Lưu trữ Cơ khí/Ô tô/Tự động hóa – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/co-khi-o-to-tu-dong-hoa/ Cứ đi để lối thành đường Wed, 22 Nov 2023 15:00:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.6 https://huongnghiepsongan.com/wp-content/uploads/2019/12/cropped-song-an-logo-32x32.jpg Lưu trữ Cơ khí/Ô tô/Tự động hóa – Hướng nghiệp Sông An https://huongnghiepsongan.com/chuyen-muc/co-khi-o-to-tu-dong-hoa/ 32 32 Kỹ sư cơ điện tử https://huongnghiepsongan.com/kysucodientu/ Wed, 22 Nov 2023 14:58:54 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=20329 1. Thông tin cơ bản Tuổi: 37 Giới tính: Nam Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 15 Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại học Số giờ làm hằng tuần: 40h Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): 50 2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc [...]

Bài viết Kỹ sư cơ điện tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
1. Thông tin cơ bản
  • Tuổi: 37
  • Giới tính: Nam
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 15
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại học
  • Số giờ làm hằng tuần: 40h
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): 50

2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho tổ chức, cho các bên liên quan?

  1. Automation engineer – consultant (Tư vấn – Kỹ sư tự động hóa): Thiết kế máy móc, hệ thống tự động, robotics, hiện thực hóa, máy móc hóa ý tưởng của con người thành máy móc. Thiết kế máy móc thay thế sức lao động của con người.

Ví dụ: Bạn muốn 1 cái máy rửa chén, tôi sẽ lên ý tưởng, mô hình bản vẽ 2D, 3D, sau đó ra bản vẽ và chế tạo chi tiết; lập trình các thao tác hoạt động mô phỏng hành động của con người (việc rửa chén). Cuối cùng là lắp ráp thành 1 robot rửa chén. Việc này khác với 1 cái máy rửa chén trên thị trường.

Hoặc khi có ý tưởng, nhưng nguồn lực trong công ty chưa đủ, thì sẽ mua hoặc yêu cầu thiết kế từ bên ngoài. Khi đó, tôi cần lên ý tưởng, trao đổi với nhà thầu về tính khả thi của dự án. Nếu đồng ý, sẽ lập kế hoạch thời gian, ngân sách. Lấy thông tin trình duyệt với cấp trên. Nếu được chấp thuận sẽ làm việc với nhà thầu theo dõi tiến độ để đảm bảo hoàn thành đúng thời gian và chi phí đã được chấp thuận trước đó.

Hiệu quả: 

  • Giúp tự động hóa, công nghệ hóa nhà máy. 
  • Nâng cao năng suất máy móc, làm ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng hơn. 
  • Mang lại lợi nhuận và hình ảnh hiện đại cho nhà máy. 

Đây là 1 công việc tuyệt vời, nó có thể hiện thực hóa nhiều ý tưởng điên rồ nhất của con người. Chúng tôi nhiều lúc chế tạo ra 1 cái máy mà trước giờ trên thế giới chưa có.

  1. Team leader – Trưởng bộ phận:

Hướng dẫn và đào tạo người mới để hòa nhập với môi trường của công ty và công việc ở lĩnh vực Tự Động Hóa.

  • Hướng dẫn sử dụng phần mềm.
  • Hướng dẫn hướng phát triển ý tưởng, xét duyệt các ý tưởng chuyên môn của nhóm.
  • Lên kế hoạch, phân công, giám sát kiểm tra các thành viên trong nhóm dự án để đạt mục tiêu ban đầu.

Trách nhiệm chính: Quản lý dự án, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và trong ngân sách đã được duyệt. Với một số dự án cần phải làm việc với nhà thầu hoặc các đơn vị bên ngoài: cần thường xuyên giao tiếp, biết cách quản lý và giám sát công việc của người bên ngoài.

3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Khi học cấp 1, cấp 2 vì ở vùng quê không có nhiều đồ chơi, nên tôi hay chơi đất sét, nặn ra rất nhiều đồ chơi như là nồi niu, bình, ấm chén, khủng long, xe hơi, nhà cửa…

Khi học cấp 2, cấp 3, tôi nhặt được một số đồ chơi điện tử hư mà người ta bỏ đi, một số máy cassette, tôi thích tháo các phụ tùng trong đó ra, tự mày mò chế thành 1 cái xe có thể chạy bằng pin, hoặc những thiết bị có ròng rọc kéo bằng motor điện – pin…

Tôi rất thích xem hoạt hình, vì trong hoạt hình có rất nhiều ý tưởng điên rồ, nhưng nó hoạt động được. Các nhân vật trong đó nghĩ gì thì cũng rất dễ hiện thực nó, có những máy móc rất đơn giản nhưng hoạt động được.

