mọi lúc mọi nơi: từ học sinh, phụ huynh, giáo viên, các phòng ban,… đặc biệt là các dịp đầu năm học, thi cử.

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Có hiểu biết về tuổi teen: từ sở thích, tâm lý, đến tính cách.
  • Hiểu biết về văn hoá, vùng miền.
  • Nghiệp vụ sư phạm và sự chia sẻ, hướng dẫn chân thành.
  • Tìm hiểu, học hỏi về Nội trú.
  • Hiểu biết về hướng nghiệp, ngành nghề để trò chuyện cùng các bạn hoặc phụ huynh.
  • Khả năng tiếng Anh tốt, vì có phụ huynh và học sinh nước ngoài; hoặc để trao đổi với với giáo viên bản xứ về học sinh.
  • Kiến thức về quyền Trẻ em, Bảo vệ trẻ em
  • Cởi mở và biết cách lắng nghe
  • Vị tha, giàu lòng trắc ẩn: vui buồn cùng học sinh và sẵn sàng bỏ qua khi các bạn sai phạm, răn đe khi cần và quan trọng nhất là trao niềm tin, gửi lời động viên để các bạn can đảm bước tiếp.
  • Tính kiên nhẫn
  •  Chính trực, chân thành.
  • Truyền cảm hứng.

Tóm lại, vì là người ở theo sát học sinh nên mình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các bạn nhỏ, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Vì vậy, nếu bạn có ý định làm việc trong mảng giáo dục nói chung và quản lý khu Nội trú nói riêng, thì việc trau dồi phẩm chất và đạo đức, hình thành và rèn luyện thái độ ham học hỏi, cầu thị, tích cực cũng là điều rất cần cho học sinh.

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

“Công việc hà khắc, giáo viên hắc ám, nội trú như ở tù, thầy cô Nội trú như cai ngục…”.

Đó là những gì mà mình đã từng nghe người khác nói về công việc này. Có thể một phần do trước đây, họ nghĩ Nội trú là dành cho những học sinh bất trị, gia đình không quan tâm đến con cái. Nội trú như là “giải pháp” cuối cùng.

Suy nghĩ này không phù hợp với môi trường Nội trú mình đang làm. Hiện tại, nhiều phụ huynh có điều kiện, họ muốn cho con cái được tiếp cận với môi trường giáo dục tốt hơn hoặc tạo bước đệm hình thành lối sống tự lập cho con trước khi du học, thế nên họ chọn môi trường Nội trú quốc tế. Cũng có rất nhiều phụ huynh ở tỉnh, dư điều kiện để cho con du học từ cấp 2-3, nhưng vì vẫn muốn con ở Việt Nam gần gũi với gia đình, nên họ chọn cho con học tại trường Nội trú Quốc tế tại Việt Nam để vừa có được bằng cấp, chương trình quốc tế, vừa thử sức bền của con trước khi “bơi” ra biển lớn.

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Công việc này không phù hợp với các bạn mới ra trường. Vì phải vào vai “ba mẹ” của học sinh nên ít nhất sau khi tốt nghiệp, các bạn cần có thêm trải nghiệm sống, tích luỹ kinh nghiệm làm việc để “trưởng thành” hơn. Độ tuổi 25+ sẽ phù hợp với công việc này hơn. Thu nhập từ công việc này ổn để các bạn có thể nuôi bản thân và trau dồi thêm từ các khoá học. Môi trường làm việc mang tính quốc tế cũng giúp các bạn có nhiều động lực phấn đấu và hoàn thiện bản thân.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

  • Chặng đường mình đến với công việc này rất tình cờ và càng đi thì mọi thứ càng rõ ràng. Nếu được khuyên các bạn trẻ, thường mình sẽ không dám khuyên đâu (cười lớn).
  • Từ bản thân mình, mình nghĩ các bạn cứ khao khát, cứ dấn thân và mài giũa, nâng cấp bản thân không ngừng thì mọi thứ sẽ dần tốt lên rất nhiều. Không cần phải so sánh với người khác, cứ so sánh với bản thân của ngày hôm qua, tháng trước, năm trước, mình đã làm được gì rồi? Đã ráng hết sức chưa? Ráng thêm xíu nữa được không? Khi đã làm đầy đủ các bước đó rồi thì điều quan trọng tiếp theo chính là NHẪN NẠI. Đôi lúc, thành quả đến lâu hơn mình nghĩ, hoặc chẳng biết thành quả khi nào đến, hãy cứ “Vững tâm, bền chí ắt thành công”.
  • Chủ động, phải rất chủ động. Vì đây là ngành học chưa được đào tạo chính thức tại Việt Nam nên tất cả những kiến thức chuyên ngành phải tự học và tìm kiếm.
  • Cộng đồng, mạng lưới chuyên gia cũng là điều bạn cần xây dựng. Những nhân tố này sẽ giúp bạn vượt qua được những lúc “nản” trong lúc làm nghề. Họ cũng là người “gợi” thêm ý chí để bạn đi tiếp trên hành trình “ươm mầm”.

Bài viết Giám đốc Nội trú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Trợ giảng Tiếng Anh https://huongnghiepsongan.com/tro-giang-tieng-anh/ Fri, 25 Aug 2023 09:48:29 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=19462 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 24 Giới tính: Nữ Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: Gần 2 năm kinh nghiệm trợ giảng tiếng Anh Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân, ngành Nhân Học Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ sư phạm Số giờ làm hằng tuần: [...]

Bài viết Trợ giảng Tiếng Anh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 24
  • Giới tính: Nữ
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: Gần 2 năm kinh nghiệm trợ giảng tiếng Anh
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân, ngành Nhân Học
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ sư phạm
  • Số giờ làm hằng tuần: 40h/tuần
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Vừa và nhỏ, 300 nhân viên

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

a. Trách nhiệm chính:

  • Giáo viên trợ giảng tiếng anh trong, ngoài lớp học
  • Giảng dạy theo phân công của công ty
  • Chuẩn bị học liệu và hỗ trợ học viên làm bài tập
  • Liên hệ với phụ huynh trong suốt quá trình học của con
  • Kết nối giáo viên với học sinh và phụ huynh
  • Tham gia đào tạo, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ trong quá trình làm việc ở công ty

b. Giá trị cho công ty và khách hàng:

  • Giúp học viên và phụ huynh học tốt hơn, kết nối với thầy cô nước ngoài
  • Giúp công ty duy trì số lượng học viên và gia tăng học viên mới nhờ việc học viên cũ của mình giới thiệu
  • Giúp nâng cao chính nghiệp vụ của bản thân

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Lúc mới ra trường, do chưa tìm được việc liên quan đến chuyên ngành và có khả năng tiếng Anh tốt nên mình quyết định tìm công việc trợ giảng tiếng Anh.
Mình nhờ bạn giới thiệu công việc này.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

9:30 – 10:00
  • Chuẩn bị học liệu cho lớp học (nếu có)
  • Gọi điện chăm sóc học viên học phụ huynh học viên
10:00 – 11h30
  • Trợ giảng (nếu có)
  • Học đào tạo nâng cao nghiệp vụ
14:30 – 15:00
  • Chuẩn bị học liệu cho lớp học (nếu có)
  • Gọi điện chăm sóc học viên học phụ huynh học viên
15:00 – 18:30
  • Trợ giảng (nếu có)
19:00 – 21:00
  • Gọi điện chăm sóc học viên học phụ huynh học viên
  • Chuẩn bị học liệu cho lớp học (nếu có)
  • Trợ giảng (nếu có)
Ghi chú Mình thường làm việc từ thứ 2 – chủ nhật, nhưng thời gian không cố định mà có thể theo ca, có hôm làm cả ngày, có thứ chỉ hôm ca sáng/chiều hoặc tối

Thời gian làm việc có thể thay đổi theo lịch học của lớp phụ trách hoặc do yêu cầu công việc

5. Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Thích:

  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp
  • Đồng nghiệp năng động, trẻ, nhiệt tình giúp đỡ cả trong lẫn ngoài công việc
  • Công việc nhẹ ngành, đơn giản
  • Có nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tiếng anh
  • Thích làm việc với học viên
  • Biết về vận hành của công ty để nếu mình có mong muốn mở trung tâm
  • Học được cách tiết kiệm và tối giản hơn

Không thích:

  • Không thích giao tiếp nhiều với phụ huynh
  • Lương ít
  • Công ty xa nhà

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Kiến thức: Tiếng Anh và các hoạt động văn hóa liên quan đến ngôn ngữ tiếng Anh
  • Kỹ năng: Giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề, kỹ năng kết nối phụ huynh/học sinh/giáo viên, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng văn phòng (Word, Excel, Powerpoint, sử dụng thành thạo các phần mềm online)
  • Thái độ: Nghiêm túc, nhiệt tình 

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Mọi người hay hiểu lầm đây là một công việc partime, không được nghiêm túc và lâu dài. Ngoài ra, khi nhắc đến việc này thì mọi người không được trân trọng lắm vì nghĩ là công việc của sinh viên thôi, không ổn định, và không học hỏi được gì.

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Thực tế công việc này hoàn toàn có thể nuôi sống các bạn mới ra trường nếu nhu cầu không quá cáo và không phải chăm sóc hay hỗ trợ tài chính cho ai, như cá nhân mình có thể duy trì và làm trong suốt hơn 1,5 năm vừa qua.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

  • Kiên trì, chịu khó, tiết kiệm trong quá trình làm việc vì thời gian đầu lương sẽ hơi thấp và phải học hỏi nhiều
  • Hiểu rằng mình thật sự mong muốn và vượt qua các rào cản về mặt tâm lý khi bị mọi người đánh giá, em có thể luôn nhìn về mục tiêu đối với ngành mà nỗ lực cố gắng
  • Học tiếng Anh tốt và chịu khó bồi dưỡng tiếng Anh của mình hơn
  • Đi làm thêm các công việc liên quan đến tiếng Anh giao tiếp: giảng dạy, chăm sóc khách hàng

Bài viết Trợ giảng Tiếng Anh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Huấn luyện viên thể thao https://huongnghiepsongan.com/huan-luyen-vien-the-thao/ Mon, 24 Apr 2023 07:30:01 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=16451 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 28 Giới tính: Nam Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 11 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: 12/12 Đại học Tôn Đức Thắng, ngành Quản lý Thể thao, chưa tốt nghiệp Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ An toàn & Cứu hộ [...]

