Lưu trữ Nhân sự – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/nhan-su/ Cứ đi để lối thành đường Wed, 12 Feb 2025 04:14:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.2 https://huongnghiepsongan.com/wp-content/uploads/2019/12/cropped-song-an-logo-32x32.jpg Lưu trữ Nhân sự – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/nhan-su/ 32 32 Phó phòng Quan hệ Doanh nghiệp https://huongnghiepsongan.com/pho-phong-quan-he-doanh-nghiep/ Mon, 10 Feb 2025 14:22:50 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=25920 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 37 Giới tính: Nữ Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 2 năm Trình độ học vấn và chuyên ngành:  Cử nhân Ngôn ngữ Pháp – Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Cử nhân Quản trị Du lịch và Lữ hành – Trường Đại học [...]

Bài viết Phó phòng Quan hệ Doanh nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 37
  • Giới tính: Nữ
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 2 năm
  • Trình độ học vấn và chuyên ngành: 
    • Cử nhân Ngôn ngữ Pháp – Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
    • Cử nhân Quản trị Du lịch và Lữ hành – Trường Đại học Duy Tân
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có):
    • Nghiệp vụ Sư phạm cho Giảng viên Đại học, Cao đẳng tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
    • Chuyên viên Giáo dục Hướng nghiệp tại Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội Hướng nghiệp Sông An
  • Số giờ làm hằng tuần: 44 tiếng/tuần
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Một trường Cao đẳng có cơ sở tại Đà Nẵng và 10 tỉnh/thành phố khác trên toàn quốc.

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

Trách nhiệm chính đối với công việc hiện tại:

  • Ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU): Kết nối Nhà trường với các doanh nghiệp mới; trao đổi mục tiêu giữa 2 bên, các hoạt động có thể phối hợp; cụ thể hoá và đưa vào thoả thuận hợp tác MOU.
  • Tổ chức các chuyến tham quan doanh nghiệp cho sinh viên: Phòng Quan hệ Doanh nghiệp sẽ đưa sinh viên của từng chuyên ngành đến các doanh nghiệp để tìm hiểu quy trình làm việc trên thực tế, lắng nghe những chia sẻ thực chiến từ các nhân viên của công ty. Qua đó, sinh viên sẽ hiểu được môi trường và văn hóa làm việc của doanh nghiệp, cũng như bồi dưỡng các kỹ năng phù hợp với doanh nghiệp.
  • Tổ chức Ngày hội việc làm: Mời các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự đến đặt gian hàng tại trường. Chương trình sẽ truyền thông hình ảnh và văn hóa của doanh nghiệp đến với nhiều sinh viên.
  • Mời doanh nghiệp tham gia cùng Hội đồng chấm bảo vệ Dự án tốt nghiệp: Doanh nghiệp tham gia Hội đồng chấm Dự án Tốt nghiệp cùng giảng viên của Nhà trường. Đây là hoạt động tuyển dụng hiệu quả, vì doanh nghiệp có thể lựa chọn những bạn thực sự có năng lực và phù hợp với nhu cầu ngay tại buổi bảo vệ Dự án tốt nghiệp.
  • Tổ chức Ngày hội Phỏng vấn: Mời doanh nghiệp tham gia Ngày hội Phỏng vấn tại trường. Thông qua quá trình phỏng vấn 1:1, sinh viên tích luỹ thêm kinh nghiệm cần thiết cho quá trình ứng tuyển, hiểu hơn về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
  • Hoạt động hỗ trợ tuyển dụng nhân sự, thực tập sinh: Giúp doanh nghiệp lựa chọn được đội ngũ nhân sự phù hợp qua quá trình thực tập; hỗ trợ đăng tin tuyển dụng và tập hợp các CV phù hợp với tính chất công việc của doanh nghiệp
  • Các chương trình định hướng nghề nghiệp, Talkshow: Mời diễn giả đến từ các doanh nghiệp để định hướng nghề nghiệp và chia sẻ kiến thức thực tiễn, kỹ năng cần thiết cho sinh viên.
  • Phối hợp tổ chức các cuộc thi, sân chơi dành cho sinh viên: Hỗ trợ truyền thông những cuộc thi do doanh nghiệp tổ chức để sinh viên hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, từ đó nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như ghi điểm đối với nhà tuyển dụng.

Giá trị của công việc đem đến cho bản thân, sinh viên và doanh nghiệp:

  • Mình cảm thấy mình làm khá tốt ở vai trò là người kết nối giữa sinh viên Nhà trường với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công việc này cũng giúp mình có thêm nhiều kiến thức về các ngành nghề để hỗ trợ cho công tác hướng nghiệp mà mình đang theo đuổi.
  • Các bạn sinh viên như những tấm chiếu mới khi rời ghế Nhà trường. Các bạn được hướng nghiệp, được đào tạo kỹ năng mềm, được trang bị kiến thức chuyên môn khi còn đi học. Thế nhưng, các bạn lại thiếu nhiều mối quan hệ hoặc thông tin về nhu cầu tuyển dụng nhân sự từ các công ty. Chính vì vậy, việc tìm kiếm doanh nghiệp để sinh viên được trải nghiệm trong quá trình thực tập, được doanh nghiệp đánh giá năng lực qua những buổi chấm Dự án tốt nghiệp, qua những cuộc phỏng vấn ngay tại trường sẽ mang lại những giá trị rất thiết thực cho sinh viên. Các bạn sẽ nắm bắt kịp thời nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để nộp CV, nhờ vậy tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức so với việc tự tìm kiếm thông tin tuyển dụng trên các kênh khác. Về phía doanh nghiệp, phòng Quan hệ Doanh nghiệp là đầu mối chính để doanh nghiệp tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các hoạt động phối hợp giữa hai bên.

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Khi còn là một cán bộ tuyển sinh tại trường, mình có cơ hội tiếp cận với nhiều bạn học sinh và nhận ra rằng, tại Đà Nẵng, các hoạt động trải nghiệm về hướng nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Mình muốn nghiên cứu sâu hơn, học nhiều hơn về lĩnh vực này. Sau khóa học Chuyên viên Giáo dục hướng nghiệp tại Sông An, mình đã có được những kiến thức nền tảng về hướng nghiệp. Tuy nhiên, thời điểm đó cũng là lúc mình ý thức được, để có thể tham vấn, giảng dạy tốt, mình còn cần bổ sung thêm những kiến thức về thị trường lao động và thế giới nghề nghiệp hiện nay. Và thật may mắn, ngay tại trường mình đang công tác, công việc tại phòng Quan hệ Doanh nghiệp chính là môi trường phù hợp, vừa giúp mình tiếp cận với những thông tin của thị trường lao đông, vừa nắm bắt nhanh chóng về sự thay đổi của các ngành nghề. Bên cạnh việc mang lại giá trị win – win cho doanh nghiệp và nhà trường, công việc này còn đem đến cho mình những giá trị thiết thực, tích luỹ những kiến thức bổ ích cho công tác hướng nghiệp mình đang theo đuổi.
  • Sau khi xác định định hướng lâu dài, mình đã trao đổi với Giám đốc và xin thuyên chuyển sang công tác tại phòng Quan hệ Doanh nghiệp của Nhà trường.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

7h45 – 8h00
  • Giờ làm việc là 8h00, nhưng mình thường xuyên có mặt ở trường lúc 7h45 để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi làm việc như: ăn sáng, uống cà phê, dọn dẹp bàn làm việc, kiểm tra pin máy tính, pin điện thoại, v.v.
8h00 – 17h30

(Nghỉ trưa: 12h00 – 13h30)

  • Lập to do list (những việc cần làm) trong ngày và thực hiện các công việc do mình đảm nhận (các đầu việc sẽ thay đổi tuỳ theo thời điểm trong năm). Tuy nhiên, hầu hết vẫn xoay quanh các đầu việc như:
    • Kiểm tra và phản hồi các email cần hỗ trợ từ sinh viên.
    • Trao đổi với giảng viên bộ môn để lên kế hoạch tổ chức các hoạt động có thể kết hợp cùng với doanh nghiệp.
    • Tìm kiếm và gặp mặt các doanh nghiệp mới thông qua nhiều kênh khác nhau: người quen giới thiệu, các trang tuyển dụng.
    • Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất.
Ghi chú
  • Các nội dung công việc cụ thể sẽ linh động thay đổi theo Kỳ học của sinh viên. Các sự kiện sẽ được tổ chức luân phiên, đồng đều cho tất cả sinh viên năm 1 và năm 2.

5. Anh/chị thích/không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

  • Thích nhất: Điều khiến mình thích nhất ở công việc này, đó là luôn có cơ hội được làm quen với nhiều người ở nhiều lĩnh vực công việc khác nhau. Đôi khi, mình sẽ gặp mặt đối tác ở những địa điểm khác ngoài văn phòng làm việc như: văn phòng của đối tác, quán cà phê, nhà hàng, v.v. Việc thay đổi không gian làm việc như vậy cũng khiến mình hứng thú hơn, có nhiều ý tưởng mới cho công việc hơn.
  • Không thích nhất: Đôi khi, mình cảm thấy khó xử vì bị rơi vào tình huống đóng vai trò ở giữa để giải quyết những vấn đề của sinh viên và doanh nghiệp. Những tình huống đó có thể hiểu lầm, xuất phát từ sinh viên hoặc doanh nghiệp. Với vai trò kết nối hai bên, mình phải xử lý, giải quyết thật khéo léo để cả hai đều cảm thấy hợp lý, thỏa đáng.