Những năm cuối cấp 3, khi xem chương trình Robocon thì tôi đặc biệt thích và cũng mong muốn mình có thể chế tạo những con robot như vậy.

Đó là lý do tôi chọn ngành Cơ Điện Tử – Mechatronics – Đại học Bách Khoa TP. HCM.

Học ngành này bạn có thể:

  • Biết về Cơ Khí: Giúp tôi chế tạo ra chi tiết, bộ phận máy móc. Có thể hiện thực ý tưởng của bạn thành 1 cỗ máy sờ được, dùng được và thậm chí bán được.
  • Biết về Điện – Điện tử: Kiến thức này giúp các cỗ máy có thể hoạt động được. Như 1 chiếc xe đồ chơi không thể chạy được nếu thiếu motor điện. Điện tử cũng giúp máy móc giao tiếp với con người qua màn hình hiển thị, nút bấm, các cảm biến…
  • Biết về Lập Trình: Nếu như 1 cỗ máy mà chỉ có cơ khí và nút bấm thì nó chỉ là 1 cái máy vô tri. Nhưng nếu bạn cho nó thêm bộ não thì nó là một cái máy tự động và thông minh. Muốn được như vậy thì cần lập trình cho nó.

Nếu đủ kiến thức trong 3 mảng này, bạn có thể chế tạo ra bất cứ máy móc, thiết bị, robot nào!

Tôi đã khá tự lập từ hồi chọn trường ở những năm cấp 2 nên từ cấp 3, tới đại học và ngành nghề tôi đều tự quyết. Nếu được lựa chọn lại tôi sẽ chọn ngành Bác sĩ giải phẫu. Bởi vì ngoài máy móc thì giải phẫu cơ thể người tôi cũng rất quan tâm. Có lẽ vì tôi đã có kiến thức trong lĩnh vực Tự Động Hóa rồi nên tham lam muốn biết thêm lĩnh vực giải phẫu chăng.

4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

08:00 – 9:00 Check email và trả lời những email quan trọng trước.

Đánh dấu những email quan trọng.

09:00 – 12:00 Kiểm tra tiến độ các dự án đang thực hiện, phối hợp với các phòng ban để kiểm tra tiến độ, chất lượng. 

Tổ chức và tham gia các cuộc họp ý tưởng, xử lý sự cố.

12:30 – 15:00 Làm những công việc liên quan đến dự án máy móc, dự án sản phẩm: phát triển ý tưởng, phân công công việc, kiểm tra tiến độ, chất lượng.
15:00 – 16:30 Kiểm tra, quan sát hoạt động của nhà máy. Hỗ trợ xử lý sự cố nếu có.

Quan sát thực tế để có thể đưa ra ý tưởng cải tiến hoặc thay đổi tăng hiệu quả hoạt động của nhà máy.

Ngoài ra còn họp ngoài giờ trao đổi với các thành viên nước ngoài hoặc khách hàng, nhà cung cấp nước ngoài…

5. Anh/chị thích và không thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Thích: 

  • Công việc sáng tạo tự do. Một khi ý tưởng thành hiện thực sẽ mang lại niềm vui lớn.
  • Chế tạo được 1 máy tự động hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho công ty và cho cả người lao động. Có một số máy móc giúp giảm tải, hỗ trợ công việc của người lao động rất nhiều.
  • Đào tạo, truyền kinh nghiệm của mình cho thế hệ đàn em. Chỉ ước là có máy sao chép bộ não, thì tôi sẵn sàng chia sẻ chất xám của tôi cho bất cứ ai cần.
  • Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, khách hàng nhận sản phẩm mà họ hài lòng thì tôi cũng thấy vui. Hoặc khi ra siêu thị hoặc cả khi ra nước ngoài, mà thấy sản phẩm của mình bày bán thì cực kỳ vui.