Bài viết Huấn luyện viên thể thao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 28
  • Giới tính: Nam
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 11 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành:
    • 12/12
    • Đại học Tôn Đức Thắng, ngành Quản lý Thể thao, chưa tốt nghiệp
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có):
  • Số giờ làm hằng tuần: 
    • Linh động, với trung bình mỗi ngày tù  4 – 6 tiếng
    • Trong đó, mùa ít bận là mùa lạnh còn mùa bận là mùa hè khi các bạn nhỏ nghỉ hè
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Giảng dạy tự do

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

Đào tạo và huấn luyện học viên về bơi lội, quan trọng là:

  • Đảm bảo sự an toàn dưới nước cho học viên
  • Đảm bảo chất lượng học tập cho học viên

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Khi em học cấp 3, em không thích học lắm. Tới khi vào cấp 3, ba em khuyến khích đi học nghề, mà em lại không thích theo sự sắp đặt của ba mẹ nên thay vào đó, em xin ba mẹ đi tập thể thao lại với một người thầy cũ. Em đi tập một thời gian thì bị chấn thương vai, nên thầy kêu em lên hồ phụ thầy dạy. Khi đó em tầm 17 tuổi. Ba ở nhà thì thấy em lông bông, không đi học nghề nên vẫn kêu em đi học nghề. Còn thầy kêu em thử làm nghề dạy bơi giống thầy. GIữa 2 lựa chọn, thì em chọn theo thầy, hơn là sự sắp đặt từ gia đình. Từ đó, em bắt đầu vào nghề. Thời gian đầu em làm nghề, em thấy rất vui, em thích thể thao và thích dạy mấy đứa nhỏ. Nhờ đi dạy thì em cũng có tiền nữa.
  • Em là con giáo viên, nên từ lớp 1 tới lớp 5 thì hay được kèm cặp và theo sát việc học. Lên cấp 2, có 1 lần em nổi loạn, ba em chỉ nói 1 câu là học sao miễn con đừng xấu hổ là được. Từ đó thì áp lực của em về việc học nhẹ nhàng hơn nhiều. Gia đình em rất thoải mái, nhưng cũng muốn con trai theo dạng yên tâm là đi học Đại học lấy được cái bằng nên thời gian đầu vẫn dõi theo em. Em biết điều đó nên cố gắng thể hiện cho ba mẹ thấy dù có bằng Đại học hay không, mình vẫn ổn.
  • Nếu được chọn lại thì em vẫn chọn thể thao nhưng không chọn phát triển tại Việt Nam. Vì huấn luyện và đào tạo thể thao ở Việt Nam không có tư duy mở, đa phần là làm theo mệnh lệnh mà không được giải thích rõ ràng. Ví dụ khi em còn nhỏ và đang sinh hoạt trong câu lạc bộ bơi lội, bản thân em thích nhất là bơi sải. Nhưng đội của quận 7 lại thiếu 1 người bơi ngửa. Để đều cự ly cho đội thì em bị bắt buộc phải bơi ngửa mà không có sự giải thích rõ ràng. Nếu như em được giải thích rõ ràng như bơi ngửa hỗ trợ cho bơi sải như thế nào thì em sẽ thoải mái hơn. Hoặc khi em tập bóng rổ, những người có chiều cao như em, ở môi trường nước ngoài thì sẽ là người kiểm soát vòng ngoài, đánh xa bảng rổ. Ở Việt Nam thì hay được đưa vào đứng gần bảng rổ hơn và cũng không có sự giải thích là tác dụng của nó là gì, hỗ trợ gì khi quay ra đánh vòng ngoài. Em thấy thể thao Việt Nam không thiếu nhân tài, có thể gọi là cực kỳ nở rộ về nhân tài. Nhưng thiếu người dẫn dắt có tầm nhìn để đưa thể thao Việt Nam lên một tầm cao mới, ở quy mô toàn cầu.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

Nghề của em không có một ngày làm việc tiêu biểu mà khá linh động. Em chuyển câu hỏi thành Em thường làm gì trước khi dạy và trong khi dạy sẽ phù hợp hơn.

a. Trước khi dạy thì em: Hỏi nhu cầu học viên bằng một vài câu hỏi:

  • Học viên biết gì về môn bơi lội này rồi? 
  • Họ hiểu khi học bơi là học cái gì? 
  • Học viên hiểu thế nào về mong muốn của mình? (Định nghĩa từ “biết bơi”)

b. Trong 1 – 2 buổi dạy đầu tiên:

  • Dạy các bước cơ bản dưới nước trước để xác định xem mức độ tiếp thu các phương pháp học mới của học viên như thế nào
  • Linh hoạt biến đổi cách hướng dẫn, truyền đạt và trang bị để họ hiểu hơn

5. Anh/chị thích và không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Điều em thích là: 

  • Có thể luôn tạo ra một thứ gì đó mới trong công việc của mình.
  • Vì khi tham gia thể thao, họ luôn muốn thấy 1 thứ gì đó được cải thiện thì nghề này làm được điều có thể thấy đó qua từng buổi học.
  • Thể thao giống như một nơi kết nối của đủ mọi lĩnh vực. Nhờ nghề này, em được tiếp xúc với nhiều người có kiến thức rộng, tư duy mở để mình học hỏi và phát triển bản thân.
  • Sự linh hoạt về thời gian.

Trước đây, em từng không thích nghề này vì thấy nó nhàm chán nhưng gần đây, em vừa thấy rõ được cơ hội linh hoạt trong nghề này như em nói bên trên nên không thấy không thích điểm nào nữa cả.

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Thái độ:

  • Tính kiên nhẫn
  • Mạnh dạn thử nghiệm cái mới trong phương pháp dạy. Ví dụ ở bản thân em, lúc em mới ra dạy, thầy em không chỉ gì hết. Em hỏi thầy “Ủa thầy ơi, dạy sao thầy?”, thầy em trả lời “Thì con bơi sao con dạy lại vậy. Thầy đã quăng cho con cái cần câu, câu được hay không thì con tự tìm cách đi”. Nhờ vậy, em tự rèn luyện thái độ đó từ sớm cho mình. Một ví dụ khác khi em dạy, em có một học viên em bé không biết thở nước. Em chợt nhìn thấy mẹ bé cho bé uống Coca bằng ống hút thì bé hút được. Em mới mượn cái ống hút, rồi lấy ống hút cho bé thử. Em nói bé ngậm ống hút bằng miệng, thở qua cái ống hút trên bờ. Bé làm được, em cho bé xuống nước làm tương tự. Bé cũng làm được, em cho bé thử cắm ống hút nhẹ vào mũi, thở dưới nước bằng mũi qua ống hút. Sau đó thì bé đã biết thở dưới nước. Hoặc có thời gian em dạy ở một hồ bơi nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó, ban lãnh đạo có ra chỉ đạo là không dùng phao tay trong giảng dạy nữa nên em đã tự sáng tạo ra phao lưng – được tạo từ 2 cái phao tay, gắn vào dây, đeo vào lưng.

Kiến thức chuyên môn: Như em chia sẻ bên trên, các chứng chỉ chuyên môn cần có khi hành nghề thì chắc chắn phải có

Kỹ năng:

  • Kỹ năng truyền đạt kiến thức cho học viên:
    • Em lấy ví dụ cho dễ hiểu về sự khác nhau giữa chia sẻ và truyền đạt. Chia sẻ là khi mình kể hoặc nói cho người ta biết và không cần quan tâm là người ta có làm được hay không. Còn truyền đạt là mình nói, kể, truyền tải như thế nào mà họ phải làm được kỹ năng đó. 
    • Khi em bơi, em là người sử dụng kỹ năng, còn khi em dạy thì em là người truyền đạt kỹ năng đó cho người khác. 
    • Làm nghề này cần hiểu rõ, mình đang làm thầy, nghĩa là mình giúp học viên chỉ ra cái họ cần cải thiện và mình truyền đạt cách họ có thể cải thiện, rồi để họ tự thử áp dụng. Mình đồng hành và nhắc nhở khi cần. 
    • Chứ mình không làm thợ, bắt học viên phải làm theo cái này cái kia giống như mình làm thì mới được giống mình hay nói cách khác là cầm tay chỉ việc. Cơ địa mỗi người mỗi khác đó. Cách áp dụng cho mình nhiều lắm cũng chỉ phù hợp với một nhóm người có cơ địa giống mình thôi.
  • Kỹ năng tổ chức và sắp xếp học viên. 
  • Kỹ năng quản lý số đông học viên trong một lớp
  • Kỹ năng quan sát phải rất tốt. Điều này cần mình để ý, khi học viên bơi 2 –  3 hơi đầu tiên là đã biết mình cần làm gì với học viên đó rồi. Trong đầu mình cần xác định rõ cơ bản là cần làm gì với từng học viên và nảy ra thêm ý tưởng để học viên có thể làm thử các cách gì khác nữa.
  • Kỹ năng giao tiếp: hướng dẫn dễ hiểu cho học viên nghe, cảm thấy thích, vui, đầu óc thoải mái, học mới vô.

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Nghề này sẽ kiếm nhiều tiền, em nghĩ vì họ thấy mình đi du lịch, đi gặp người này người kia, nhưng thật ra đó là sự linh động thời gian và các mối quan hệ cần có trong công việc thôi.

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

  • Có, nhưng cần nỗ lực. 
  • Khó khăn đầu tiên là phải đi xây dựng thương hiệu cá nhân. Mình cần hiểu rõ mình khác biệt gì trên thị trường và cộng đồng. Điều khác biệt của em là em có kiến thức và kỹ năng từ thế hệ làm nghề truyền thống. Em cũng tạo và duy trì được nhiều mối quan hệ từ thời gian đi phụ dạy.
  • Đầu tiên là hãy tiếp thu các bước đầu tiên càng nhanh càng tốt. Đừng bắt đầu bằng quan tâm sẽ kiếm được bao nhiêu tiền. Rồi, hãy chọn những người hợp tác ưu tín để bắt đầu. Đó là những người có trang bị kiến thức cho mình, nâng cấp mình lên, chứ không phải chỉ chia hoa hồng. Việc ngâm mình dưới nước để dạy không dễ, đứng yên một chỗ trong nước không hề dễ với những người không có sức khỏe. Hợp tác uy tín còn là rõ ràng và công bằng trong tiền bạc và chi phí.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

a. Điều quan trọng khi làm nghề, là truyền tải kiến thức chất lượng cho mọi người: 

  • Em đúc kết được điều này khi được mời làm diễn giả cho công ty Adidas và chuẩn bị nội dung kiến thức cần có trước khi đi bơi. Thể thao Việt Nam có 2 dạng kiến thức, một là kiến thức truyền miệng, hai là kiến thức có nền tảng.
  • Ví dụ: Mọi người thường có một niềm tin chung là thở 2 bên nhanh hơn thở 1 bên khi bơi sải nên ai học bơi sải cũng được dạy là thở 2 bên đi. Em thắc mắc, mọi người đã kiểm chứng chưa? Nếu có 1 dẫn chứng là các vận động thành tích cao thế giới thở 1 bên mà thành tích tốt thì mọi người thấy sao? Thay vì chỉ làm theo hoặc chỉ dạy người khác theo cách đó, mình nên tự đi xác nhận và đo cho bản thân mình trước, nếu đúng thì chia sẻ lại trải nghiệm của mình. 
  • Một ví dụ khác là, khi bơi, mình lấy hơi bằng miệng, thở ra bằng mũi – mọi người tin vậy là đúng rồi làm theo. Nhưng không có khoảng dừng để nghĩ lại xem có hợp lý hay không, và còn kiểu nào khác không, nếu mình làm kiểu khác thì nó có sai không.
  • Hoặc, khi tập xảy ra stress hoặc chấn thương, có những cái stress trong việc chạy bộ mà huấn luyện viên chạy bộ hoặc huấn luyện viên tập gym đã thử nhưng không giải quyết được cho họ, bởi vì ai cũng muốn khẳng định cái tôi và khả năng của mình luôn là đúng. Khi kiến thức xuất phát từ kinh nghiệm thì nó chỉ đúng với một nhóm người cùng thể trạng, đặc tính, … 

b. Tập trung dạy phương pháp học: Thời gian sau này, em dạy chuyên môn rất ít, mà dạy phương pháp học nhiều hơn, cụ thể là phương pháp tiếp nhận cái gì đó mới. 