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Đối với công việc mang tính chất kết nối, liên kết giữa nhiều bên khác nhau, cần rất nhiều yếu tố để đảm bảo hoàn thành công việc: 

  • Kỹ năng giao tiếp khéo léo để duy trì các mối quan hệ. 
  • Kỹ năng thuyết phục để mở rộng hợp tác với các đơn vị mới.
  • Kỹ năng điều phối và sắp xếp công việc để các sự kiện được tổ chức chỉn chu, thành công.
  • Kỹ năng quản lý thời gian để sắp xếp lịch hẹn, tổ chức sự kiện phù hợp với kế hoạch hoạt động của Nhà trường và doanh nghiệp.
  • Liên tục tự tìm hiểu, cập nhật thêm kiến thức về ngành nghề ở các lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế, Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ hoạ, Tự động hoá, Logistics, Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch.

Tuy nhiên, lộ trình thăng tiến của công việc này không thực sự rõ ràng:

  • Quy mô nhân sự của một phòng không quá đông, không có nhiều chức danh. Trưởng phòng là người điều phối chính và phân công nhiệm vụ cho các thành viên còn lại.
  • Các bạn có thể được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ sau mỗi quý/kỳ, căn cứ vào đó sẽ có mức lương, thưởng phù hợp vào cuối năm.

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  • Mọi người thường hiểu lầm rằng Phòng Quan hệ Doanh nghiệp chỉ có nhiệm vụ kết nối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phòng cũng làm việc với sinh viên rất nhiều:
    • Giúp sinh viên có định hướng nghề nghiệp, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm (kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng viết CV, v.v.) thông qua việc tổ chức các workshop, talkshow, chuyến tham quan doanh nghiệp.
    • Hỗ trợ sinh viên chỉnh sửa hoàn chỉnh các báo cáo thực tập trước khi gửi cho doanh nghiệp xem xét và đóng dấu.
  • Lý do cho sự hiểu lầm có thể đến từ tên gọi của Phòng là “Quan hệ Doanh nghiệp”, không đề cập đến “sinh viên”. Tuy nhiên, để sinh viên đảm bảo chất lượng đầu ra tốt nhất, bên cạnh kiến thức chuyên môn được đào tạo từ giảng viên thì các kỹ năng liên quan đến xin việc, hỗ trợ đơn vị thực tập, cơ hội việc làm sẽ do phòng Quan hệ Doanh nghiệp phụ trách trước khi kết nối sinh viên với doanh nghiệp. 

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

  • Mức lương cơ bản của các vị trí công việc thuộc trường Cao đẳng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, phù hợp với thị trường và đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người lao động.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

  • Để có thể theo công việc này lâu dài, các bạn cần phải có sự đam mê với vai trò người kết nối, đảm bảo sự hài hoà lợi ích giữa các bên: sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp. 
  • Đặc biệt, các bạn cần có kỹ năng xử lý tình huống khéo léo để duy trì các mối quan hệ. Bởi lẽ, trong quá trình kết nối, các bạn sẽ gặp phải một số tình huống phát sinh giữa sinh viên với doanh nghiệp, ví dụ như: năng lực của sinh viên chưa phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, thái độ làm việc của sinh viên chưa nghiêm túc, hoặc doanh nghiệp bố trí vị trí thực tập không phù hợp vơí chuyên ngành của sinh viên, v.v.
  • Cách tiếp cận để doanh nghiệp đồng ý gặp mặt, trao đổi thêm về các hoạt động của hai bên cũng là một điểm khó khăn. Các bạn cần tìm hiểu kỹ về lĩnh vực hoạt động của công ty, tìm ra những điểm chung có thể hợp tác, cũng như trau chuốt từng câu, từ trong văn bản, email, tin nhắn, v.v. khi giao tiếp cùng đơn vị đối tác. Chính vì vậy, các bạn rất cần rèn giũa kỹ năng soạn thảo văn bản, lưu ý lỗi chính tả, v.v.

Bài viết Phó phòng Quan hệ Doanh nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Nhân viên tuyển dụng nhân sự https://huongnghiepsongan.com/nhan-vien-tuyen-dung-nhan-su/ Sun, 15 Sep 2024 16:29:15 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=23999 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 24 Giới tính: Nam Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 2 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân ngành Quản trị nhân sự Số giờ làm hằng tuần: 44 giờ/tuần Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty giáo [...]

Bài viết Nhân viên tuyển dụng nhân sự đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 24
  • Giới tính: Nam
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 2 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân ngành Quản trị nhân sự
  • Số giờ làm hằng tuần: 44 giờ/tuần
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty giáo dục với khoảng 1500 nhân viên

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

  • Hiện tại, tôi đang là Cán bộ Tuyển dụng với 1 năm kinh nghiệm tại một công ty về giáo dục. Công việc của tôi là mang lại nguồn lực nhân sự chất lượng cho doanh nghiệp, bao gồm giảng viên có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ và các Nghiên cứu viên.
  • Hoạt động tuyển dụng trong lĩnh vực giáo dục không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm nhân sự phù hợp, mà còn đóng góp vào việc xây dựng một thế hệ nhân sự giỏi và phát triển toàn diện. Các giảng viên và nghiên cứu viên tài năng không chỉ đem lại giá trị cho doanh nghiệp, mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh, sinh viên. Điều này giúp tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Khi tôi học lớp 12, ngành đầu tiên mà tôi chọn để tìm hiểu là ngành Quản trị Nhân sự. Tôi luôn yêu thích làm việc với con người, và chính điều này đã tạo ra nhiều cơ duyên khiến tôi muốn gắn bó với lĩnh vực này. Sau khi tốt nghiệp phổ thông và trong thời gian chờ nhận bằng, tôi có cơ hội làm việc tại một doanh nghiệp gia đình, lúc đó công việc của tôi là xây dựng mạng lưới quan hệ và tuyển dụng nguồn nhân sự cho gia đình.

Dù chỉ là một trải nghiệm ngắn ngủi, nhưng công việc này đã giúp tôi nhận ra sự phù hợp và niềm đam mê của mình đối với ngành Quản trị Nhân sự. Tôi quyết tâm theo đuổi ngành này tại một ngôi trường uy tín để có thể phát triển bản thân một cách tốt nhất. Sự lựa chọn này không chỉ mở ra cơ hội để tôi học hỏi kiến thức chuyên ngành, mà còn giúp tôi phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc sau này.

May mắn thay, quyết định học tại Đại học Hoa Sen đã mang lại cho tôi nhiều cơ hội học tập và thực hành quý báu. Tôi đã có thể áp dụng những kiến thức được học vào thực tiễn, từ đó làm việc hiệu quả hơn và khẳng định con đường sự nghiệp mà mình đã chọn. Hiện tại, với vai trò Cán bộ Tuyển dụng tại công ty giáo dục, tôi tiếp tục phát triển và cống hiến trong lĩnh vực nhân sự, mang lại những giá trị tích cực cho doanh nghiệp và xã hội.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

08:00 – 08:30 Lên kế hoạch và sắp xếp công việc trong ngày
08:30 – 10:00 Xây dựng mối quan hệ và phương tiện truyền thông
10:00 – 12:00 Kết nối với các ứng viên
13:00 – 14:30 Thiết kế kế hoạch truyền thông tuyển dụng
14:30 – 16:00 Làm hồ sơ cho các ứng viên và họp nhóm
16:00 – 17:00 Xác định lại các mục tiêu cần chuẩn bị cho kế hoạch sắp tới

Ghi chú: Làm 6 ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Bảy, thời gian làm việc sẽ thay đổi nếu có lịch phỏng vấn tại các đơn vị thuộc khối giáo dục của công ty.

5. Anh/chị thích và không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Điều tôi thích nhất:

  • Làm việc trong môi trường giáo dục: Giúp tôi tiếp xúc với tri thức và những người có đam mê học hỏi và nghiên cứu, nói chung nó mang lại cho tôi cảm giác tích cực và năng động. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường làm việc đầy cảm hứng mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân của tôi.
  • Làm việc với con người: Việc tuyển dụng và hỗ trợ nhân sự giúp tôi có cơ hội hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và tiềm năng của mỗi cá nhân. Qua đó, tôi có thể giúp họ phát triển sự nghiệp và đóng góp tích cực cho tổ chức.
  • Góp phần phát triển nguồn nhân lực: Tôi cảm thấy tự hào khi có thể đóng góp vào việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho công ty. Việc tuyển dụng giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ cao giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần xây dựng một thế hệ nhân lực giỏi cho tương lai.

Điều tôi không thích nhất:

  • Áp lực công việc: Là một trong những thách thức lớn nhất trong công việc, đặc biệt trong giai đoạn tuyển dụng cao điểm. Việc đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng thời điểm và phù hợp với yêu cầu của tổ chức đôi khi tạo ra áp lực lớn, đòi hỏi tôi phải làm việc với cường độ cao và sự chính xác tuyệt đối.
  • Thay đổi liên tục: Lĩnh vực tuyển dụng và nhân sự luôn thay đổi theo nhu cầu và xu hướng thị trường. Điều này đòi hỏi tôi phải liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc. Mặc dù điều này giúp tôi phát triển, nhưng đôi khi cũng gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng.
  • Quản lý kỳ vọng: Làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng đòi hỏi tôi phải quản lý kỳ vọng của cả ứng viên và tổ chức. Đôi khi, việc không thể đáp ứng tất cả kỳ vọng hoặc giải quyết xung đột giữa các bên liên quan là một thách thức lớn và có thể gây ra những khó khăn trong công việc.

Mặc dù có không ít thách thức và khó khăn, nhưng tôi luôn nỗ lực vượt qua và tận dụng cơ hội để phát triển bản thân và đóng góp tích cực cho tổ chức. Công việc của tôi mang lại nhiều niềm vui và sự hài lòng, khi nhìn thấy những người tôi tuyển dụng có thể đạt được thành công trong sự nghiệp của họ.