Không thích:

  • Đôi khi sẽ gặp trở ngại nhiều trong việc trình bày và được xét duyệt dự án. Vì việc thuyết phục cấp quản lý chấp nhận một ý tưởng mới cũng đòi hỏi họ phải có đầu óc cởi mở, chấp nhận sự thay đổi. Có một số cấp quản lý khó chấp nhận sự thay đổi, sẽ làm nhân viên nản chí nếu bị từ chối dự án nhiều lần.
  • Nhiều bộ phận có những người lớn tuổi và bảo thủ.
  • Môi trường hiện tại: một công ty đa quốc gia, nhận sự thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau, nên việc giao tiếp và phối hợp có nhiều trở ngại.

6. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Kiến thức: Học – học nữa – học mãi. Câu này không bao giờ sai. Nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Vì công nghệ thay đổi hằng ngày, thậm chí hàng giờ, kỹ sư cần phải tự trang bị kiến thức và không ngừng nâng cấp nó. Đại học chỉ dạy bạn nền tảng để tự trau dồi thêm, chứ kiến thức lúc học đại học và lúc ra trường với lĩnh vực công nghệ thì nó đã lạc hậu rồi.
  • Phải biết tự học, tự nâng cao trình độ. Kiến thức ở khắp mọi nơi và dễ dàng tiếp cận, nhất là với internet. Nếu hết 8h làm ở công ty mà về nhà bạn không tự đọc thêm, không tìm hiểu công nghệ mới thì sau 3 năm đi làm, chắc chắn bạn sẽ dậm chân tại chỗ, người khác vượt qua bạn hoặc bạn chỉ là 1 thợ vẽ cơ khí hoặc 1 anh kỹ thuật điện hoặc 1 anh kỹ thuật viên lập trình mà thôi.
  • Phải biết lắng nghe và quan sát: Nghe người có kinh nghiệm, nghe cả người non mới. Với lĩnh vực công nghệ, bảo thủ là tự chôn mình.
  • Chăm chỉ: Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì cần chịu khó quan sát nhiều hơn, sờ mó máy móc nhiều hơn và đặc biệt ko sợ dơ. Vì ngành này cũng có cơ khí, cũng dầu nhớt mỡ bò… Dơ lắm, nếu sợ dơ thì không giỏi được.
  • Thoải mái chia sẻ kiến thức, kỹ năng của mình cho người khác: Tôi luôn tin là cho đi là nhận lại. Và đôi lúc trong khi mình chia sẻ kiến thức với người khác cũng chính là lúc mình nghiệm lại khối kiến thức ấy (kiểu đọc lại 1 cuốn sách), hoặc đôi khi những câu hỏi của người nghe sẽ giúp mình hiểu rõ các vấn đề khác.

7. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  • Kỹ sư cơ điện tử không biết sửa tivi.  Không phải họ không sửa được, mà là cần phải có đầy đủ đồ nghề và dụng cụ. Dĩ nhiên là trước đó họ cần phải có kiến thức đã (cái này một kỹ sư cơ điện tử hoàn toàn có thể tự học được). Bạn sẽ thấy chỉ cần một anh thợ học nghề là đã sửa được tivi rồi, đâu cần một kỹ sư 4.5 năm đại học. Vấn đề lớn là cần máy móc và dụng cụ hỗ trợ. Người ta nghĩ cứ có điện tử thì chỗ nào có điện là sửa được.
  • Kỹ sư cơ điện tử chỉ biết cơ khí: Mọi người nghĩ vậy vì trong cái tên ngành – Mechatronics, thì nghe có vẻ rất cơ khí. Tên tiếng Việt cũng là Cơ điện tử, chữ Cơ đứng đầu.
  • Kỹ sư tự động hóa công nghệ nước ngoài đều sạch sẽ, ngồi trên máy tính mạnh, công nghệ quẹt quẹt như Iron Man: chỉ là phim ảnh! Thực tế họ vẫn “chân lấm tay bùn” do bạn không thấy thôi.

8. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Với tôi, ngành này nuôi sống tôi khá tốt. Dĩ nhiên, lương bổng đi đôi với đóng góp và sự phát triển của bản thân.

9. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Tôi không nghĩ tôi đã thành công để mà khuyên ai. Nhưng tôi nghĩ là tôi không hối hận khi chọn ngành này. Tôi yêu thích công việc này từ nhỏ và may mắn là tôi vẫn đang tiếp tục làm những công việc như vậy. Sau 15 năm làm trong lĩnh vực này thì bây giờ, cho dù cho tôi làm bất kỳ công việc nào khác (nếu tôi buộc phải làm) thì tôi vẫn có thể làm được và tin là công việc đủ nuôi sống tôi thì cực khổ cỡ nào tôi cũng sẽ làm được.