Ví dụ em kích thích bản năng khám phá và xử lý dưới nước của học viên bằng cách khởi đầu bài học bằng cách cho học viên làm quen dưới nước. Học viên muốn làm gì cũng được khi ở dưới nước. Đây không phải là một bài tập. Nó chỉ là một kỹ năng cực kỳ cơ bản thôi. Học viên nào hiểu được điều này và khai thác được hết các bài tập ban đầu của em bằng cách khởi động bằng thả lỏng, khám phá bản thân, khám phá môi trường, khám phá được các tác động mà môi trường lên mình thì họ đã tiếp nhận một phương pháp tự học mới rất hiệu quả. 

c. Khai thác bản năng dưới nước của mỗi người: 

Trước năm 2013 thì nhu cầu học đứng nước của học viên gần như không có, sau 2013 thì mới có nhu cầu này. Khác biệt này xảy ra đến từ khác biệt trong phương pháp đào tạo. Khi học viên được dạy kỹ năng từ đầu, chứ không phải khai thác và nhận biết bản năng từ đầu, họ nghĩ rằng đứng nước là một kỹ năng cần phải học trong quy trình. Tuy nhiên, con người có bản năng tự nhiên để di chuyển bản thân từ A đến B dù trong môi trường nào. Và khi được yêu cầu, bản năng sẽ biết tìm cách. Vậy nên, hãy để cho học viên nhận biết bản năng này, được thử khai thác nó, được thử làm sai rồi chỉnh sửa để làm cho đúng.

d. Dạy bơi không phải là bán thời gian mà là bán sản phẩm

  • Khi bán sản phẩm là dù dạy 1 học viên hay dạy 3 học viên thì chất lượng đầu ra đều như nhau. Điều này đồng nghĩa với việc học phí của mỗi học viên trong lớp 1 người hay lớp 3 người đều như nhau. Còn bán thời gian thì khi dạy lớp 3 học viên chất lượng khác lớp 1 học viên, dẫn đến học phí của mỗi học viên cho lớp 3 học viên thường rẻ hơn học 1 – 1. Em đang bán sản phẩm chứ không bán thời gian.
  • Bản thân em hiện tại khi gặp nhu cầu lớp 1 học viên cũng cân nhắc kỹ nhu cầu và khả năng. Vì với lớp 1 – 1, mức độ quan tâm của thầy dành cho học viên là 100%. Đối với một số học viên, đây sẽ vô hình tạo nên một áp lực trong quá trình học của họ. Em đã từng dạy 1 – 1, sau đó chị học viên bị áp lực nên chuyển thành lớp 2 học viên để thoải mái hơn.

e. Khi nghĩ rằng, mình đang đào tạo chứ không chỉ huấn luyện, mình sẽ có tư duy và cách tiếp cận hiệu quả và rộng mở:

Với em, đào tạo giống như một dự án có thành phẩm rõ ràng thấy được. Huấn luyện là một bước/ một phần cụ thể trong đó. Đào tạo và huấn luyện sử dụng những kỹ năng khác nhau. Em đã làm công việc Huấn luyện, giờ em đang tiếp tục chinh phục con đường Đào tạo. Em nghĩ, các bạn mới bắt đầu hãy thử nghĩ theo cách này để tìm được con đường phù hợp cho mình.

Bài viết Huấn luyện viên thể thao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Quản lý/ điều hành và giảng dạy bộ môn Ki Aikido tại CLB Ki Aikido Hà Nội https://huongnghiepsongan.com/quan-ly-dieu-hanh-va-giang-day-bo-mon-ki-aikido-tai-clb-ki-aikido-ha-noi/ Fri, 15 Jul 2022 09:50:29 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=13701 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 31 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 4 năm Trình độ học vấn và chuyên ngành: MBA – Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Các chứng chỉ chuyên môn: Bằng cấp chuyên môn về Hiệp Khí Đạo – Tinh thần và Thể xác hòa hợp Số giờ [...]

Bài viết Quản lý/ điều hành và giảng dạy bộ môn Ki Aikido tại CLB Ki Aikido Hà Nội đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 31
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 4 năm
  • Trình độ học vấn và chuyên ngành: MBA – Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
  • Các chứng chỉ chuyên môn: Bằng cấp chuyên môn về Hiệp Khí Đạo – Tinh thần và Thể xác hòa hợp
  • Số giờ làm hằng tuần: 14 tiếng/ tuần
  • Loại hình & quy mô công ty: Câu lạc bộ Ki Aikido Hà Nội – giảng dạy võ thuật Ki – Aikido và nguyên lý của Khí trong đời sống hằng ngày

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

Vị trí trong tổ chức hiện tại là quản lý/ điều hành và giảng dạy bộ môn Ki Aikido tại CLB Ki Aikido Hà Nội. Cụ thể:

  • Quản lý vận hành/ tổ chức các hoạt động nội bộ liên quan tới các thành viên tham gia CLB Ki Aikido Hà Nội. Xây dựng môi trường sinh hoạt kết nối và nhóm học tập/ thực hành các nguyên lý của Khí trong Aikido và sinh hoạt hằng ngày.
  • Quản lý/ phân bổ quỹ tài chính của CLB phục vụ cho duy trì hoạt động của cả năm.
  • Xây dựng và phát triển chương trình huấn luyện cho các học viên lớp người lớn – cơ bản tại CLB Ki Aikido Hà Nội.
  • Xây dựng và phát triển chương trình huấn luyện cho lớp trẻ em tại CLB Ki Aikido Hà Nội.
  • Tham gia tập huấn/ huấn luyện đặc biệt chuyên môn dưới hướng dẫn của chủ nhiệm CLB Ki Aikido Hà Nội.

Giá trị của công việc hiện tại:

  • Tập trung hóa và đơn giản hóa bộ máy vận hành của CLB, hướng tới đẩy mạnh chuyên môn.
  • Nghiên cứu và tìm kiếm các ứng dụng/ cách thức truyền đạt bài tập, hướng tới việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của đối tượng người lớn và trẻ em tại CLB.
  • Chuyên môn hóa bản thân nhằm xây dựng/ đào tạo các huấn luyện viên kế tiếp.

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Sau khi tốt nghiệp cử nhân chương trình Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kinh tế Quốc dân, mình có cơ hội gắn bó với môi trường giáo dục, khởi điểm là công việc tư vấn du học tại một trung tâm tư vấn của Singapore. Đây là nơi bản thân mình nghiên cứu và tìm hiểu các khóa học hướng tới đối tượng học sinh cấp 3, giai đoạn mà căn cứ vào kế hoạch/ điểm mạnh của cá nhân để chọn định hướng cho các năm học tiếp theo, đặc biệt dành cho các bạn học sinh muốn du học tại nước ngoài.

Với mưu cầu được học hỏi và trải nghiệm nhiều vị trí công việc khác, mình tiếp tục thay đổi công việc và ứng tuyển sang các vị trí khác như kinh doanh/ bán hàng, marketing. Đến một thời điểm, các công việc tiếp theo đều trùng khớp về chuyên ngành giáo dục. Trong đó có các vị trí như giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học, giáo viên dạy tiếng Anh mầm non theo phương pháp Montessori, giáo viên giảng dạy STEM tại trường cấp 2 và giáo viên hỗ trợ chương trình Sáng tạo cho trường cấp 3.

Xuất phát từ sở thích cá nhân trong rèn luyện võ thuật trong nhiều năm, mình luôn duy trì và liên tục rèn luyện kỹ năng tập luyện trong bộ môn Aikido. Vốn xuất phát từ môi trường hoạt động giáo dục, mình sớm nhận ra việc rèn luyện vận động đóng vai trò quan trọng không nhỏ bên cạnh việc rèn luyện về tri thức, đặc biệt với các bạn nhỏ từ 6 tuổi trở lên. Bên cạnh sở thích và kinh nghiệm về Ki – Aikido đã đúc kết nhiều năm, chính thức vào năm 2018, mình quyết định tập trung hẳn vào việc xây dựng môi trường tập luyện Ki – Aikido tại CLB Ki Aikido Hà Nội. Với các mục tiêu ban đầu là:

  • Xây dựng một môi trường luyện tập an toàn chất lượng cho trẻ em với bộ môn Ki – Aikido.
  • Bản thân lớn lên trong gia đình công chức nên mình cũng ảnh hưởng suy nghĩ về một cuộc sống công việc ổn định gắn bó với các tổ chức lớn, cũng có những áp lực kỳ vọng từ gia đình về trình độ học vấn của cá nhân. Tuy nhiên, mình tự trải nghiệm và nhận thấy việc được làm công việc thực sự phù hợp và phát huy được tối ưu cống hiến của mình với xã hội thực sự là điều mình vẫn ấp ủ và khát khao hơn cả. Chính vì thế, với việc tập trung xây dựng các lớp học nhỏ, mình cùng các HLV tại CLB dần phát triển được các lớp với số lượng học viên nhiều hơn. Ngoài ra, mình cũng nhận được những phản hồi/ lời động viên từ các phụ huynh và học viên để mình hiểu được giá trị cống hiến mà mình mang lại cho xã hội ra sao. Mọi người vẫn bảo việc làm trái với kinh nghiệm học vấn thì có phí phạm hay không? Với mình thì khi tìm được mục tiêu công việc rõ ràng thì cơ hội được áp dụng các kiến thức mình đã trang bị trước đó là vô kể và chính như kiến thức bạn đã có sẽ tối ưu được hiệu suất của công việc mà bạn đang thực hành.
  • Có thể mình sẽ có những công việc khác song song cùng với công việc tại CLB Ki Aikido Hà Nội, nhưng chắc chắn mình sẽ tiếp tục và luôn luôn giảng dạy bộ môn này với tất cả những học viên thực sự có tinh thần cầu học trong tương lai tới.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

8h – 10h Đọc sách/ nghiên cứu các tài liệu chuyên môn (bài viết/ hình ảnh/ video).