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Để hoàn thành tốt công việc tuyển dụng, bạn cần có sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và thái độ làm việc tích cực. Dưới đây là những điều kiện cần có và những kỹ năng bạn cần trau dồi để thăng tiến trong công việc này:

Kiến thức:

  • Hiểu biết về nhân sự và tuyển dụng: Kiến thức chuyên sâu về quy trình tuyển dụng, từ việc đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn, đến tuyển chọn và định hướng nhân sự.
  • Luật Lao động: Hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến lao động và tuyển dụng, đảm bảo các quy trình tuyển dụng tuân thủ pháp luật.
  • Thị trường lao động: Nắm bắt được xu hướng và biến động của thị trường lao động, từ đó có chiến lược tuyển dụng phù hợp.

Kỹ năng:

  • Kỹ năng giao tiếp: Giúp bạn dễ dàng tương tác với ứng viên và các phòng ban trong công ty, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả.
  • Kỹ năng lắng nghe: Giúp bạn biết lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của ứng viên cũng như của tổ chức, từ đó đưa ra những quyết định tuyển dụng chính xác.
  • Kỹ năng thương lượng và thuyết phục: Giúp bạn đưa ra các đề nghị hợp lý cho ứng viên và giải quyết các xung đột phát sinh trong quá trình tuyển dụng.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Giúp bạn hoàn thành các nhiệm vụ đúng hạn, đặc biệt trong giai đoạn tuyển dụng cao điểm.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giúp bạn xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình tuyển dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thái độ:

  • Luôn giữ thái độ tích cực, biết chia sẻ và đồng cảm với ứng viên cũng như đồng nghiệp.
  • Khả năng chịu được áp lực cao giúp bạn vượt qua những giai đoạn căng thẳng và đảm bảo chất lượng công việc.
  • Thái độ kỷ luật và trách nhiệm cao trong công việc sẽ giúp bạn hoàn thành các nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp.
  • Tính linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với những thay đổi trong quy trình tuyển dụng và yêu cầu của tổ chức.

Để thăng tiến trong công việc:

  • Phát triển kỹ năng chuyên môn: Liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn qua các khóa học, hội thảo và các chứng chỉ liên quan đến nhân sự và tuyển dụng.
  • Xây dựng mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì các mối quan hệ với đồng nghiệp, ứng viên và các đối tác tuyển dụng để mở rộng mạng lưới và cơ hội nghề nghiệp.
  • Phát triển kỹ năng lãnh đạo: Học hỏi và phát triển các kỹ năng lãnh đạo, quản lý để sẵn sàng đảm nhận các vị trí quản lý cao hơn trong tương lai.
  • Đặt mục tiêu rõ ràng: Xác định rõ các mục tiêu nghề nghiệp và lập kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó, đồng thời luôn đánh giá và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

Bằng cách trau dồi những kiến thức, kỹ năng và thái độ này, bạn sẽ có nền tảng vững chắc để hoàn thành tốt công việc và thăng tiến trong sự nghiệp tuyển dụng.

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Hiểu lầm phổ biến về ngành nhân sự:

  1. Làm nhân sự nhàn lắm: Nhiều người cho rằng công việc nhân sự rất nhàn hạ, chỉ cần có người đến làm và nộp hồ sơ. Thực tế, công việc nhân sự đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và kỹ năng quản lý thời gian cao để đảm bảo mọi quy trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
  2. Nhân sự chỉ là hành chính giấy tờ và sổ sách: Một hiểu lầm khác là công việc nhân sự chỉ xoay quanh việc làm hành chính, giấy tờ và sổ sách. Thực tế, nhân sự bao gồm nhiều hoạt động khác như tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân viên, quản lý hiệu suất và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Nguyên nhân gây ra những hiểu lầm này:

  • Thiếu hiểu biết về vai trò của nhân sự: Nhiều người không hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của bộ phận nhân sự trong tổ chức. Họ thường chỉ nhìn thấy những công việc bề mặt như quản lý hồ sơ, giấy tờ mà không thấy được những công việc đòi hỏi sự chuyên môn cao và tư duy chiến lược.
  • Công việc không được truyền thông đúng cách: Công việc tuyển dụng nhân sự đôi khi không được truyền thông đúng cách trong công ty, khiến nhân viên và người ngoài không hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Điều này dẫn đến sự thiếu tôn trọng và đánh giá thấp đối với công việc này.
  • Sự phức tạp của công việc không được nhận diện: Tuyển dụng nhân sự bao gồm nhiều mảng khác nhau như tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân viên, quản lý quan hệ lao động và xây dựng văn hóa tổ chức. Những mảng công việc này đòi hỏi kỹ năng đa dạng và khả năng xử lý nhiều tình huống phức tạp, nhưng thường không được nhìn nhận đầy đủ.
  • Thành công của công việc tuyển dụng nhân sự ít được công nhận: Khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, đóng góp của bộ phận nhân sự thường không được công nhận rõ ràng. Chỉ khi có vấn đề xảy ra, nhân sự mới được chú ý, điều này khiến cho những nỗ lực và công việc hàng ngày của họ bị xem nhẹ.

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Dù mới ra trường, nhưng công việc hiện tại đã giúp tôi nuôi sống bản thân và trang trải sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ đảm bảo mức thu nhập đủ để duy trì cuộc sống, mà nó còn mang lại nhiều cơ hội để tôi học hỏi và phát triển bản thân. Tôi nhận thấy rằng, với quyết tâm và nỗ lực, công việc này có thể trở thành nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của mình, đồng thời mở ra triển vọng phát triển và thăng tiến trong thời gian tới.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

  • Trước khi bắt đầu, em nên xác định rõ mục tiêu và hướng đi của mình. Hãy tự hỏi em muốn đạt được điều gì trong nghề nghiệp này và tại sao em lại chọn nó. Việc có một mục tiêu cụ thể sẽ giúp em định hướng và có động lực hơn. 
  • Nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi em phải không ngừng học hỏi và phát triển kỹ năng. Hãy đầu tư vào việc học tập, tham gia các khóa học liên quan và cập nhật kiến thức mới. Đặc biệt là trong các lĩnh vực có tính thay đổi nhanh như công nghệ, tài chính hay marketing.
  • Đam mê là yếu tố quan trọng giúp em vượt qua những khó khăn và thử thách trong sự nghiệp. Hãy luôn giữ vững đam mê và kiên nhẫn với con đường mình đã chọn. Thành công không đến trong một sớm một chiều, mà là kết quả của sự nỗ lực và kiên trì.

An hy vọng rằng những lời khuyên trên sẽ giúp em có cái nhìn rõ ràng hơn và chuẩn bị tốt hơn cho con đường sự nghiệp của mình. Chúc em thành công và đạt được những điều mà em mong muốn!

10. [Dành cho anh/chị đã làm 2 công việc khác nhau trở lên] Vì sao anh/chị chuyển việc? 

Công việc đầu tiên: Headhunt

  • Mô tả công việc: Làm việc trong lĩnh vực headhunt, tôi đã học cách tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự tiềm năng cho các doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng phỏng vấn và hiểu biết về nhu cầu nhân sự của các công ty.
  • Lý do chuyển việc: Sau khi tốt nghiệp và hoàn thành chương trình thực tập trong lĩnh vực headhunt, tôi nhận ra rằng, mặc dù công việc thú vị và giúp tôi phát triển nhiều kỹ năng mềm, nhưng tôi muốn tìm một công việc có lộ trình thăng tiến rõ ràng hơn và thu nhập tốt hơn để hỗ trợ cho con đường học vấn tương lai của mình.

Công việc thứ hai: Nhân viên tư vấn

  • Mô tả công việc: Làm nhân viên tư vấn, tôi đã học cách hỗ trợ khách hàng, đưa ra các giải pháp và lời khuyên phù hợp với nhu cầu của họ. Công việc này đòi hỏi khả năng lắng nghe, phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Lý do chuyển việc: Mặc dù công việc tư vấn đem lại cho tôi nhiều trải nghiệm quý giá và giúp tôi phát triển khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề, tôi vẫn cảm thấy thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp và thu nhập chưa đáp ứng được mong muốn của mình. Tôi tìm kiếm một công việc không chỉ đem lại thu nhập cao hơn mà còn có lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Sự khác nhau giữa các công việc:

  • Headhunt: Tập trung vào việc tuyển dụng và tìm kiếm nhân tài, yêu cầu kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn và hiểu biết sâu về thị trường lao động.
  • Nhân viên tư vấn: Tập trung vào việc hỗ trợ và tư vấn khách hàng, yêu cầu kỹ năng lắng nghe, phân tích và giải quyết vấn đề.

Chuyển việc đã giúp tôi phát triển con đường nghề nghiệp của mình:

  • Công việc headhunt giúp tôi phát triển kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn. Điều này rất hữu ích trong việc tư vấn và thuyết phục khách hàng.
  • Công việc tư vấn giúp tôi cải thiện khả năng lắng nghe, phân tích vấn đề và đưa ra các giải pháp phù hợp. Kỹ năng này rất quan trọng trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp.
  • Sự thay đổi công việc giúp tôi nhận ra điều gì thực sự quan trọng đối với mình trong công việc – thu nhập tốt và cơ hội thăng tiến. Khi có định hướng rõ ràng, tôi tìm kiếm những cơ hội phù hợp hơn với mục tiêu nghề nghiệp và học vấn của mình.

Kết luận:

Việc trải qua nhiều công việc khác nhau đã giúp tôi phát triển kỹ năng mềm và nhận thức rõ ràng hơn về mục tiêu nghề nghiệp của mình. Mỗi công việc đều mang lại những bài học và kinh nghiệm quý giá, giúp tôi trở nên linh hoạt và tự tin hơn trên con đường phát triển sự nghiệp.

11. [Dành cho anh/chị đã làm 2 công việc khác nhau trở lên] Anh/chị đã chuẩn bị như thế nào cho bước chuyển đổi công việc của mình (kiến thức, kỹ năng, quan hệ xã hội, tài chính,..)?