Việc cập nhật kiến thức, kinh nghiệm trong công việc liên tục giúp tôi nhận ra công việc này có tính mới mẻ liên tục, và khả năng thích nghi của tôi cũng cao dần lên. Do vậy, nếu các bạn thích công việc này thì nó sẽ rất đơn giản, các bạn làm, trải nghiệm chung với nó, học những cái mới liên tục. Nếu các bạn vô tình đi theo ngành hoặc buộc phải theo, thì để phát triển các bạn phải tìm cho mình một lý do để gắn bó với nó. Chứ nếu không tôi cũng không biết khuyên như thế nào.

Ở ngành này các bạn có thể phát triển theo 2 hướng:

  1. Chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa: Cải tiến, nâng cao năng suất các máy móc trong công nghiệp. Chế tạo máy móc đáp ứng nhu cầu sản xuất. Kỹ sư tự động cũng là 1 trong những nhóm kỹ sư cao cấp trong bất cứ nhà máy nào. Và với nhu cầu phát triển của con người thì máy móc thay thế sức lao động và thêm AI đã và đang là xu hướng.
  2. Hiện thực hóa các ý tưởng từ đơn giản tới viển vông. Có nhiều ý tưởng đã được phát triển, kêu gọi startup thành công hoặc họ tự phát triển thành sản phẩm bán ra thị trường:
  • Robot lau nhà, hút bụi. Trước khi có nó, các bạn có ban giờ ngồi tự nghĩ ra sẽ có cái gì đó giúp con người lau nhà không?
  • Máy đo sức khỏe: trước đây là các vòng đeo tay, hiện tôi có một số anh bạn đang làm sản phẩm theo dõi giấc ngủ giúp chăm sóc sức khỏe.
  • Máy đo và kiểm soát máy lạnh: bạn cùng khóa với tôi đang startup sản phẩm này, các bạn có thể tìm hiểu: BENKON.
  • Hay ô tô điện tự lái (taxi điện tự hành) hiện giờ cũng đã thành công và đang được sử dụng khá nhiều nơi trên thế giới.
  • Hiện đang có 1 số startup làm máy bôi kem dưỡng da tự động. Hiện giờ các bạn phải bôi trình tự hết lớp này đến lớp khác, đánh đánh, bôi bôi. Nhưng với cái máy này, bạn nằm đó, nó sẽ làm hết.

Nhiều lắm, tất cả những cái này đều nhằm phục vụ con người và hiện thực hóa những thứ chỉ có trong suy nghĩ. Nếu các bạn có kiến thức Mechatronics và các bạn có thêm ý tưởng thì các bạn sẽ ổn hơn về kinh tế hoặc nói chung lúc đó các nhà đầu tư tìm đến bạn, chứ bạn đâu cần quan tâm đến lương.

Bài viết Kỹ sư cơ điện tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thợ sửa điện máy ô tô https://huongnghiepsongan.com/tho-sua-dien-may-o-to/ Wed, 12 May 2021 17:13:15 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=7313 Thông tin căn bản Tuổi: 56 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 30 năm  Trình độ học vấn & chuyên ngành: Tốt nghiệp nghề tại trường Đại học Bách Khoa, chuyên ngành điện máy ô tô Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): không có. Thợ điện có chuyên môn riêng và thợ [...]

Bài viết Thợ sửa điện máy ô tô đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 56
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 30 năm 
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Tốt nghiệp nghề tại trường Đại học Bách Khoa, chuyên ngành điện máy ô tô
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): không có. Thợ điện có chuyên môn riêng và thợ máy có chuyên môn riêng nhưng tôi có thể đạt được chuyên môn của cả 2. 
  • Số giờ làm hằng tuần: giờ làm việc tự do
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): làm việc tại ga-ra tư nhân và đơn vị sửa chữa ô tô nhà nước

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

Trách nhiệm chính: Đạt được chất lượng hiệu quả. Ví dụ, khi sửa chữa xe ô tô, tôi tìm ra những chỗ hỏng của xe và khắc phục chúng, quan trọng là vị trí chỗ hỏng của chiếc xe đó sẽ không phải thay đổi hoặc sửa chữa ít nhất 1 năm sau khi tôi đã sửa nó. 