Xây dựng sơ lược kế hoạch giảng dạy cho ngày – định hướng bài dạy theo nội dung của tuần.

Kiểm tra dữ liệu quản lý online của CLB/ kênh truyền thông.

16h – 17h30 Trực tại CLB (kiêm thực hiện các công việc chuẩn bị/ kiểm soát đầu tiết dạy/ bày trí lớp theo hướng dẫn của bộ môn Ki Aikido).

Vệ sinh sơ lược sân tập.

18h – 19h30 Giảng dạy lớp cơ bản – người lớn.
19h30 – 20h15 Trực quầy lễ tân – lớp nâng cao – người lớn.
20h15 – 21h15 Tham gia luyện tập lớp nâng cao – người lớn. Hỗ trợ quay video tư liệu.
21h15 – 21h30 Dọn dẹp cuối ngày & kết thúc lớp.
Ghi chú: Tùy vào thời điểm ca dạy mà các lịch sinh hoạt sẽ đảo một chút. 

Ví dụ có 2 ngày khác trong tuần ca dạy lại bắt đầu từ 15h đến 17h, 2 ngày khác trong tuần có ca từ 18h đến 21h15, hoặc cuối tuần có ca sáng từ 8h đến 10h30.

5. Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

  • Được cùng tập luyện và phát triển thể chất với các học viên.
  • Tạo ra môi trường kết nối trong tập thể thành viên, đây là nền tảng huấn luyện quan trọng và nhờ vào nó các thành viên sẽ tìm được cách ứng dụng võ thuật vào đời sống thường ngày.
  • Xây dựng nền tảng sức khỏe tinh thần và thể chất cho công đồng thành viên tập luyện tại Hà Nội.
  • Là điểm kết nối văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản thông qua môn võ Ki Aikido.

Với mình, Ki Aikido vẫn là phương tiện hay môi trường để người tập cùng đến và thực hành cùng nhau. Các giá trị mà toàn thể cộng đồng lẫn cá nhân nhận được là vô kể, rất tích cực và hữu ích cho phát triển cá nhân ở mỗi người.

6. Anh/chị không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Cá nhân mình không tìm thấy những điểm không thích với công việc hiện tại này.

7. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Với công việc tự do của mình và kiến thức mình may mắn đã có được từ trường học, thì theo mình quan trọng nhất là thái độ. Đó là tinh thần cầu học, mong muốn hoàn thiện bản thân.

Công việc giống như một môi trường để mỗi chúng ta chọn lấy, tập trung vào nó và học hỏi trong suốt quá trình thực hành/ trải nghiệm những gì mình đang làm cho cộng đồng. Khi thực sự bạn muốn hoàn thiện bản thân thì sẽ có rất nhiều cách để lấp đầy những kỹ năng/ kiến thức mà bạn cho là còn thiếu.

Bên cạnh đó, mình có một vài điểm coi là khác biệt so với các công việc khác, mà với những ai ban đầu tiếp cận có thể cần quan tâm tới:

  • Công việc tự do – rất cần sự chủ động: Ở mỗi giai đoạn khi mà mình biết chắc những kế hoạch sẽ xây dựng cho cộng đồng thì bản thân cần chớp lấy cơ hội thực hành và truyền đạt tới các thành viên. Việc này không thể chờ vào bất cừ đồng nghiệp nào có mong muốn thực hành hay không.
  • Những gì bạn nhận chính từ những gì mình đóng góp: Nếu bước từ môi trường văn phòng thì việc có một mức thù lao cố định từ công việc tự do là không thể. Chỉ có cách bạn đóng góp để nhận lại. Tuyệt vời hơn nữa, vì công việc từ sở trường/ sở thích của bạn thì việc tiếp tục làm việc để đóng góp cũng chính là những đầu tư cho chính bạn.
  • Tài nguyên là giới hạn, tài năng cũng vậy. Muốn dạy tốt thì bạn sẽ là người có trải nghiệm tốt trước tiên và hơn nữa sẽ khó nếu bạn chưa từng trải qua kinh nghiệm mà giảng dạy kinh nghiệm đó với những người khác. Vậy nên việc văn ôn võ luyện là vô cùng cần thiết. Càng rèn luyện chính là thời điểm bạn tích góp cho mình vốn rèn luyện tốt. Và dĩ nhiên rèn luyện là ở cuộc sống không chỉ nằm ở võ đường, hãy chọn cho mình một định hướng lối sống phù hợp.

Trên đây là một vài điểm mình coi là khác biệt so với các công việc khác. Khi chúng ta có được một mục đích rõ ràng, việc tập trung hướng tới mục đích đó thì mình sẽ càng gần tới nơi mình muốn đến.

8. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Dạy võ là dạy võ.

Võ thuật vốn được sinh ra như một kỹ năng chuẩn bị cho người tập trước các trận chiến thời xưa hay sử dụng như một phương pháp duy trì sức khỏe. Đặc biệt tại thời điểm, giá trị vật chất được đề cao thì việc học để có kinh nghiệm đấu đá dần trở thành thước đo cho nhiều môn võ trên thế giới.

Tuy nhiên, với Võ đạo thì bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe hay kỹ năng, người thực hành còn hưởng giá trí rèn luyện tinh thần bên trong đó. Võ đạo là lý giải những gì sẽ xảy ra trong những thế võ hay tình huống đối đầu, và những điều xảy ra sẽ nằm trong các yêu cầu và đánh giá hiệu quả dựa trên các tiêu chí của môn. Thông qua đó, người thực hành có thể trải nghiệm và rèn luyện sự thay đổi phản xạ bên trong và thấm thía giá trị của những giải thích/ diễn biến bên trong tình huống đấy. Đó là tinh thần của người tập và để cảm nhận được người tập cần có một thể trạng tốt.

Ngoài ra, Võ đạo là đúc kết của những thế hệ người đi trước, phần nào cũng giúp người tập suy luận được các tình huống để giải thích về bài tập. Nhờ vào đó có thể học hỏi được các kinh nghiệm phù hợp với bản thân mình và ứng dụng nó trong cuộc sống hằng ngày.

Có thể nói giá trị Võ thuật hay Võ đạo sớm phai nhạt theo thời gian do định hướng cuộc sống chung thay đổi. Tuy nhiên, về lâu dài, bản thân con người vẫn sẽ đối diện những vấn đề tương tự ở một hình thái khác và việc chuẩn bị cho mình một tâm thế tốt nhất là những gì rất cần với mỗi chúng ta. Từ đó, giá trị Võ thuật/ Võ đạo sẽ luôn còn mãi và cần thiết.

9. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Tại thời điểm mới ra trường do kiến thức và trải nghiệm còn giới hạn nên công việc này sẽ rất thử thách. Với thời điểm hiện tại, khi có đủ kinh nghiệm rồi, mình cũng đủ khả năng tự nuôi bản thân.

10. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Với mình thì không có gì quý bằng “trải nghiệm”, mọi thứ chỉ là giả định ngay cả khi bạn lấy được lời khuyên của người khác về một công việc nhất định. Quan trọng là chúng ta phải thử dấn thân vào nó và tự đúc kết cho mình những kinh nghiệm quý báu nhất. Vì công việc luôn là một phần của cuộc sống chúng ta và nhờ lao động mà ta sẽ lớn lên.

Mình không thích đóng hòm những cuốn sách để đọc, mình cũng thích đọc sách, chủ yếu là do mình tò mò với chủ đề mình tìm hiểu hay cơ duyên nào đó khi nghe một lời khuyên từ bạn bè/ vô tình nghe nhận xét/ nghe qua các podcast hoặc đọc trên báo mà mình sẽ tìm hiểu về một cuốn sách nào đó.

Như một câu nói của một CEO nổi tiếng: “Stay hungry. Stay foolish” – Steve Jobs.

Chúc các bạn một hành trình thú vị và nhiều trải nghiệm nhé!

 

Bài viết Quản lý/ điều hành và giảng dạy bộ môn Ki Aikido tại CLB Ki Aikido Hà Nội đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Hướng nghiệp cho người về hưu https://huongnghiepsongan.com/huong-nghiep-cho-nguoi-ve-huu/ Sun, 31 Oct 2021 03:57:20 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=9424 Vào tối ngày 28/10/2021, Sông An đã có buổi live stream về một chủ đề rất đặc biệt: “HƯỚNG NGHIỆP CHO NGƯỜI VỀ HƯU”, với sự tham gia chia sẻ của Giáo sư Trương Nguyện Thành – một người ở tuổi U70 không chọn nghỉ ngơi mà xem độ tuổi của mình là thời điểm [...]

Bài viết Hướng nghiệp cho người về hưu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Vào tối ngày 28/10/2021, Sông An đã có buổi live stream về một chủ đề rất đặc biệt: “HƯỚNG NGHIỆP CHO NGƯỜI VỀ HƯU”, với sự tham gia chia sẻ của Giáo sư Trương Nguyện Thành – một người ở tuổi U70 không chọn nghỉ ngơi mà xem độ tuổi của mình là thời điểm bắt đầu một chương mới của cuộc đời. Qua buổi chia sẻ, anh Thành đã để lại nhiều ấn tượng cho các bạn tham gia qua câu chuyện nghề của anh, cũng như đưa đến những góc nhìn mới về việc hướng nghiệp ở độ tuổi về hưu.

 

Sống khát khao với “tư duy đói”

Anh Thành chia sẻ bản thân luôn sống với một “tư duy đói”. Nếu như cách đây hơn 45 năm ở Việt Nam, mọi người phải sống trong những năm tháng “đói ăn” khi mùa màng liên tục thất bát, luôn suy nghĩ phải làm thế nào để có đồ ăn, sẵn sàng chấp nhận có gì ăn đó để sống qua ngày, thì anh mang chữ “đói” vào cả câu chuyện nghề nghiệp của mình, đó là “đói kiến thức”, “đói kỹ năng”. Cảm giác “đói” ấy thúc đẩy anh luôn khao khát tìm tòi, khao khát học hỏi những điều mới để “vượt qua cơn đói” của mình. Chính “tư duy đói” ấy đã góp phần làm nên một Trương Nguyện Thành của hôm nay. 