Những thử thách trong giai đoạn chuyển đổi công việc:

Trong giai đoạn chuyển đổi công việc từ năm 2022  -2023, giai đoạn hậu COVID-19, tôi đã gặp nhiều thử thách đáng kể, bao gồm khủng hoảng tài chính và tình trạng nhiều công việc bị tạm ngưng đột ngột. Thị trường lao động biến động khiến việc tìm kiếm cơ hội mới trở nên khó khăn hơn.

Những biện pháp vượt qua thử thách:

  • Học và rèn luyện kỹ năng mới: Tôi đã tham gia các khóa học ngắn hạn để củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn. Các khóa học này không chỉ giúp tôi làm mới kiến thức mà còn trang bị cho tôi những kỹ năng cần thiết để thích ứng với yêu cầu của công việc mới.
  • Xây dựng và duy trì quan hệ xã hội: Tôi tích cực mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội, tham gia các hội thảo và sự kiện chuyên ngành để gặp gỡ và học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Việc duy trì và xây dựng quan hệ này giúp tôi có thêm nhiều cơ hội việc làm và giúp ích rất nhiều trong quá trình chuyển đổi công việc.
  • Quản lý tài chính: Trong thời gian tìm công việc mới, tôi đã lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân một cách cẩn thận. Tôi tiết kiệm tiền và chi tiêu hợp lý để đảm bảo tài chính ổn định. Nhờ vậy, tôi có thời gian và nguồn lực để tập trung vào việc học hỏi và tìm kiếm công việc mới.

Những tác động đến cuộc sống cá nhân:

  • Việc chuyển đổi công việc đã có tác động đáng kể đến cuộc sống cá nhân của tôi. Việc học các khóa học ngắn hạn và tham gia các sự kiện đã giúp tôi không ngừng phát triển kiến thức và kỹ năng, giữ cho tinh thần luôn hứng khởi và sẵn sàng đối mặt với thử thách. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa công việc, học tập và cuộc sống cá nhân, vì vậy đôi khi tạo ra áp lực không nhỏ.
  • Nhờ những chuẩn bị và nỗ lực đó, tôi đã có thể vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục phát triển sự nghiệp. Những thay đổi ấy không chỉ giúp tôi duy trì kiến thức và kinh nghiệm mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tương lai nghề nghiệp của mình.

Bài viết Nhân viên tuyển dụng nhân sự đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Quản lý Đào tạo và Phát triển https://huongnghiepsongan.com/quan-ly-dao-tao-va-phat-trien/ Wed, 05 May 2021 10:27:33 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=7195 Thông tin căn bản Tuổi: 30 Giới tính: Nam Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 8 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại học Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Certified Facilitator, Career Coaching Số giờ làm hằng tuần: 44 giờ Loại hình & quy mô công ty (tổng số [...]

Bài viết Quản lý Đào tạo và Phát triển đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 30
  • Giới tính: Nam
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 8 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại học
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Certified Facilitator, Career Coaching
  • Số giờ làm hằng tuần: 44 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty Việt Nam, 220 nhân viên

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

Tạo trải nghiệm học tập cho đội ngũ nhân viên của công ty bằng các công việc:

  • Đào tạo nội dung gì?: 
    • Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của công ty bằng cách xác định khoảng lệch (gaps) về kỹ năng giữa mong muốn với thực tế thông qua các góc nhìn đa dạng: mục tiêu của công ty, mục tiêu của phòng ban, kỳ vọng của người quản lý và mục tiêu của cá nhân người đi làm. 
    • Phương pháp thực hiện: thông qua các bảng khảo sát, buổi trao đổi – phỏng vấn với quản lý các bộ phận và nhân viên, quan sát các vấn đề thực tế khi công việc được thực hiện.
  • Thực hiện như thế nào?: 
    • Thiết kế và xây dựng các hoạt động đào tạo, phát triển kỹ năng và năng lực cho đội ngũ nhân viên để thu hẹp các khoảng lệch.
    • Trực tiếp đứng lớp nội bộ để truyền tải hoạt động đào tạo, phát triển hoặc phối hợp với các đối tác bên ngoài (các trung tâm đào tạo, các giảng viên có kinh nghiệm với chủ đề).
    • Quản lý, tổ chức và sắp xếp các hoạt động đào tạo, phát triển được diễn ra theo kế hoạch (về nội dung, công tác hậu cần, truyền thông trong công ty).
  • Làm sao biết đào tạo có hiệu quả?
    • Đánh giá hiệu quả của các hoạt động đào tạo, phát triển thông qua các mẫu biểu đánh giá, thực hiện đo lường kết quả ngay tại nơi làm việc
    • Lập kế hoạch áp dụng, duy trì những hiểu biết, thói quen tại nơi làm việc.

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Năm chuyển cấp (từ lớp 9 lên lớp 10): Mình bắt đầu có ý thức về sự kết nối với người khác kể từ khi tham gia Câu lạc bộ kỹ năng dã ngoại Suối Trắng của Quận 3. Mình khám phá ra bản thân học hỏi hiệu quả nhất là thông qua kênh hình ảnh và sự vận động. Sau một thời gian, mình được giao nhiệm vụ dạy kỹ năng dã ngoại cho các thành viên mới (morse, semaphore, dựng lều trại, nút dây, mật thư, xác định phương hướng bằng sao trời…) và nhận vai trò Phó chủ nhiệm của CLB.
  • Học Đại học: Mình chọn học ngành Quan hệ quốc tế và bắt đầu đi làm thêm từ cuối năm 1. Công việc lúc đó là hỗ trợ trong các khóa học ngắn hạn về phát triển tư duy dành cho người trẻ và người đi làm của công ty đào tạo TGM. Công việc của mình gồm: chuẩn bị hậu cần (phòng ốc, âm thanh, ánh sáng, dụng cụ học tập…) và hỗ trợ học viên. Mình gắn bó với công việc này suốt 4 năm Đại học. Trong quá trình làm việc, mình phụ trách đào tạo kiến thức và cách làm cho những bạn gia nhập sau. 
  • Qua công việc này, mình nhận ra một bài học lớn: cách học của mình không nhất thiết là “khuôn vàng thước ngọc” với người khác và ngược lại. Bên cạnh đó, mình được tiếp xúc với các anh chị trong mảng đào tạo, bước đầu hiểu về những khái niệm: “đào tạo” (training), “khai vấn” (coaching), “dìu dắt/hướng dẫn” (mentoring)… Đồng thời, mình được rèn luyện những kỹ năng như: làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, tác phong làm việc…, nhất là kỹ năng lắng nghe thông qua việc đón nhận những câu chuyện, tính cách khác biệt với mình.
  • Nhờ những chất liệu thực tế này, mình dần yêu thích việc hỗ trợ, hướng dẫn người khác học hỏi. Mình đã đặt mục tiêu trở thành một chuyên viên phát triển nhân sự kể từ thời điểm này.
  • Công việc đầu tiên: Bén duyên từ công việc bán thời gian thời Đại học, mình bắt đầu làm việc toàn thời gian tại TGM, một là trực tiếp tổ chức các chương trình đào tạo của công ty, hai là quản lý đội ngũ hỗ trợ chương trình. Công việc này giúp mình mài bén thêm kỹ năng về tổ chức sự kiện, lãnh đạo nhóm và truyền thông nội bộ. Ngoài ra, mình vẫn dành thời gian nhất định cho việc tự học, tham gia các khóa học bên ngoài và điều hành dự án phi lợi nhuận. Từ đó, mình biết đến một chương trình phát triển năng lực lãnh đạo và may mắn nhận được học bổng của chương trình này. Mình đã dành trọn 1 năm cho việc học, đồng thời vẫn hỗ trợ các dự án cho công ty.
  • Công việc thứ hai: Hoàn thành xong chương trình học, mình mong muốn hiểu rõ hơn mảng Đào tạo cho doanh nghiệp. Và mình bắt đầu làm việc tại PACE. Tại đây, mình phụ trách công việc nhân sự chung (tuyển dụng, hoạt động nội bộ…), hỗ trợ tổ chức một số khóa đào tạo, tham gia dịch thuật chuyên môn và đứng lớp giảng dạy một số dự án.
  • Tại đây, mình đã có cơ hội gặp gỡ các anh chị và các bạn có tâm huyết và chuyên môn cao trong lĩnh vực đào tạo. Đó là những người thầy, những người cộng sự làm việc hăng say, quyết liệt và hoài bão. Công việc này đã giúp mình nhận rõ và cho mình những hiểu biết sinh động về đào tạo doanh nghiệp, đồng thời những kỹ năng làm việc của mình có cơ hội được mài giũa và phát huy.
  • Công việc hiện tại: Sau 4 năm gắn bó, mình quyết định rời PACE để tìm kiếm môi trường doanh nghiệp thực tế để trực tiếp làm công việc đào tạo phát triển. Nơi làm việc hiện tại của mình là tại ADP, một công ty thuộc ngành thiết kế nội thất văn phòng. Công việc của mình là xây dựng hoạt động đào tạo cho nhóm quản lý của công ty. Đây là một lĩnh vực mới mẻ và khá thử thách. 
  • Xuyên suốt những giây phút chiêm nghiệm trên hành trình nghề nghiệp, mình thấy rằng ai cũng có những phẩm chất, tiềm năng tốt đẹp bên trong và thật uổng phí nếu tiềm năng vẫn mãi “tiềm ẩn”. Mình tâm đắc với châm ngôn của Mẹ Teresa: “Không phải ai cũng có thể làm được những điều vĩ đại, nhưng chúng ta đều có thể làm những điều nhỏ với một tình yêu lớn.” Mình có niềm tin rằng một bạn dù không có nhiều tài năng, được xem là “bình thường” nhưng với một phương pháp học tập phù hợp tại nơi làm việc, bạn ấy vẫn tạo ra được rất nhiều giá trị thực cho công ty. 