Giá trị đối với khách hàng: Thay vì khách hàng phải bỏ ra 1 số tiền để mua mới cho bộ phận bị hư của chiếc xe, nhưng nếu tôi sửa chữa chúng thì khách hàng có thể tiết kiệm 1 khoảng tiền và có thể dùng bộ phận đã sửa ấy chạy thêm vài năm nữa.

Giá trị cho công ty: Đem lại sự uy tín và chất lượng cho công ty, vì tôi đã phục chế được các bộ phận bị hư của xe.

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Tôi đam mê và yêu thích ô tô. Từ đó, tôi bắt đầu nghề thợ sửa điện máy ô tô. Vì tôi nhận thấy có năng khiếu với điện máy, thích tìm tòi và sáng tạo, chế tạo những gì liên quan đến các thiết bị điện máy. Khi chế tạo và máy hoạt động tốt, tôi cảm thấy mãn nguyện với việc đó. Có thể thấy tôi rất có năng lực ở nhóm kỹ thuật của Holland. 

22 tuổi, tôi bắt đầu chọn nghề điện máy ô tô để đi học nghề. Vì sao tôi chọn thời điểm năm 22 tuổi mà không phải năm 18 tuổi khi tốt nghiệp THPT là vì khi tốt nghiệp THPT tôi vừa làm rẫy, làm ruộng và vừa đi học lái tàu đường sông tại trường Trung học dạy lái tàu đường sông (tôi không nhớ rõ tên trường), nhưng kinh tế không cho phép nên tôi đã quyết định nghỉ học. Tôi vừa học vừa làm thuê và trở thành thợ đúc đồng đúc nhôm tại một nơi tư nhân. Sau đó, gặp cơ duyên anh trai tôi quen với chủ hãng sửa xe, nên giới thiệu tôi đến đó để học và làm việc. Mặc dù công việc chạy vặt nhiều nhưng tôi được va chạm với thực tế công việc sửa xe ô tô. Lúc đấy, tôi nhận ra mình muốn được học nhiều hơn về chuyên ngành này, nhưng ở đó họ không chỉ cho tôi nên tôi quyết định đi học nghề thợ sửa điện máy ô tô. Tại thời điểm đó, tôi đã có 1 chút tiền nhờ vào làm việc tại chỗ sửa xe tư nhân ấy, nên tôi vừa làm và vừa học nghề thợ sửa điện máy ô tô vào ban đêm ở trường.

Gia đình có truyền thống gói bánh tét và cũng là công việc chính để tạo ra thu nhập cho gia đình. Mặc dù, tôi không cảm thấy thích công việc này nhưng tôi vẫn luôn hỗ trợ ba mẹ.

Sau khi tốt nghiệp, tôi làm thuê cho chỗ tôi vừa học vừa làm, chính thức trở thành thợ và có lương chính thức. Ba năm sau tôi hùn vốn với 1 người bạn và tự mở tiệm làm riêng. Trong suốt 3 năm trước khi mở tiệm là tôi làm thuê, tôi thấy mình không thích làm thuê và muốn độc lập, tự chủ, không phụ thuộc, nên tôi quyết định mở tiệm riêng. 

Nếu được chọn lại, tôi vẫn học và làm nghề này, nhưng nghề chính của tôi sẽ là kinh doanh về điện máy ô tô. Vì công việc kinh doanh có nhiều tiền hơn thợ sửa xe. 

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

Công việc có thời gian tự do, linh động nhưng luôn bắt đầu từ 07:00 và kết thúc tùy vào khối lượng công việc ngày hôm đó, thời gian trễ nhất là 21:00. Hôm nào có khách thì sẽ nhận sửa, hôm nào không có thì tôi đến các chỗ ga-ra quen biết (chỗ tôi từng làm), vì họ gọi tôi đến sửa xe khách hàng cho họ. Tôi không có ngày nghỉ, vì luôn tìm kiếm công việc để làm. 

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Tôi thích nền văn minh của ngành ô tô, vì nó luôn cho ra những sản phẩm mới và thay đổi cải tiến hơn.