 

Từ câu chuyện thửa ruộng đến xác định mục tiêu cuộc đời

Khi còn sống ở Việt Nam, anh từng làm nghề cày thuê. Để cày được một thửa ruộng đẹp, thì nếp cày phải đều và muốn được vậy thì đường cày đầu tiên phải thẳng. Cách duy nhất để làm được điều đó là đứng ở đầu bên này thửa ruộng, xác định rõ một điểm ở đầu bên kia và con mắt luôn giữ kiên định ở điểm đó, rồi dùng roi quất trâu đi thẳng về điểm mình đã nhắm thì sẽ ra một đường cày thẳng. 

Thấm thoát, anh đã dành hơn 30 năm trong đời để luôn đi về “điểm mục tiêu” đó. Một khi đã có mục tiêu, anh sẽ nỗ lực hết sức để hoàn thành. Đó cũng là cách mà anh đã áp dụng trên hành trình trở thành một Giáo sư của mình. . 

 

Để học tập suốt đời, cần biết cách “xóa học”

Một khái niệm mà lần đầu Sông An được nghe đến và cảm thấy rất thú vị – “xoá học”. Theo anh, để thích nghi với một thế giới đang thay đổi từng phút từng giây, con người cần biết xoá đi những điều đã từng rất đúng nhưng hiện nay không còn phù hợp, để mạnh dạn đi tìm những cái mới, những điều thích hợp hơn ở thời điểm hiện tại. 

Ví dụ, nếu ở giai đoạn đầu của giai đoạn chống dịch Covid, cả nước cố gắng để không có ca nhiễm mới, thì nay chúng ta đã “xoá” đi phương pháp cũ, tập thích ứng với trạng thái bình thường mới, học cách sống chung với dịch bệnh. 

Anh tin rằng sự “xoá học” là vô cùng cần thiết để thúc đẩy những cái mới, là kim chỉ nam trong hành trình học tập suốt đời.

 

Đi tìm nguồn sống ở tuổi về hưu

Bước sang tuổi 60, độ tuổi mà nhiều người nghĩ là nên nghỉ ngơi, thì anh lại chọn một khởi đầu mới, chọn vượt ra khỏi những giới hạn của bản thân. Với suy nghĩ luôn khát khao học hỏi, anh sẵn sàng thử mọi thứ mà bản thân anh hứng thú, bất kể đó là lĩnh vực nào. Anh gọi những trải nghiệm mà bản thân có được chính là “nguồn sống”.

Từ câu chuyện bản thân nhiễm Covid, anh đã mang quan điểm của một nhà nghiên cứu khoa học để tìm cách tự chữa bệnh cho mình. Và từ đó, anh tìm thấy một “nguồn sống mới” – đó là Kidao, một phương pháp tập thở để cải thiện sức khoẻ do anh tự nghiên cứu và đã thử nghiệm thành công suốt một năm qua. Một trong những “nguồn sống” của anh Thành ở tuổi 60 chính là giới thiệu và phát triển Kidao đến nhiều người hơn nữa. 

 

“Rẽ trái” hay “rẽ phải” ở tuổi về hưu?

Rất nhiều người chọn rẽ phải, xem độ tuổi 60 là tuổi nghỉ ngơi sau gần 30, 40 năm miệt mài làm việc. Nhưng cũng có rất nhiều người lại chọn rẽ trái, xem tuổi về hưu là độ tuổi để khởi nghiệp, để bắt đầu một hành trình mới, để được làm những điều mà bản thân từng ước mơ nhưng chưa thể thực hiện. 

Anh Thành cho rằng sự lựa chọn nào cũng đều hợp lý và đáng trân trọng. Đó là quyền quyết định của mỗi người. 

 

Khởi nghiệp tuổi 60 có xác suất thành công cao hơn tuổi 20?

Trong một khảo sát 2,7 triệu nhà khởi nghiệp của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), những người khởi nghiệp ở tuổi 60 có xác suất thành công gấp 3 lần một người ở tuổi 30, và người ở tuổi 50 thành công cao hơn 2,5 lần so với tuổi 30. Vậy lý do là gì?

Tuổi trẻ có thể có chiến lược rất độc đáo, nhưng chưa chắc đã có chiến thuật tốt. Tuổi 60 có thể có chiến lược hay như người trẻ, và cả một một chiến thuật uyển chuyển. Bởi chiến lược là ý tưởng, là mục tiêu mà số đông có thể tìm ra nếu chịu khó tìm tòi, nhưng chiến thuật thì phải xuất phát từ kinh nghiệm. Một người khởi nghiệp ở tuổi 60 chắc chắn có thể dùng trải nghiệm lâu năm của mình để  thiết lập một chiến thuật tốt, đó chính là chìa khoá giúp họ có cơ hội chạm đến thành công. 

 

Sống như đại bàng cao tuổi nếu muốn khởi nghiệp tuổi về hưu

Một con đại bàng khi đã sống lâu năm, nếu muốn duy trì sự sống nó phải tự nó phải tự nhổ lông, tự bẻ gãy móng vuốt, tự đập bể mỏ để mọc lông mới, mọc móng vuốt mới, mọc mỏ mới. Nếu muốn đi tìm nguồn sống mới ở tuổi về hưu, hãy sống như đại bàng, hãy biết “xóa học”, tạm quên những điều cũ để sẵn sàng trải nghiệm những điều mới.

 

 “Ở trong chênh vênh, đi tìm sự công bằng
Ở trong nguy cơ, đi tìm cơ hội”

“60 tuổi có điên mới đi khởi nghiệp” – đó có thể là suy nghĩ của nhiều người, nhưng có thể không phải là của bạn. Bất chấp hoàn cảnh và độ tuổi, bạn luôn có thể có thể khởi đầu một hành trình mới, tìm kiếm cơ hội mới nếu có khát khao và niềm đam mê. 

Để xem lại đầy đủ buổi live stream, Sông An mời anh chị xem video dưới đây/ Chúc cả nhà luôn vững vàng trên những lựa chọn nghề nghiệp của mình.

 

 

Bài viết Hướng nghiệp cho người về hưu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Nghiên cứu viên – Giảng viên Tâm lý học https://huongnghiepsongan.com/nghien-cuu-vien-giang-vien-tam-ly-hoc/ Sun, 04 Apr 2021 06:05:40 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=6867 Thông tin căn bản Tuổi: 36 Giới tính: Nữ Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 10 năm giáo dục (giáo viên Địa Lý),  4 năm tâm lý/sức khỏe tâm thần (sức khỏe tinh thần/ mental health) Trình độ học vấn & chuyên ngành:  Cử nhân sư phạm Địa Lý, đại học Sài Gòn, [...]

Bài viết Nghiên cứu viên – Giảng viên Tâm lý học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 36
  • Giới tính: Nữ
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 10 năm giáo dục (giáo viên Địa Lý),  4 năm tâm lý/sức khỏe tâm thần (sức khỏe tinh thần/ mental health)
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: 
    • Cử nhân sư phạm Địa Lý, đại học Sài Gòn, 2007
    • Thạc sĩ sức khỏe tâm thần trẻ em, thanh thiếu niên và tâm lý ứng dụng, đại học Edinburgh, 2018
  • Số giờ làm hằng tuần: 48 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Doanh nghiệp xã hội chăm sóc sức khỏe tinh thần

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

  • Xây dựng các chương trình tâm lý giáo dục nhằm mục tiêu: 
    • Phổ cập kiến thức về tâm lý và sức khỏe tinh thần cho người trẻ tuổi
    • Giúp người trẻ tuổi nâng cao năng lực tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân
  • Trực tiếp giảng dạy & đào tạo các chương trình tâm lý giáo dục
  • Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo
  • Cập nhật các thông tin, kết quả nghiên cứu, học thuyết mới trong ngành để ứng dụng vào các chương trình
  • Xây dựng mạng lưới và đào tạo đội ngũ giảng viên tâm lý

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Tôi bắt đầu bước vào đời bằng nghề giáo viên Địa Lý. Vì 2 lý do: (1) tôi có năng khiếu truyền đạt (có lẽ “lây” từ mẹ, vốn là một người dạy nấu ăn trên truyền hình; (2) tôi là một người luôn đặt câu hỏi “tại sao”: là một đứa hay quan sát và tò mò về mọi sự, từ bé tôi đã là một đứa trẻ có lắm câu hỏi trong đầu (nhìn cây tôi tự hỏi “Tại sao lá lại rụng?”, nhìn trời tôi tự hỏi “Tại sao bầu trời lại màu xanh?”, nhìn xe tôi tự hỏi “Tại sao xe có thể chạy?”, tôi thắc mắc nhiều nhất là về sự vận hành của thế giới… Tại sao cái này lại như thế này và cái kia lại như thế kia? Tại sao thời tiết có lúc nóng lúc lạnh? Tại sao nước lúc ngọt lúc mặn? Tại sao ở đây có bò mà chỗ khác lại có cừu?) và những câu hỏi bất tận về thế giới tự nhiên thôi thúc tôi đi học chuyên ngành Địa lý.

Nhưng khi bắt đầu dạy học, được tiếp xúc nhiều với học sinh, sinh viên và các gia đình, tôi ngờ ngợ nhận ra có “cái gì đó” vẫn không ổn ở đây. Thường những trường hợp tìm riêng đến tôi sau giờ học không phải là để giải đáp các vấn đề “tại sao” liên quan đến Địa lý, mà là để chia sẻ những khó khăn thường ngày trong đời sống của học sinh, của gia đình, mà đôi khi tôi cảm thấy quá sức giúp đỡ của mình. Dần dần, tôi nhận ra có rất nhiều người trẻ đang đau đáu với những trăn trở bên trong, nhiều đứa bé bị tổn thương sâu sắc mà không ai hiểu cho bé, và nhiều gia đinh rất loay hoay không biết phải “thương” nhau như thế nào để đừng “hại” nhau. Dần dần tôi nhận ra rằng: thật ra không cần phải gào thét, hò hét, ép người trẻ học, chỉ cần đời sống tinh thần của họ ổn, con người sẽ tự học và tự phát triển.

Tôi thấy thật lạ khi lớp 8, lớp 9, học sinh được học về sinh lý học cơ thể người, được học để hiểu cơ thể mình vận hành như thế nào, nhưng lại không hề có một môn học nào giúp cho các bạn hiểu tâm trí mình vận hành ra sao.

Tôi thấy thật lạ khi nhiều người mua tivi, mua điện thoại về và đọc “Hướng dẫn sử dụng” rất là kỹ, nhưng ở Việt Nam, ít ai để ý đến “Hướng dẫn sử dụng tâm hồn con người”, dù bản thân mình vẫn đang “xài” mình ngày này qua tháng nọ.