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

08:00 – 9:00 Đọc những bài viết, video về chuyên môn trên Internet
9:00 – 9:30 Theo dõi những ưu tiên trong một ngày làm việc
9:30 – 11:00 Tham gia họp nhóm hoặc liên hệ với các đối tác đào tạo
11:00 – 12:00 Họp riêng 1:1 với cấp trên/Ban điều hành
12:00 – 13:00 Ăn trưa & Nghỉ trưa
13:00 – 14:30 Chuẩn bị, thiết kế các nội dung đào tạo
14:30 – 16:00 Trao đổi với các phòng ban để cập nhật, chuẩn bị cho hoạt động đào tạo 
16:00 – 17:00 Tìm hiểu mở rộng về các đối tác đào tạo
17:00 – 17:30 Đóng gói công việc trong một ngày 

Kiểm tra các công việc ưu tiên ngày hôm sau và lịch đào tạo sắp diễn ra

Sau 17:30 Ăn tối, nghỉ ngơi 

Đọc tài liệu, sách liên quan 

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Công việc đào tạo phát triển cho mình cơ hội kết nối con người, cụ thể là nhân sự trong công ty. Họ là những người mong muốn được trở nên tốt hơn, phát triển bản thân và đóng góp nhiều giá trị cho công ty. Trong vai trò này, mình là người đồng hành trên hành trình học tập và phát triển của từng cá nhân và phòng ban.

Công việc này còn mang đến cho mình nguồn cảm hứng lẫn sự thách thức về tính đa dạng của người học. “Làm sao để bắt nhịp và cùng hòa điệu với người học?, Làm sao để người học không cảm thấy lạc lõng trong công việc? Làm sao để người học chủ động hơn trong việc phát triển bản thân?” – Với mình đó là những câu hỏi thú vị mà công việc này mang lại.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Những điều mình không thích thường là những điều mình chưa biết cách để làm hoặc chưa làm đủ tốt. 

Vậy nên, những điều không thích là cơ hội để mình hiểu hơn về bản thân, cải thiện chúng và chọn lọc ra thế mạnh riêng có. 

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Người làm đào tạo là người học đủ nhiều, đủ sâu, nghĩa là:

  • Biết trau dồi năng lực tự học
  • Biết cách đào sâu kiến thức như một chuyên gia
  • Biết đóng gói kiến thức, trải nghiệm để người khác dễ dàng tiếp nhận

Người làm đào tạo cần có thái độ chủ động, nghĩa là:

  • Chủ động tiếp cận và hiểu về nhu cầu của người học, văn hoá của tổ chức, ngành nghề hoạt động của công ty
  • Chủ động đón đầu, cập nhật kiến thức mới, cách làm mới ở Việt Nam và thế giới
  • Dám thử sai và đối diện với những rủi ro khi áp dụng trong thực tế

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Trong công ty có phòng đào tạo à

Tuỳ theo quy mô công ty, định hướng, chiến lược mà công ty đó có phòng đào tạo hoạt động như các phòng ban khác hay không. Nếu chức năng đào tạo không tồn tại thành một phòng ban cụ thể, nó vẫn được biểu hiện dưới dạng các hoạt động nội bộ như: đào tạo hội nhập cho nhân viên mới, đào tạo nâng cao kỹ năng, tổ chức cho nhân viên đi học các khóa học ngắn hạn bên ngoài… 

Em tốt nghiệp Đại học thì vào công ty em có cần phải học thêm nữa không?

Việc học hỏi và nâng cấp kỹ năng là vô cùng quan trọng trong một thị trường nhiều thay đổi như hiện tại. Vậy nên cho dù bạn mới tốt nghiệp hay là người đi làm lâu năm, bạn đều có nhu cầu được đào tạo bổ sung hoặc đào tạo nâng cao. Người quản lý của bạn cũng luôn kỳ vọng nhân viên có thái độ học hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng để làm tốt công việc. Sự phát triển là tất yếu nên bạn đừng… ngán nha!

Em học Sư phạm thì có thể làm được công việc này không?

Một số bạn yêu thích giảng dạy dễ hình dung đào tạo doanh nghiệp giống như đào tạo Đại học hay đào tạo kỹ năng. Bên cạnh yếu tố “dạy – học”, các hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp sẽ đòi hỏi tính năng động, sáng tạo và thực tế hơn rất nhiều.

Nếu bạn có kinh nghiệm về sư phạm, bạn hãy sử dụng chúng thật hiệu quả. Còn nếu bạn chưa có trải nghiệm sư phạm, cũng không sao vì bạn hoàn toàn có thể bắt nhịp nhanh với công việc này. Một số anh chị trong ngành đào tạo mà mình có cơ hội làm việc chung cũng đến từ nhiều ngành nghề đa dạng, từ kinh tế, kỹ thuật, thậm chí là y dược. Bạn đừng ngại tìm hiểu và theo đuổi nếu cảm thấy phù hợp nhé!

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Bất kỳ công việc nào nếu được định hướng và chuẩn bị từ sớm hoàn toàn có thể mang lại cho bạn nguồn thu nhập tốt. 

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Thứ nhất, người làm đào tạo cần đầu tư phát triển năng lực tự đào tạo, tự học. Vì công việc “phát triển con người” giống như một người pha chế (bartender). Người pha chế làm ra một món nước ngon lành khi họ luôn tìm tòi các công thức, nguyên liệu đa dạng và cách biến tấu chúng. Cách tốt nhất để “pha chế” ra những trải nghiệm học hỏi phù hợp là bạn cần có kinh nghiệm khám phá nhiều phương pháp, cách đào tạo đa dạng. Vì vậy, bạn đừng ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động có yếu tố học hỏi, như các khóa học kỹ năng, chương trình dành cho cộng đồng và kết nối với những bạn ở các ngành nghề khác nhau. 

Thứ hai, đào tạo cho doanh nghiệp phải đi từ các vấn đề nổi bật trong thực tế. Vì vậy, bạn cần học cách giao tiếp, lắng nghe, quan sát những vấn đề xung quanh bạn và tập đưa ra giải pháp cho các vấn đề đó. 

Cuối cùng, đôi khi bạn sẽ khó nhìn thấy, sờ nắm được kết quả công việc đào tạo trong ngắn hạn. Đó là lúc bạn cần kiên nhẫn và có sự cam kết đến cùng với lựa chọn của mình.

 

Bài viết Quản lý Đào tạo và Phát triển đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Giám đốc nhân sự https://huongnghiepsongan.com/giam-doc-nhan-su/ Tue, 16 Feb 2021 11:02:59 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=6276 Thông tin căn bản Tuổi: 34 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 12 năm Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): SHRM, BSP, SIY Certified Teacher Số giờ làm hằng tuần: 40 giờ Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): [...]

Bài viết Giám đốc nhân sự đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 34
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 12 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): SHRM, BSP, SIY Certified Teacher
  • Số giờ làm hằng tuần: 40 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty đa quốc gia, 200 nhân viên

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

Cung cấp “sự sẵn sàng về nguồn lực lao động” cho công ty. Sự sẵn sàng này bao gồm:

  • Sẵn sàng về nền tảng pháp luật: thông qua các việc liên quan đến pháp luật lao động, tuân thủ an toàn lao động, tuân chủ các chính sách chống hối lộ, tham nhũng
  • Sẵn sàng về chính sách, quy trình làm việc: giúp mọi người rõ ràng về công việc cần làm, phối hợp ra sao, được đánh giá và khen thưởng thế nào, thăng tiến thế nào…
  • Sẵn sàng về số lượng con người cần để thực hiện công việc: cần bao nhiêu người, tuyển dụng thế nào, quảng bá hình ảnh công ty thế nào, thu hút ứng viên thế nào, nhận hồ sơ và phỏng vấn thế nào
  • Sẵn sàng về khả năng thực hiện công việc hiện tại và tương lai: đào tạo phát triển thế nào, tổ chức việc học hỏi trong tổ chức ra sao
  • Sẵn sàng về môi trường làm việc vui vẻ, giúp nhân viên phát triển khả năng của mình: cách mọi người tương tác trong công ty thế nào, dựa trên chuẩn gì, những chuẩn đó được xây dựng và truyền thông thế nào cho mọi người hiểu và tuân theo

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Mình học Ngoại Thương vì được tuyển thẳng từ năm 11, do đạt giải quốc gia môn tiếng Anh. Năm đó, mình cũng đậu Á Khoa bên Xây Dựng của Bách Khoa. Nhưng từ đầu xác định thi Bách Khoa là để thử sức thôi, xem coi trong 1 năm mà chuyển từ chuyên ban D sang chuyên ban A thì có học nổi không, kết quả không chỉ học nổi mà còn học giỏi, thi được 27/30 điểm cho 3 môn. Sau đó chọn học Ngoại Thương vì nghe nói học xong ra có việc làm ổn định, làm với nước ngoài để cơ hội đi nước ngoài cũng nhiều 🙂 Từ nhỏ mình đã tự định hướng cho bản thân rồi, ba mẹ cũng tôn trọng quyết định của mình chứ không can thiệp. Mà trước khi quyết định thì cũng may là được nhiều thầy cô thương nên có được thông tin các anh chị cựu học sinh đang học ở Ngoại Thương và đã ra trường… để mình gọi điện thoại tham khảo ý kiến. Từ đó, mình an tâm hơn khi ra quyết định.
  • Trong quá trình học đại học, dù không phải áp lực đi làm vì khó khăn tài chính do ba mẹ vẫn có thể chu cấp tạm đủ, nhưng từ năm 1 đại học mình đã đi làm để cho bản thân được năng động hơn. Bước vào Ngoại Thương, nhìn quanh thấy các bạn đều giỏi và nói tiếng Anh hay, mình thì dân ở tỉnh, dù có giải quốc gia nhưng vẫn giỏi Đọc Viết hơn là Nghe Nói. Thế là mình chọn việc “bán tour cho khách nước ngoài” ở phố Tây ba lô Bùi Viện để rèn tiếng Anh. Sau đó mình làm tour guide cho các tour ngắn ngày về miền Tây. Nhờ đó mình mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Anh và ngày càng tự tin.
  • Năm 2 mình có tham gia 1 chương trình giao lưu văn hóa với 1 đoàn sinh viên Mỹ, trong 3 tháng, tại TP.HCM và Bến Tre. Mình được chuyển vào sống trong khu ký túc xá của các bạn Mỹ ở TP.HCM và Bến Tre và nhờ đó được sống và cảm văn hóa Mỹ cũng như rèn luyện tiếng Anh thêm nữa. Mỗi tháng còn có lương 30 USD.
  • Tổng cộng 4 năm đại học, mình tham gia rất nhiều hội nhóm trong và ngoài trường, làm tổng cộng 14 công việc khác nhau và tự chủ toàn bộ chi phí cho bản thân không cần nhờ ba mẹ.
  • Năm 3 đại học mình bắt đầu dịch sách và có hơn 20 quyển đã dịch và xuất bản tính đến bây giờ. 
  • Năm 4 đại học thì mình bắt đầu đi phiên dịch và viết báo cho Nhịp Cầu Đầu Tư và Doanh Nhân Sài Gòn. Có những số mình có đến 5 bài được đăng. Chỉ riêng tiền nhuận bút đã bằng tiền lương của 1 công việc full time ở công ty đa quốc gia khi đó. 
  • Việc dịch và viết báo giúp mình học lại … TIẾNG VIỆT. Học về giao tiếp bằng hình thức viết lách. Học về tư duy trình bày văn bản. Học rất nhiều về xu hướng mới trong kinh doanh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở thế giới.
  • Ngoài ra, trong quá trình làm việc sau này, mình còn tự học dịch cabin và đã tích lũy hơn 100 giờ dịch cabin chính thức cho các hội thảo quốc tế về chủ đề năng lực lãnh đạo, nhân sự toàn cầu, quản trị chiến lược
  • Sau khi tốt nghiệp, mình làm nghề kinh doanh như mặc định thông thường của dân Ngoại Thương, và công ty đầu tiên mình làm là tiền thân của Willis Towers Watson Vietnam ngày nay. Tại đây, mình được hình thành 1 chuẩn quốc tế về cách làm nhân sự và đào tạo.
  • Sau đó, theo tiếng gọi của đồng tiền, mình về làm nghề “dầu khí” để tận hưởng rất nhiều phúc lợi và sự xa hoa vật chất. Một năm mình có thể nhận hơn 20 tháng lương là bình thường, chưa kể những công việc làm thêm như phiên dịch và viết báo… khiến cho mình có thu nhập rất cao và đủ tích lũy để nhanh chóng mua được nhà ở Sài Gòn đắt đỏ.
  • Trong thời gian này, mình được may mắn học thiền và nhờ những hệ thống câu hỏi và bài tập giúp mình “quay về bên trong” rất nhiều, mình dần có những điều “ngộ ra” về con đường mà bản thân muốn theo đuổi. Đó là nghề nhân sự, giúp phát triển con người, hay nói cách khác là giúp con người “giác ngộ” những điều tốt đẹp, nhưng trước là bản thân phải “giác ngộ” cái đã.
  • Thế là bỏ dầu khí sau khoảng 3 năm gắn bó, về cùng các bạn trong lớp thiền khởi nghiệp, nhưng bỏ cuộc sau gần 1 năm vì chưa biết cách làm. Nhưng vẫn nung nấu không thôi ước mơ này.
  • Sau đó làm freelancer về dịch thuật cho các hãng tư vấn lớn để học hỏi.
  • Sau gần 1 năm làm freelancer, rốt cuộc có cơ duyên để làm “phát triển con người” trong vai trò điều phối dự án IPL của PACE và sau là làm ban chuyên môn của PACE. 5 năm tại PACE, mình được học rất nhiều giải pháp phát triển con người của quốc tế và cũng được thi thố, công nhận là chuyên gia về Nhân sự, Quản trị Chiến lược, và Phát triển năng lực lãnh đạo của các tổ chức uy tín như SHRM, Balanced Scorecard Institute, FranklinCovey.
  • Cũng trong thời gian tại PACE, mình tự học và mày mò để sau này trở thành giảng viên toàn cầu của chương trình Search Inside Yourself.
  • Nhờ những nền tảng học được từ thiền mà mình dễ dàng tiêu hóa và hệ thống hóa các khóa học này để vừa không bị ngộ chữ, vừa biến nó thành những cách tiếp cận rất riêng của bản thân.
  • Sau thời gian ở PACE, mình nhận thấy nếu chỉ dừng ở biết kiến thức và “talk talk” thôi thì không đủ, mà phải có thực hành. Do đó, mình chuyển vào làm HR nội bộ trong doanh nghiệp từ 2016 đến nay, cũng được 5 năm.
  • Trong 5 năm tại công ty hiện tại, mình tự học nghề nhân sự từ đầu, kể cả những việc về pháp luật lao động, lương thưởng chế độ… rồi từ từ quản lý toàn bộ các mảng nhân sự của công ty trên cả nước, và có giai đoạn ngắn khoảng 1 năm phụ trách mảng Đào tạo Phát triển cho 12 nước trong tập đoàn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
  • Nếu được chọn lại, mình nghĩ không cần phải chọn lại, vì đơn giản là cơ hội nào đến với mình thì cứ làm tốt nhất có thể, hãy quên bản thân để cống hiến thì ông trời sẽ “đãi” bạn.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

Thời gian làm việc chính thức là thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, 8h30-17h30.

Nhưng thời gian làm việc thật ra là từ 5h sáng đến 9h tối vì tính cả những thời gian tự học, tự tìm tòi nhằm phát triển công việc

5h Thức dậy, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, thể dục, thiền
6h Nghiên cứu các xu hướng mới mà bản thân quan tâm: wellbeing (hạnh phúc, khỏe mạnh), future of work…
7h30 Ra khỏi nhà, ăn sáng, đi làm
8h30 Đến chỗ làm, xem danh sách email, công việc, lịch họp… lập danh sách các công việc ưu tiên trong ngày
9h-11h Ưu tiên làm những việc khó và quan trọng trước
11h-12h Cập nhật với nhóm/ phòng ban
12h-13h30 Ăn trưa với đồng nghiệp và thiền tại văn phòng
13h30-15h Ưu tiên cho các cuộc họp
15h-17h Ưu tiên làm những việc quan trọng
17h-18h Xem lại 1 ngày làm việc, ưu tiên nghiên cứu học hỏi các vấn đề liên quan công việc
18h-21h Thời gian dành cho bữa cơm gia đình, thời gian chơi với con
Sau 21h Thời gian đọc, học hỏi thêm, thiền. Sau đó đi ngủ.

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Công việc đối nhân xử thế giúp phát triển khả năng giải quyết vấn đề của bản thân, cũng như giúp người xung quanh phát triển nhận thức.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Chuyện gì cũng là thử thách, nên không có chuyện không thích mà chỉ là chưa tìm ra cách giải quyết thôi.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Công thức T – L – B – I

  • T = Technical knowledge: làm HR phải giỏi chuyên môn nhân sự trước đã
  • L = Leadership: khả năng lãnh đạo bản thân, tự tìm tòi học hỏi, tự định hướng
  • B = hiểu về Business của những bên làm chung với mình, nếu là sales thì vấn đề của họ là gì, nếu là sản xuất thì vấn đề là gì, nếu là kế toán thì vấn đề là gì…
  • I =  Interpersonal skills, biết giải pháp rồi thì phải có khả năng hợp tác với người khác để thực thi giải pháp

Nhìn chung, “tự thân, tự lập, tự cường” và “hợp tác” là mấu chốt.

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  1. Làm nhân sự = thích làm việc với con người → không đủ. Phải giỏi làm với số, phải giỏi nghĩ chiến lược, phải giỏi nhìn xa trông rộng nữa
  2. Làm nhân sự = hiền lành, hòa nhã → sai, nhân sự đôi khi rất cứng, đầu lạnh, tim nóng, để làm chỗ dựa cho rất nhiều bên và hài hòa nhu cầu của rất nhiều bên
  3. Làm nhân sự = phát lương → sai, việc làm lương chỉ chiếm chưa đến 10% khối lượng công việc, 90% còn lại là tạo một môi trường mà sẵn sàng để nguồn nhân lực phát triển, để tổ chức có sẵn nguồn nhân tài cho chiến lược kinh doanh của mình.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Dư sức. Nếu từ những năm sinh viên em đã có những kinh nghiệm “gián tiếp” về nhân sự thông qua các kỳ thực tập, công việc làm đội nhóm câu lạc bộ, các cuộc thi… thì em hoàn toàn có thể làm nhân sự ở các công ty lớn.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Nhân sự là nghề “phát triển con người”, cho nên không ai làm nhân sự thành công mà không phát triển bản thân mình trước. Mà để phát triển bản thân mình, không thể thành công nếu không biết tự học.

Bài viết Giám đốc nhân sự đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Chuyên viên tuyển dụng https://huongnghiepsongan.com/chuyen-vien-tuyen-dung/ Thu, 30 Jul 2020 18:29:32 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=4706 Thông tin căn bản Tuổi: 27 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 4 Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại Học/ Tài Chính Doanh Nghiệp Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Không Số giờ làm hằng tuần: 40 Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty [...]