Và tôi cũng nhận thấy những “tổn thương” ban đầu ở các lứa tuổi nhỏ nếu được “sơ cứu” và “chữa trị” kịp thời, thì vấn đề sẽ đỡ phức tạp hơn là tìm cách “trị liệu” cho một người lớn đã ôm trong mình biết bao vết thương qua nhiều thập kỷ.

Nhận thấy sự cần thiết của việc lấp đầy khoảng trống kiến thức và sự thiếu hụt những người hỗ trợ tinh thần cho lứa tuổi nhỏ và cho các bạn trẻ. Tôi quyết định đeo đuổi con đường trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần và tâm lý ứng dụng cho lứa tuổi đặc biệt này. 

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

Giờ làm việc khi không có lịch đào tạo
07:00 – 11:00 Làm việc buổi sáng
15:00 – 18:00 Làm việc buổi chiều
20:00-21:00 Giờ tự học (thường là đọc thêm sách gì đó, hoặc học thêm cái gì đó mới trên Coursera)
Khi có lịch đào tạo thì theo lịch đào tạo
Ghi chú Tôi làm việc 5 đến 7 ngày trong tuần tùy vào việc có đang ở trong đợt đào tạo hay không. Nếu đang ở trong đợt đào tạo thì thường thời gian làm việc sẽ tăng lên.

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Tôi thích nhất việc được ngồi hệ thống hóa, phân tích, suy luận, kết nối… những học thuyết mênh mang của tâm lý lại thành những chỉnh thể logic, dễ hiểu. Từ đó chuyển tải những kiến thức hàn lâm, khó hiểu trở thành những thứ đơn giản, dễ hiểu, để giúp người học tự nâng cao năng lực tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Những điều hiểu lầm về công việc này.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Để trở thành người thực hành tâm lý theo hướng làm chương trình đào tạo, các bạn cần sở hữu các kiến thức, năng lực và thái độ nền tảng của hai công việc:

  • Người biên soạn chương trình 
  • Nhà tâm lý học

Khi đã nắm vững kiến thức chuyên ngành tâm lý, các năng lực quan trọng nhất chính là:

  • Năng lực phân tích, tổng hợp và sáng tạo kiến thức
  • Năng lực giảng dạy, nói trước đám đông
  • Năng lực ứng dụng (từ lý thuyết nền, trả lời được câu hỏi “Lý thuyết này giúp ích gì cho thực tế cuộc sống?”)

Và một trong những thái độ “đinh” (then chốt) quyết định sự thành công chính là: Tôi muốn giúp đỡ những con người này một cách hiệu quả. Giúp đỡ và hiệu quả. Khi giữ thái độ đó trong tâm, lúc biên soạn, đào tạo và giảng dạy, bạn sẽ luôn hướng mình tới tính thực tế của những gì mình đang làm để mang lại hiệu quả thực sự cho những người mình đang giúp đỡ.

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Hiểu lầm 1: học tâm lý tức là chỉ có trị liệu 1:1 và chỉ có chữa bệnh

Thật ra mô hình tác động của tâm lý rất rộng, không chỉ có 1:1, tâm lý còn có những công việc làm với số đông, hỗ trợ tại doanh nghiệp, trường học, bệnh viện… hỗ trợ các nhóm lớn, vừa và nhỏ tùy theo nhu cầu.

Hiểu lầm 2: nhà tâm lý kiếm được rất nhiều tiền.

Thật ra việc này không đều. Các nhà tâm lý khác đi theo hướng đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp kiếm được nhiều tiền, một số khác đi theo hướng showbiz cũng có thu nhập ổn, còn hiện nay thu nhập chung của ngành tâm lý ở mức vừa thấp chứ không cao, đặc biệt là các nhà tâm lý làm việc trong bối cảnh nhà nước, trường học, trung tâm hỗ trợ đặc biệt. Mức sống tạm đủ theo kiểu tri túc. 

Hiểu lầm 3: làm trong ngành tâm lý là luôn có thể khiến người khác làm theo ý mình

Thật ra tâm trí con người không dễ thao túng. Nếu muốn thay đổi con người, luôn cần có phương pháp, bối cảnh và một thời gian tác động phù hợp và đặc biệt là cần có sự hợp tác từ phía chủ thể. Nhưng quả thật, một số người với khả năng đặc biệt của mình có thể dùng tâm lý học hoặc các kiến thức, kỹ năng tương tự để thao túng tâm trí con người theo kiểu “manipulation”, nhưng đó không phải là mục tiêu mà tâm lý học hướng đến và cũng hoàn toàn đi sai với định hướng đạo đức hành nghề.

Hiểu lầm 4: làm trong ngành tâm lý là luôn đọc được suy nghĩ của người khác

Thật ra quá trình đào tạo giúp cho các nhà tâm lý quan sát con người tốt hơn, và biết cách phân tích, dự đoán hành vi của con người. Đa phần những người được đào tạo về tâm lý có độ thấu hiểu về con người rất cao nhưng điều này không có nghĩa là luôn luôn đọc được suy nghĩ của người khác theo kiểu “Đoán thử coi tôi đang nghĩ gì?”.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Hiện nay mức lương căn bản của ngành tâm lý ở Việt Nam không cao, thị trường việc làm cho trị liệu, giảng dạy không nhiều và sinh viên mới ra trường khó có thể tự nuôi mình. Sẽ cần thêm vài năm để trau dồi kinh nghiệm, tích hợp với các ngành nghề khác nếu có thể (làm Nhân sự, hoặc chuyển sang đào tạo kỹ năng, học thêm giáo dục đặc biệt), hoặc trau dồi thêm bằng cấp để có được mức lương tốt hơn.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Một là các bạn nên phỏng vấn sâu 1 nhà tâm lý nào đó đang thực sự sống bằng công việc này để tìm hiểu thêm về ngành nghề.

Hai là các bạn hãy tìm cho mình một người mentor/ coach để cùng phân tích xem bạn có các tố chất, sở thích, năng lực phù hợp hay không

Ba là nếu bạn cảm thấy mình thích ngành tâm lý bởi vì bản thân mình đang có nhiều điều không ổn cần tìm câu trả lời, thì 

  • (1) bạn hãy học nó như một môn học bổ trợ, tự động sách báo, tham gia các khóa học ngắn… để tìm câu trả lời, và chữa lành cho bản thân trước. Có thể khi bản thân đã ổn, bạn sẽ nhận ra thật ra mình không thích làm nghề này như mình tưởng 🙂
  • (2) bạn có thể chọn học tâm lý như một nghề nghiệp, nhưng trước khi bước vào con đường nâng đỡ tinh thần cho người khác, hãy đảm bảo rằng bạn cũng đã kha khá ổn trên con đường tự chữa lành, và hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu về mặt tinh thần của mình để trong quá trình hành nghề, những điểm yếu của bạn không vô tình gây ra cản trở.

Bài viết Nghiên cứu viên – Giảng viên Tâm lý học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Bảo mẫu trẻ tự kỷ https://huongnghiepsongan.com/bao-mau-tre-tu-ky/ Thu, 28 Jan 2021 23:42:07 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=6194 Thông tin căn bản Tuổi: 27 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 1 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: Trung học phổ thông Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ bảo mẫu Số giờ làm hằng tuần: 44 giờ Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân [...]

Bài viết Bảo mẫu trẻ tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 27
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 1 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Trung học phổ thông
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ bảo mẫu
  • Số giờ làm hằng tuần: 44 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Trường dạy trẻ tự kỷ, 20 nhân viên

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

Bảo mẫu sẽ không phải là công việc dạy học cho các bé. Phần việc chủ yếu của bảo mẫu là hỗ trợ các bé thực hiện các sinh hoạt cá nhân tùy vào độ tuổi của đối tượng như: cho ăn, trông các bé khi ngủ, dọn vệ sinh (khi các bé tiểu tiện). Tùy cơ sở sẽ có thể phân thêm các công việc khác như dọn vệ sinh khu vực học tập (gom rác, dọn dẹp đồ chơi, sắp xếp bàn ghế, rửa chén bát…). Đây là những công việc không cố định nhưng đóng vai trò hỗ trợ cực lớn cho các giáo viên trong việc dạy học cho trẻ, đặc biệt là đối với các trẻ tự kỷ thường có nhiều hành vi bất thường trong quá trình học tập tại trường.

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Đây là một sự tình cờ hoàn toàn không có chủ đích khi nghề cũ của mình là làm đại lý bán hàng cho các hãng sữa và dầu gội. Tuy nhiên, sau quá trình làm việc mất sức và không thành công, mình đã nhận ra tình yêu trẻ trong mình và muốn bù đắp những thiếu thốn trong tâm thức của bản thân khi tuổi thơ không được tự do thể hiện cảm xúc. Đây là thời điểm mình đã tự lập khá lâu rồi nên hoàn toàn do bản thân tự quyết định. Công việc này không đòi hỏi bằng cấp nên có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Quan trọng là chịu cực được không và có yêu trẻ hay không. 

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

07:00 – 8:00 Dọn dẹp mặt bằng cơ sở
8:00 – 11:30 Hỗ trợ các bé làm vệ sinh cá nhân

Di chuyển đồ đạc giữa các lớp

Dọn bàn ghế chuẩn bị ăn trưa

11:30 – 12:00 Hỗ trợ các bé ăn trưa và dọn dẹp
12:00 – 12:30 Ăn trưa
12:30 – 13:00 Trông những bé không chịu ngủ trưa
13:00 – 17:00 Hỗ trợ các bé làm vệ sinh cá nhân

Di chuyển đồ đạc giữa các lớp

Dọn dẹp lớp học, chuẩn bị ra về

Ghi chú: Làm việc 5 ngày trong tuần, thứ 7 dọn dẹp buổi sáng.

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Được làm việc với trẻ em và trao cho chúng sự ân cần, dịu dàng của người chăm sóc. Tuy nhiên, chúng mang lại nhiều niềm vui và sự an ủi khi công việc vất vả.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Nhiều lúc các em rất khó bảo, nên phải la hét hoặc nghiêm khắc phạt. Mặc dù không muốn nhưng vẫn phải làm vậy vì chúng không nghe những gì mình nói.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn. Tình yêu trẻ quyết định mức độ thành công của công việc này.

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Đây không phải công việc dạy học nên không cần bằng cấp. Nếu muốn dạy học thì phải có bằng giáo viên mầm non. Bảo mẫu chỉ là trông trẻ.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Công việc này lương khá thấp. Em nên chọn nó để trải nghiệm.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Nếu chọn công việc này để có một tương lai với thu nhập cao hoặc địa vị cao thì không phù hợp. Chỉ thích hợp cho những ai yêu trẻ, làm thêm bán thời gian. Do đó, nếu các em muốn thăng tiến trong nghề dạy trẻ thì nên học giáo viên mầm non.