Bài viết Chuyên viên tuyển dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 27
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 4
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại Học/ Tài Chính Doanh Nghiệp
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Không
  • Số giờ làm hằng tuần: 40
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty sản xuất, 2000 – 5000 nhân viên

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

  • Xây dựng mối quan hệ với các phòng ban để hiểu được định hướng công ty, nhu cầu nhân lực cần được tuyển dụng (số lượng, tính chất công việc, cấp bậc, yêu cầu,…)
  • Tìm hiểu, thu thập, phân tích thông tin để cập nhật xu hướng, nhận biết rủi ro/cơ hội về tình hình thay đổi lao động trên thị trường, cũng như kịp thời chủ động đưa ra kế hoạch nhân tài phù hợp cho công ty
  • Xây dựng chiến lược tuyển dụng (thuyên chuyển nội bộ, tuyển dụng từ bên ngoài, …) để thu hút nhân tài phù hợp với nhu cầu của công ty, đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng lúc

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Mình học tài chính nhưng từ năm thứ 4 mình thấy những môn học chuyên ngành về tài chính không làm mình cảm thấy yêu thích. Để tìm hướng đi mới cũng như biết mình phù hợp với nghề nghiệp nào khác, mình tham gia một dự án tình nguyện và sau đó là một tổ chức phi chính phủ dành cho các bạn trẻ. Sau khi tham gia rất nhiều các hoạt động từ tổ chức sự kiện, làm việc nhóm, tuyển dụng, …. mình thấy niềm yêu thích và bản thân có rất nhiều động lực khi làm việc với việc các bạn trong cùng nhóm. Từ đó, mình định hướng đi theo con đường nhân sự. Qua tìm hiểu, mình được biết nhân sự có nhiều mảng (tuyển dụng, đào tạo phát triển, lương thưởng phúc lợi, …), mình muốn thử sức với mảng tuyển dụng trước, vì đây là mảng cho mình cơ hội để hiểu và kết nối giữa công ty và nhân tài trên thị trường. Sau đó thì có thể luân chuyển qua các mảng khác trong nhân sự.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

8:00 – 8:30 Di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và ăn sáng
8:30 – 9:00 Kiểm tra hộp mail và phân loại các email mới vào đúng thư mục, cập nhật lại danh sách các vị trí tuyển dụng và công việc cần làm
9:00 – 10:30 Kiểm tra tiến độ từng vị trí cần tuyển, nói chuyện với ứng viên/ cập nhật với các phòng ban hoặc các bộ phận khác để đẩy nhanh tiến độ của quy trình tuyển dụng
10:30 – 11:00 Họp hoặc thảo luận về các chương trình tuyển dụng khác của công ty với đồng nghiệp
11:00 – 12:00 Ăn trưa
12:00 – 13:30 Họp với các phòng ban để cập nhật nhu cầu và tiến độ tuyển dụng, tình hình thị trường và kế hoạch từ phía công ty
13:30 – 14:30 Họp hoặc cập nhật thông tin về hệ thống/quy trình tuyển dụng, chính sách mới, các chương trình/ các kênh thu hút nhân tài của công ty
14:30 – 16:30 Tìm, sàng lọc hồ sơ ứng viên, gọi phỏng vấn/ nói chuyện với ứng viên cho các vị trí tuyển dụng
16:30 – 17:00 Cập nhật lại tiến độ và danh sách công việc, làm báo cáo tình hình tuyển dụng (nếu cần)
17:00 – 20:00 Đây là khung giờ linh hoạt mình dành thời gian phỏng vấn hoặc nói chuyện với các bạn ứng viên không thể sắp xếp thời gian trong giờ hành chính để nói chuyện tùy vào tính chất công việc
Ghi chú Những hôm có các chương trình của bộ phận tuyển dụng (Ngày hội phỏng vấn, Ngày hội việc làm, sự kiện,…) hoặc các buổi đào tạo của công ty thì mình sẽ tham gia, tùy địa điểm có thể không ở văn phòng làm việc.

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

  • Có cơ hội để hiểu về công ty (sản phẩm, tầm nhìn, chiến lược nhân sự, …) và từng phòng ban mình phụ trách tuyển dụng (xây dựng được nhiều mối quan hệ với các anh/chị/đồng nghiệp, hiểu được đặc thù/ tính chất công việc/thử thách của nhiều vị trí,…)
  • Là cầu nối giữa công ty và nhân tài trên thị trường (giúp công ty tìm được người tài phù hợp, và giúp các anh/chị/bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm có được một công việc/nghề nghiệp/môi trường làm việc có thể phát huy tiềm năng của họ)
  • Có cơ hội được quen biết và nói chuyện với các anh/chị/bạn ứng viên trên thị trường trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau, được lắng nghe và học hỏi từ họ.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

  • Công việc này đôi lúc sẽ đòi hỏi sự linh hoạt về thời gian (ngoài giờ làm việc) để có thể nói chuyện/tiếp cận được với nhiều ứng viên giỏi/tiềm năng trong khi họ quá bận và không sắp xếp được thời gian trong giờ hành chính
  • Trong những giai đoạn công ty có dự án mới cần nguồn nhân lực từ bên ngoài nhiều và liên tục thì đội ngũ tuyển dụng phải luôn làm việc không ngừng (tùy đặc thù từng công ty). Việc chạy liên tục trong một thời gian để đảm bảo đáp ứng được nguồn nhân lực trong thời hạn đề ra đòi hỏi người làm tuyển dụng phải có sức bền về mặt sức khỏe, tinh thần rất lớn để có thể thích nghi được
  • Làm những báo cáo quá chi tiết về tình hình tuyển dụng cho từng vị trí đôi khi mất rất nhiều thời gian

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Kiến thức: thương hiệu nhà tuyển dụng, thị trường lao động. Chuyên sâu hơn là kiến thức các ngành/ lĩnh vực, nghề nghiệp, đặc thù từng công việc

Kỹ năng:

  • Kỹ năng phỏng vấn
  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng tạo lập mối quan hệ

Thái độ:

  • Chủ động học hỏi
  • Chịu khó, kiên trì, lạc quan

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  • Công việc tuyển dụng chủ yếu là phỏng vấn và tuyển chọn: Thật ra công việc tuyển dụng có rất nhiều mảng và cũng đòi hỏi sự năng động. Để đi tới được bước phỏng vấn, có rất nhiều việc đã được thực hiện trước đó như xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, hoạch định các kênh tuyển dụng để giữ được kết nối và cập nhật cho ứng viên về cơ hội nghề nghiệp tại công ty, xây dựng nguồn ứng viên, …
  • Để làm tuyển dụng thì cần phải rất giỏi về đánh giá và nhìn người: để đạt được trình độ này thì cần trải nghiệm trong một khoảng thời gian rất dài. Quan trọng nhất của nghề này đòi hỏi bạn thích làm việc với con người, thích xây dựng mối quan hệ và có khả năng kết nối. Kỹ năng phỏng vấn và đánh giá là kỹ năng có thể học và phát triển được.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

  • Ngoài việc học trên trường, nên tham gia các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ đội nhóm hay đi làm thêm để khám phá thêm sở thích và tiềm năng của bán thân. Nếu yêu thích lĩnh vực hoặc công việc nào đó, hãy đầu tư thời gian để tìm hiểu hoặc tham gia khóa học liên quan để tự trau dồi vốn kiến thức/ kỹ năng cho mình.
  • Chủ động tìm hiểu thông tin về công việc mình yêu thích bằng cách hỏi các anh chị đã và đang làm công việc này thông qua các mối quan hệ bạn đang có. Hiện nay trên internet có rất nhiều bài viết nói về công việc tuyển dụng, hay bất cứ công việc nào khác, tìm hiểu, đọc & chắt lọc thông tin để xác định xem mình có thích công việc có tính chất thế nào.
  • Bất cứ công việc nào cũng nhiều khó khăn, thử thách. Trong một nghề, bên cạnh việc mình thích thì sẽ có rất nhiều công việc mình không thích, thái độ chủ động và tư duy tích cực, tập trung vào hành động và giải pháp là những điều cực kỳ quan trọng giúp cho bạn có được nhiều thành quả. Hãy cố gắng hết sức mình, đi qua cả những cái đẹp và thử thách để trước khi chuyển sang một công việc mới thì thật sự không hối tiếc vì có bất cứ điều gì chưa làm.

Bài viết Chuyên viên tuyển dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Chuyên viên Tiền lương và Phúc lợi https://huongnghiepsongan.com/chuyen-vien-tien-luong-va-phuc-loi/ Thu, 30 Jul 2020 11:19:55 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=4697 Thông tin căn bản Tuổi: 27 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 4,5 Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại học, Ngành Tài chính doanh nghiệp Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Số giờ làm hằng tuần: 43 Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty [...]

Bài viết Chuyên viên Tiền lương và Phúc lợi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 27
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 4,5
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại học, Ngành Tài chính doanh nghiệp
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có):
  • Số giờ làm hằng tuần: 43
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, tổng số nhân viên >10,000 người

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

  1. Công việc mang tính chất vận hành và thường xuyên:
  • Quản lý hồ sơ và thông tin toàn bộ nhân viên. Mỗi nhân viên khi vào công ty đều phải nộp một số hồ sơ cá nhân cho công ty theo quy định của luật cũng như công ty. Nhiệm vụ chuyên viên phải đảm bảo hồ sơ đầy đủ và đúng cũng như thông tin nhân viên được cập nhật theo từng thời điểm.
  • Quản lý hợp đồng lao động, quá trình giao kết mối quan hệ lao động giữa nhân viên và công ty.
  • Quản lý thời gian làm việc, chấm công cho nhân viên
  • Đảm bảo các hoạt động tiền lương và phúc lợi cho nhân viên luôn diễn ra đúng như giao kết và đúng với quy định bắt buộc của nhà nước. Ví dụ như tiền lương, thuế thu nhập cá nhân, các loại bảo hiểm bắt buộc,…
  1. Công việc mang tính chất dự án:
  • Tổ chức các hoạt động khám sức khỏe thường niên cho toàn bộ nhân viên
  • Lưu trữ, cập nhật quy định, quy trình liên quan đến bộ phận Nhân sự
  • Quản lý KPI, hiệu suất làm việc
  • Kiểm soát ngân sách, mức lương, thưởng

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Tôi bén duyên với nghề Nhân sự khi được làm cộng tác viên cho chương trình “Chuẩn bị hành trang nghề nghiệp” dành cho các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp của trường đại học UEF. Tại thời điểm này tôi say mê với việc được tìm hiểu về con người, giúp mọi người có được công việc tốt và phù hợp. Tôi thích lắng nghe họ, hiểu họ, và giúp họ trong công việc. Cứ như thế, tôi quyết định chọn Nhân sự là con đường mình sẽ đi. C&B là cái duyên và cơ hội để tôi hiểu được cốt lõi của nghề Nhân sự, mà ai muốn làm lĩnh vực này cũng cần phải hiểu qua. Và khi nền tảng đã vững, thì sẽ là lúc tôi tiếp tục hành trình Nhân sự với những lĩnh vực và kế hoạch tiếp theo.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

8:30 – 8:45 Kiểm tra hộp thư email
8:45 – 9:00 Lên kế hoạch làm việc trong ngày, viết ra những công việc cần hoàn tất và thời gian cụ thể
9:00 – 10:00 Soạn thảo và in những hợp đồng lao động/ phụ lục hợp đồng lao động cho những thay đổi của nhân viên nước ngoài trong tháng (hết hạn hợp đồng, thay đổi chức danh, thay đổi lương)
10:00 – 11:00 Chuẩn bị hồ sơ, scan lưu bản mềm của những chứng từ hỗ trợ cấp giấy phép lao động
11:00 – 11:10 Trình kí và đóng dấu tất cả hồ sơ
11:10 – 12:00 Kiểm tra lại dữ liệu cho danh sách những nhân viên nước ngoài đang công tác, gồm các thông tin về quá trình làm việc và phúc lợi đã sử dụng
12:00 – 13:00 Nghỉ trưa
13:00 – 14:00 Đi đến sở lao động để nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động
14:00 – 16:00 Tính toán, chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài về nước
16:00 – 17:00 Chuẩn bị theo quy trình đón nhân viên mới cho những người nước ngoài sắp sang Việt Nam công tác
17:00 – 17:30 Thiết lập kế hoạch cho dự án Đánh giá kết quả công việc sắp diễn ra
17:30 – 18:00 Tổng hợp lại công việc đã làm trong ngày, lên kế hoạch trước cho ngày hôm sau
Ghi chú

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Tôi yêu việc giúp đỡ, đem lại những phúc lợi tốt cho nhân viên. Và tôi có thể hướng dẫn nhân viên hiểu hơn về những quyền lợi, phúc lợi của họ trong quá trình làm việc tại công ty.

Ngoài ra, làm việc với vai trò C&B, giúp tôi rèn luyện tính chi tiết, cẩn thận, và logic trong công việc. Điều này giúp cho tôi rất nhiều trong việc thực hiện bất kì công việc nào hay dự án nào, tự tin hơn trong các quyết định của bản thân.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Công việc này đôi khi có thể gây nhàm chán vì hằng ngày chỉ tiếp xúc với giấy tờ và số liệu. Đồng thời, tính chất công việc lặp lại cũng có thể dễ dàng làm bạn cảm thấy mất đi tính năng động và sáng tạo của bản thân.

Bên cạnh đó, bản thân tôi rất thích giao tiếp và tư vấn nhưng công việc này lại khá khô khan và ít nói. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy bản thân mình bị thay đổi theo vì tính chất công việc nhưng tôi thật sự không thích đánh mất chính mình.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Như đã chia sẻ phía trên, công việc này phù hợp với những người thích làm việc với số liệu, có tư duy logic tốt, tỉ mỉ, và cẩn thận. Về kiến thức, để làm tốt cần trau dồi thêm am hiểu luật (luật lao động, luật BHXH, luật thuế,…). Theo thời gian, những văn bản luật này đều sẽ có sự thay đổi, cập nhật, nhưng nền tảng nhất vẫn là những văn bản luật sau:

  • Luật lao động: Bộ luật lao động 2012
  • Luật BHXH: https://baohiemxahoi.gov.vn, trang web này sẽ cho bạn tất cả thông tin bạn cần
  • Luật thuế: Thông tư 111/2013/TT-BTC

Để thăng tiến hơn trong công việc, ngoài kiến thức cơ bản về luật, cần phải trau dồi thêm các kĩ năng quản lý nhân viên, am hiểu về thị trường nhân sự, hiểu về công ty với các chính sách liên quan.

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Mọi người hay hiểu lầm C&B chỉ có nhiệm vụ chính là tính lương, nên họ sẽ chỉ thật sự bận rộn vào cuối hay giữa tháng.

Sở dĩ dẫn đến sai lầm này vì mỗi lần nhắc đến C&B, mọi người chỉ nghĩ đến tiền lương, và thông thường đó cũng là cái mà mọi người quan tâm nhất.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Nhìn chung, công việc C&B là một mảng dành cho những ai hướng nội, thích làm việc với số liệu, nguyên tắc, cẩn thận và tỉ mỉ. Nếu em là một người như thế, thì bước đầu đã là phù hợp với công việc.

Sau đó, nếu em thích làm việc liên quan đến con người, có tinh thần giúp đỡ mọi người, thì cũng là 1 trong những yếu tố giúp em phù hợp hơn với C&B.

Khi đã tương đối xác định được mục tiêu, em sẽ bắt đầu với những công việc đơn giản quản lý hồ sơ. Trong quá trình làm các công việc đơn giản này, em sẽ tận dụng thời gian để tìm hiểu và học thêm các luật cơ bản mà một người C&B cần có. Để đến khi có cơ hội thăng tiến hay công việc mới, em sẽ tự tin ứng cử và tiếp quản vị trí.

Cuối cùng, em phải luôn có mục tiêu phấn đấu tiếp theo, để tìm tòi và học hỏi từ những công việc đó (sách báo, người đang nắm vị trí đó, người quản lý,…). Khi đó, em sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng nếu có bất kì cơ hội nào mở ra với em. 

Bài viết Chuyên viên Tiền lương và Phúc lợi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Tổng quan nghề Nhân sự https://huongnghiepsongan.com/tong-quan-nghe-nhan-su/ Sat, 20 Jul 2019 04:15:25 +0000 https://huongnghiep.honviet.com.vn/?p=1349 Webinar Tổng quan nghề Nhân sự là viên gạch đầu tiên của chuỗi các Webinar về tổng quan ngành nghề thuộc Kênh tài nguyên Hướng nghiệp của Sông An. Kênh tài nguyên Hướng nghiệp là một kênh thông tin hoàn toàn miễn phí, hướng đến phục vụ đông đảo cộng đồng và không nhằm bất [...]

Bài viết Tổng quan nghề Nhân sự đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Webinar Tổng quan nghề Nhân sự là viên gạch đầu tiên của chuỗi các Webinar về tổng quan ngành nghề thuộc Kênh tài nguyên Hướng nghiệp của Sông An. Kênh tài nguyên Hướng nghiệp là một kênh thông tin hoàn toàn miễn phí, hướng đến phục vụ đông đảo cộng đồng và không nhằm bất cứ mục tiêu lợi nhuận nào.

Nội dung của Webinar bao gồm bức tranh tổng quan về lĩnh vực Nhân sự cũng như vai trò, các trách nhiệm và yêu cầu của các mảng công việc chính của Nhân sự từ Thu hút Nhân tài, Phát triển Nhân tài & Tổ chức, Tổng đãi ngộ, Quan hệ lao động đến Đối tác Nhân sự. Hy vọng các videos sẽ giúp bạn xâu chuỗi được những gì bạn đã biết về lĩnh vực Nhân sự, đồng thời gợi mở những góc nhìn mới để tiếp tục tìm tòi và học hỏi sâu hơn trong lĩnh vực này.

Bạn có thể xem toàn bộ playlist tại đây hoặc xem từng phần bên dưới.

Tổng quan về nghề Quản trị Nhân sự

Thu hút Nhân tài (TA)

Phát triển Nhân tài & Tổ chức (T&OD)

Tổng đãi ngộ (Total Rewards)

Quan hệ lao động (ER)

Đối tác Nhân sự (HRBP)

Bài viết Tổng quan nghề Nhân sự đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Trưởng phòng Nhân sự https://huongnghiepsongan.com/nguoi-that-viec-that-truong-phong-nhan-su/ Wed, 17 Jul 2019 06:19:30 +0000 https://huongnghiep.honviet.com.vn/?p=1174 Thư viện “Người thật Việc thật” là tập hợp các câu chuyện nghề được thu thập và sắp xếp theo các nhóm ngành phổ biến, xoay quanh chia sẻ ở một số mảng chính ở mỗi nhóm ngành nghề nhằm giúp người đọc có thể tiếp cận một nguồn thông tin vừa mang màu sắc [...]

Bài viết Trưởng phòng Nhân sự đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thư viện “Người thật Việc thật” là tập hợp các câu chuyện nghề được thu thập và sắp xếp theo các nhóm ngành phổ biến, xoay quanh chia sẻ ở một số mảng chính ở mỗi nhóm ngành nghề nhằm giúp người đọc có thể tiếp cận một nguồn thông tin vừa mang màu sắc cá nhân vừa mang một số đặc điểm điển hình của các công việc trong bối cảnh thị trường lao động tại Việt Nam. Mỗi câu chuyện “Người thật Việc thật” là chân dung về một người thật được ẩn danh với một vị trí công việc cụ thể tại một thời điểm trong con đường phát triển sự nghiệp của họ.

Trong bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn công việc của một người trưởng phòng nhân sự, cụ thể là trưởng phòng nhân sự cần làm gì và khung năng lực của trưởng phòng nhân sự.

 

Radio “Người thật Việc thật”

 

Bài viết Trưởng phòng Nhân sự đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>