Bài viết Bảo mẫu trẻ tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Giám sát trợ giảng https://huongnghiepsongan.com/giam-sat-tro-giang/ Fri, 09 Oct 2020 17:44:31 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=5356   Thông tin căn bản Tuổi: 27 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 3 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân Tài chính & Kinh tế (lúc đang công tác) Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Harvard Mentor Management, Neuro Linguistic Programming Practitioner Số giờ làm hằng tuần: 40 [...]

Bài viết Giám sát trợ giảng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
 

Thông tin căn bản

  • Tuổi: 27
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 3 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân Tài chính & Kinh tế (lúc đang công tác)
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Harvard Mentor Management, Neuro Linguistic Programming Practitioner
  • Số giờ làm hằng tuần: 40 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Giáo dục, quy mô > 1000 nhân viên

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

Tham gia hoạt động trợ giảng: cái tên “trợ giảng” thực chất không phản ánh đúng bản chất công việc của chúng tôi. Ngoài trợ giảng là hỗ trợ quá trình học tại trung tâm, chúng tôi còn dạy những lớp bổ trợ, cung cấp hoạt động ngoại khóa, huấn luyện và theo sát phương pháp học. Trợ giảng là tên tiếng Việt lúc dịch tạm từ “Tutor” từ bản quyền phương pháp. Khi mang vào Việt Nam, các trợ giảng tham gia nhiều hoạt động cho trung tâm hơn, và coaching là đúng nghĩa hơn với công việc của chúng tôi. Là một giám sát, tôi có thể không tham gia trợ giảng. Tuy nhiên, tôi chọn vẫn tham gia các hoạt động cơ bản như một trợ giảng thông thường, thứ nhất là vì số lượng học viên của trung tâm quá lớn, thứ hai là để tôi nắm bắt tình hình chung của học viên, thứ ba là nắm bắt tình hình chung của các trợ giảng khác, và thứ tư là để dẫn dắt, hỗ trợ các trợ giảng cấp dưới trong một số tình huống.

Phụ trách hoạt động thường ngày của đội trợ giảng: đặc thù của công việc có thể yêu cầu chúng tôi đi làm vào cuối tuần. Theo truyền thống nhân đạo của công ty, chúng tôi tôn trọng lịch sinh hoạt cá nhân riêng của các bạn và chia nhau chỉ làm một ngày cuối tuần và nghỉ một ngày trong tuần. Trong trường hợp có việc cá nhân, chúng tôi cho phép các bạn đổi ca làm cho nhau. Tôi và một người nữa phụ trách sắp xếp lịch làm việc cho đội trợ giảng. Việc này không đơn giản vì số lượng trợ giảng có hạn và số lượng học viên đi học còn tùy thói quen sinh hoạt của họ. Việc này không báo trước và cũng không ổn định mà chỉ dựa vào kinh nghiệm và để ý hoạt động của trung tâm. Ví dụ như trung tâm của tôi nằm ở khu trung tâm, nên có nhiều nhân viên công sở đi học và thường họ dành Chủ nhật cho gia đình và bản thân, nên tôi thường để lịch nghỉ của đa số trợ giảng vào Chủ nhật. Cũng nhiều lúc có một số lượng lớn học viên mới được chốt hợp đồng và bắt đầu vào Chủ Nhật nên cần điều phối gấp, và cũng có những hôm bão, sự kiện, hoặc ngày lễ, trung tâm vắng đột xuất dù là ngày thường nhưng sau đó đông đến nghẹt thở vào hôm sau. Nếu chỉ dựa vào một lịch làm cố định mà không để ý đến lịch làm việc của đa số học viên, chúng tôi có thể đã bị phàn nàn rất nhiều.

Giám sát chất lượng dịch vụ qua KPI (Key Performance Indicator – chỉ số đánh giá hiệu quả công việc)trung tâm của chúng tôi có phương pháp giảng dạy khác biệt so với cách học truyền thống và đối tượng học viên là người lớn đang đi làm. Đội trợ giảng có KPI là tỉ lệ học viên đi học đúng tiến độ cho dù họ có bận vì công việc đến đâu. Nếu coi việc học tiếng Anh là rèn luyện sức khỏe, thì trung tâm và công việc của chúng tôi khá giống với California Fitness & Center: giá thành cao để có được dịch vụ giáo dục tốt; nhưng đặc biệt, trung tâm chúng tôi coi trọng chất lượng và sales (doanh thu) qua giới thiệu nhiều hơn là chất lượng trung bình và chú trọng vào sales từ học viên mới.

Là một giám sát, KPI thưởng cao hơn nhưng cũng phải chịu trách nhiệm cao hơn vì KPI chung cho cả khối dịch vụ (bao gồm cả trợ giảng, lễ tân và chuyên viên chăm sóc qua điện thoại). Tôi làm trong một trung tâm tiếng Anh với hơn 2000 học viên đang theo học và dẫn đầu một đội trợ giảng khoảng 20 người.

Leading & coaching: Trung tâm giáo dục chúng tôi đặt ra khác biệt: lợi thế cạnh tranh là dịch vụ cho đối tượng người lớn (tuy chúng tôi đa số có độ tuổi nhỏ hơn học viên), phương pháp lại khác biệt, nên dẫn dắt và giám sát đội trợ giảng cũng rất đặc biệt. Tôi cần tiếp nhận chiến lược của công ty, sau đó đưa ra chiến lược riêng cho đội của mình. Tuy nhiên, công ty thường xuyên có những yêu cầu sáo rỗng dù to lớn, như phải cung cấp một dịch vụ 5 sao cho học viên, mang lại trải nghiệm tốt nhất. Tôi luôn thầm thắc mắc là chúng tôi không được công ty cung cấp cho trải nghiệm tốt nhất hay dịch vụ 5 sao thì làm sao chúng tôi có thể cung cấp cho học viên như vậy. Vì vậy, tôi vạch ra những tiêu chí được coi là 5 sao dựa vào kinh nghiệm, tính cách và sở trường của bản thân. Với tôi, trải nghiệm 5 sao phải mang lại cảm giác như ở với gia đình. Không nhất thiết phải là quá thân mật, nhưng gắn kết, thấu hiểu, vui vẻ và đặc biệt là tin tưởng. Sau đó, tôi thảo luận  cùng một chị cấp dưới vạch ra những áp dụng mà chúng tôi, người lãnh đạo, có thể cung cấp trải nghiệm 5 sao cho chính các bạn nhân viên trong đội, để rồi các bạn sẽ truyền tải trải nghiệm đó tới học viên. Thứ nhất, các bạn luôn được ủng hộ trong những ý tưởng mà các bạn nghĩ là sẽ phát triển dịch vụ và chất lượng giáo dục trung tâm. Thứ hai, các bạn được hướng dẫn kỹ năng lãnh đạo và thay nhau dẫn đầu các dự án cho dù các nhân viên cấp cao cũng cần nghe theo chỉ thị. Thứ ba, các bạn được tập huấn những kỹ năng mà tôi tiên phong học trước qua các cơ hội tập huấn thêm của công ty cho cấp lãnh đạo, để các bạn được chuẩn bị sẵn cho vị trí cao hơn hoặc thậm chí là nơi khác trong sự nghiệp của mình. 

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Trong lúc còn đi học, tôi là một sinh viên khá năng động và nhiều tham vọng thành tích. Tôi tham gia thi thuyết trình nhóm và đạt phần thưởng là một xuất thực tập trong công ty tài trợ. Công ty khá lớn và có liên quan đến chuyên ngành tôi học trong trường. Hơn nữa, lại là một công ty có môi trường quốc tế, giống môi trường đại học của tôi. Tuy nhiên, tôi đã bị thực tế đánh bại từ bước đầu tiên vào thị trường công việc.

Những lời giới thiệu về công ty đa quốc gia quá trừu tượng so với thực tế. Tuy được cho là môi trường quốc tế, các giám đốc đa số vẫn là người Việt chưa từng học tập và làm việc tại nước ngoài, nên ảnh hưởng của họ tới nhân viên vẫn là phong cách thuần Việt: sếp luôn đúng, nhân viên phải tự tìm hiểu để được coi là hiểu sếp, những câu hỏi ngây ngô của nhân viên mới vào thường bị lờ đi, và nhân viên mới thì chỉ nên đợi được giao việc, có thể xin thêm việc nhưng tuyệt đối không được giúp việc cho đội khác. Đây là những cú sốc văn hóa đối với tôi khi bước ra từ môi trường phương Tây, nơi xông xáo các lĩnh vực để được trải nghiệm, giúp đỡ người mới và hỏi để học luôn được đề cao. Tôi trở nên ít nói lại và bắt đầu ghét bản thân vì cảm thấy khó thích nghi với công việc. Tôi bắt đầu có những thói quen xấu: tỏ ra bận rộn để người khác không soi mói, nhờ vả. Tôi ít cười và ít tỏ ra thân thiện, mà thay vào đó phải tỏ ra nghiêm túc, hối thúc bộ phận khác, luôn nói dối là công việc gấp để lấy được kết quả từ bộ phận khác, và đặc biệt, môi trường không đề cao tương tác trực tiếp mà thay bằng gửi live-chat dù chúng tôi ngồi rất sát nhau. Tôi ép bản thân ngồi tạo thêm việc làm cho bản thân hàng giờ đồng hồ để theo được mọi người, bỏ bữa, thức khuya, kiểm tra email thường xuyên dù ở nhà. Tôi luôn cảm thấy mình không tốt, kết quả thế nào cũng chưa đủ, thấy hành động sai trái của đồng nghiệp mà phải lờ đi, thấy thương cho những bộ phận cấp dưới bị chèn ép, khách hàng đang bị lừa dối, và tôi cũng không khác họ là bao. 

Tôi nhìn mọi thứ tiêu cực, thường xuyên gặp ác mộng dẫn đến sợ ngủ. Thiếu tinh thần và sức khỏe, tôi rơi vào trầm cảm chỉ sau bốn tháng đi làm. Tôi tìm đến trợ giúp tâm lý, được mở rộng tình hình tổng quan của mình và được điều trị tâm lý. Tôi học cách thừa nhận giá trị của công ty và đặc thù của công việc không hợp với kỹ năng và tính cách của tôi, cho dù vị trí và công ty đó có nổi tiếng và tầm cỡ đến đâu. Tôi nhận ra giá trị ưu tiên của môi trường làm việc là phóng khoáng và năng động, và khao khát của mình là được cảm thấy ý nghĩa trong công việc mình đang làm, ít nhất là có cơ hội được cống hiến xa hơn công việc cơ bản.  

Tôi nghỉ việc và quyết định dành những đồng lương ít ỏi để đi du lịch cho khuây khỏa. Sau đó, tôi bắt đầu ứng tuyển vào những công ty và công việc có miêu tả công ty và sứ mệnh nghe rất giống mình. Dù nhiều lần những vị trí đúng chuyên ngành, có miêu tả sứ mệnh mơ hồ, chung chung và mức lương hấp dẫn, tôi vẫn mở lên đọc và tưởng tượng mình lặp lại trải nghiệm với công việc đầu tiên. Tôi chọn hạnh phúc cho bản thân và viên mãn trong công việc cho dù mức lương không hấp dẫn bằng. Và những công ty có miêu tả công ty và công việc đúng với bản chất của tôi lại là những công ty, trung tâm giáo dục và một vài tổ chức phi chính phủ. Sau vài cuộc phỏng vấn, và cũng là cái duyên khi một công ty đang cần người gấp, tôi tham gia phỏng vấn và được nhận rất nhanh chóng.

Sau khi được nhận vào làm, tôi nhận thấy nhiều kỹ năng mềm có thể học được và thực hành. Tôi xông xáo trong các hoạt động coaching (hướng dẫn, kèm cặp) cho học viên, có nhiều ý kiến sáng tạo và giữ thái độ trung gian với các phòng ban mà trước đó nhóm tôi luôn tỏ thành kiến không tốt. Tôi giữ cho bản thân cái đà như vậy và liên tục được tin tưởng. Sáu tháng sau, tôi trở thành Trợ giảng cao cấp (Senior), sau đó trở thành cấp Chỉ huy (Leader), và cuối cùng là Giám sát (Supervisor). Biểu đồ không thăng tiến theo đường thẳng như vậy, mà trải qua nhiều gian truân. Một phần tôi được đề cử lên vị trí cao nhất cũng nhờ sự bền bỉ vượt qua những sóng gió của công ty.

Người ta nói “nghề chọn người chứ người không chọn nghề” cũng có phần hợp lý. Nhưng có lẽ đúng hơn, là trong thâm tâm mỗi người đã biết mình hợp nghề gì rồi, chỉ có đủ dũng cảm vượt qua định kiến xã hội, gia đình và kháng cự cám dỗ xa hoa để theo đuổi hay không thôi.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

8:00 – … Thiết kế lịch đi làm, đọc giáo án
Đứng lớp/ Hỗ trợ khu tự học/ Ôn bài, luyện nói  
Thiết kế lịch hoạt động ngoại khóa và chuẩn bị tài liệu, các hoạt động
Dẫn các cuộc họp, tập huấn đồng nghiệp, coaching học viên
Ứng phó các yêu cầu đột xuất, xử lý phản hồi và khiếu nại
Lên kế hoạch đạt KPI và đối chiếu theo tuần
Ghi chú Tôi đi làm 5 ngày/tuần, 8 tiếng/ngày nhưng đi làm 1 ngày cuối tuần, nghỉ bù 1 ngày trong tuần, ca làm việc sáng-chiều hoặc trưa-tối.

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Công ty luôn khuyến khích phát triển cá nhân của nhân viên: công ty có cung cấp và yêu cầu nhân viên học sản phẩm của trung tâm miễn phí và cung cấp những khóa học về Leadership (kỹ năng lãnh đạo) cho nhân viên cấp cao, như Neuro Linguistic Programming (Lập trình ngôn ngữ tư duy) và Harvard Mentor Management (Quản lý cố vấn của trường Harvard). 

Công ty khuyến khích sáng tạo trong công việc: công ty còn khá mới trên thị trường nên sẽ có nhiều thay đổi về chiến lược. Ví dụ, sau một thời gian tập trung “sale” ở học viên mới thì sẽ đẩy “sale” sang nguồn giới thiệu từ học viên đang có. Đây cũng là những thử thách của công ty, và công ty luôn khuyến khích các phòng ban thử những chiến thuật khác nhau theo mục tiêu của công ty.

Nhiều cơ hội phát triển nội bộ: công việc trợ giảng được nâng cao kỹ năng mềm rất nhanh và hiệu quả. Hơn nữa, các bạn trong đội trợ giảng thường đã tốt nghiệp đại học có chuyên ngành, nên được tin tưởng trong các vị trí khác của công ty. Là một trưởng nhóm, tôi không thích thấy nhân viên của mình rời đi, nhưng chúng tôi vẫn chung một công ty và điều này có thể giúp phòng ban của tôi có một mạng lưới thông tin nội bộ, nên tôi không bao giờ ngăn cản các bạn chuyển vị trí.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Khả năng nhìn nhận năng lực còn giới hạn: Những trung tâm đạt doanh số và chất lượng dịch vụ kém hơn lại có nhiều nhân viên được thăng cấp hơn. Những nhân viên này thường có khả năng giao tiếp cao nhưng sử dụng vào mục đích không chính đáng: bao che, viện cớ cho những thất bại và hoa trương những thành tích nhỏ nhặt. Trong khi đó, trung tâm ít khoa trương, trung thành và bộc trực thường mờ nhạt trong ban điều hành. Sau một vài năm, điều này khiến công ty đi xuống trầm trọng.

Chủ kinh doanh không ổn định: Công ty được bán lại sau vài năm hoạt động. Tuy nhiên, chủ đầu tư mới không có cùng tầm nhìn và sứ mệnh, mà mong muốn mua lại một mô hình kinh doanh tạo lợi nhuận hơn là một mô hình đột phá, khác biệt với người sáng lập. Điều này đã khiến chất lượng dịch vụ của công ty đi xuống, công việc không được phân chia rõ ràng, và nhiều quản lý từ cấp cao đến trung (trong đó có tôi) đã xin nghỉ việc, vì chúng tôi thiên hướng về mô hình bền vững chứ không cùng chí hướng hướng đến tập trung lợi nhuận của chủ mới.

Văn hóa lấp liếm và nói dối vẫn tồn tại: Là công ty phụ thuộc nhiều vào yếu tố tương tác con người, các phòng ban đều tỏ ra giao tiếp khéo léo với nhân viên của đội mình cũng như với phòng ban khác. Tuy nhiên, dù không phải nói dối, nhiều lúc “khéo” nghĩa là không công bố toàn bộ sự thật. Ví dụ, một số quản lý muốn giữ chân nhân viên khi họ muốn chuyển nơi công tác nên đã nói dối là quản lý bên khác không nhận thêm người. Hay khi có chuyển đổi về chiến lược của công ty, thay vì thông báo thẳng thắn để nhân viên có thời gian thích nghi, nhiều quản lý chỉ im lặng rồi khiến nhân viên quá bất ngờ và nghỉ việc vì không đồng lòng.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Công việc khá dễ để làm đúng, nhưng khó để làm tốt và xuất sắc do phương pháp khá mới so với giáo dục truyền thống.

  1. Đặt học viên là trọng tâm: Là một coach, việc khó nhất là kiên nhẫn đứng nhìn học viên phạm sai lầm. Nếu học viên không sai, tức là họ không học được gì. Nếu không cho họ cơ hội mắc lỗi, họ trở nên phụ thuộc, lười biếng hoặc khó chịu khi nỗ lực không được tôn trọng. 
  2. Đầu tư thời gian và nỗ lực cho bản thân: đây là một công việc hầu hết dành cho sinh viên mới tốt nghiệp. Vì vậy, luôn giữ cho bản thân một kế hoạch trau dồi và nâng cao kỹ năng, vì khá ít người muốn được giữ vị trí cơ bản trong thời gian dài. Thứ nhất, học viên là người lớn đã đi làm và có khả năng tài chính (vì khóa học khá đắt), nên trợ giảng thường có sự so sánh bản thân và muốn vươn xa. Thứ hai, môi trường thực hành kỹ năng tương tác xã hội quá hoàn hảo. Những kỹ năng giao tiếp bạn học được có thể được thực hiện ngay với học viên và đồng nghiệp. Vì vậy, bạn cảm thấy mình trở nên tự tin nhanh chóng và có nhiều khát vọng vươn xa.
  3. Để thăng tiến: bạn cần tìm hiểu thêm về những công việc của công ty, có thể bắt đầu từ xung quanh phòng ban của mình. Sau đó, chọn cho mình hướng đi, hoặc liên kết bền chặt hơn với phòng ban khác, hoặc chuyển tới phòng ban bạn muốn tập trung sự nghiệp. Tôi chọn phương án đầu và điều đó giúp tôi thăng tiến nhanh khi hợp tác với các phòng ban khác. Tuy nhiên, khi tìm hiểu rõ hơn về công ty, bạn cũng sẽ nhận thấy những bất cập và văn hóa nội bộ. Chẳng hạn, phòng kinh doanh thường có lương rất cao nhưng cũng phải chịu nhiều áp lực về sức khỏe và tinh thần, và cần nhiều mánh khóe, lươn lẹo. Bạn hãy xem lại những giá trị cốt lõi không thể thỏa hiệp rồi chọn cho bản thân mình môi trường phù hợp. Chẳng hạn, tôi không thích nói dối dù khi tôi nói dối cũng không ai nhận ra, nên tôi chọn cách giao tiếp có tính hợp tác và trụ lại trong đội trợ giảng để không thỏa hiệp lòng trung thực của bản thân. 

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Tên chức vụ: trước kia, tên công việc nhân viên cơ bản gọi là trợ giảng. Theo tôi được biết, chức vụ hiện đổi thành “Academic coach”.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Hoàn toàn có thể. Lương cơ bản ở mức khá cao, chưa kể mức thưởng theo KPI. Nhưng hiện nay có thể công ty đã thay đổi chế độ. Mặc dù vậy, đồng nghiệp cũ của tôi đang làm ở đây vẫn tự tin về khả năng tự chu cấp của công việc.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Xác định phù hợp: đây là công việc mang lại viên mãn cho những người có đam mê được giúp đỡ và công hiến, học và trau dồi nhiều kỹ năng mềm với mức lương ổn (khá cao so với công việc khởi điểm). Tuy nhiên, bậc thăng tiến có giới hạn, nên không nhiều người gắn bó lâu với công việc này.

Sức khỏe: đặc thù công việc yêu cầu bạn di chuyển nhiều và đứng lâu. Vì vậy cần có sức khỏe tốt để bền sức.

Phong thái: công việc làm trực tiếp với con người, nên cảm xúc và thái độ của bạn sẽ được truyền tải qua lời nói và phong thái. Học viên là người lớn cũng khá khó tính, nên bạn cần dẫn dắt được các cuộc nói chuyện và bài giảng. Chăm chút ngoại hình cho lịch sự và ưa nhìn là một lợi thế khi cần tiếp nhận phản hồi và khiếu nại.

Bài viết Giám sát trợ giảng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>