Ví dụ: Hồi trước xe ô tô chỉ có chạy bằng xăng và dầu nhưng hiện nay đã có 1 số xe chạy bằng điện và tôi là thợ điện sửa xe ô tô nên tôi cảm thấy mình vẫn có giá trị trong ngành nghề này.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Khó trong việc tìm kiếm những phụ tùng của xe. Ở những nước phát triển, họ có những phương tiện và cộng đồng để tìm ra nơi bán, nhưng ở Việt Nam để tìm ra những bộ phận khá hiếm của xe thì phải nhờ vào sự quen biết với đồng nghiệp.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Kiến thức: có kiến thức chuyên môn, luôn trau dồi và tìm tòi, sáng tạo từ những cải tiến của các nước.

Kỹ năng: nhạy bén về nghe để phân biệt tiếng động cơ, quan sát nhanh và đánh giá tổng quát một sự vật/sự việc để biết được nguyên nhân ở đâu. Để làm được điều này, bạn phải vững về mặt lý thuyết chuyên môn.

Thái độ: làm việc hết mình.

Nên trau dồi: sự thích ứng với môi trường, va chạm nhiều với thực tế về mặt thực hành, tự học để bổ sung thêm kiến thức từ những nước phát triển về mặt sửa chữa ô tô.

Điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Vì nghề này là nghề mang tính chất đặc thù nên không có hiểu lầm gì.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Nghề thợ sửa xe đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật cao ở thời điểm đó. Nó có tầm nhìn mở rộng giúp phát triển bản thân và kinh tế ở lĩnh vực này.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Ngoài sự đam mê và yêu thích nghề, bạn cần phải có năng khiếu ở lĩnh vực này và cả chuyên môn lý thuyết, có sự sáng tạo và cập nhật xu hướng. Nghề sửa điện máy ô tô sẽ bị hạn chế giao tiếp vì chủ yếu là dùng tư duy logic và hành động. 

Nếu bạn là nữ, hãy cân nhắc xem nữ có phù hợp với nghề sửa điện máy hay không? 

Bài viết Thợ sửa điện máy ô tô đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Kỹ sư phát triển sản phẩm https://huongnghiepsongan.com/ky-su-phat-trien-san-pham/ Thu, 16 Jul 2020 09:32:29 +0000 https://huongnghiepsongan.com/?p=4433 Thông tin căn bản Tuổi: 28 Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 5 Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân Đại học Bách Khoa – Chuyên ngành Kỹ sư Số giờ làm hằng tuần: 40 Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty đa quốc gia [...]

Bài viết Kỹ sư phát triển sản phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>
Thông tin căn bản
  • Tuổi: 28
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 5
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Cử nhân Đại học Bách Khoa – Chuyên ngành Kỹ sư
  • Số giờ làm hằng tuần: 40
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Công ty đa quốc gia – 70 nhân viên ở Việt Nam, hàng nghìn ở khắp thế giới

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

  • Phân tích ảnh hưởng của các thông số ở thực tế sản xuất đến chất lượng sản phẩm, và từ chất lượng sản phẩm để hệ thống lớn hơn sử dụng sản phẩm đó
  • Tối ưu hóa thông số sản xuất để đảm bảo yêu cầu đưa ra từ kỹ sư thiết kế
  • Tìm kiếm các dự án mới có thể ứng dụng những phân tích trên vào thực tế

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Sau khi tốt nghiệp, mình có thực tập và sau đó nhận được lời mời làm việc chính thức tại phòng phát triển sản phẩm của một công ty Nhật ở Hà Nội, nhưng vì quyết định chuyển nơi sinh sống nên mình đã từ chối.

Sau khi hiểu bản thân là người yêu thích cơ khí, có thiên hướng nghiên cứu, mình tìm cơ hội và nộp hồ sơ làm việc tại phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm của công ty hiện tại.

Với công việc hiện giờ, các mảng công việc kỹ thuật, nghiên cứu, tìm kiếm các dự án mới, tìm kiếm các đối tác mới đều rất phù hợp với khả năng tự nhiên và hướng phát triển của mình. Mình bắt đầu khi phòng mới được thành lập nên có rất nhiều cơ hội xây dựng từ đầu. Đó cũng là một lý do mình khá gắn bó với công việc hiện tại. Thêm đó, mình được quản lý thời gian làm việc, có thời gian để tìm hiểu các mảng khác mình yêu thích.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

8:00 – 9:00 Đọc tin tức về thị trường xe hơi, xu hướng xe điện, trí thông minh nhân tạo – AI (artificial intelligence)…
9:00-11:00 Xây dựng dự án nền tảng (platform project), dự án này khá lớn và tổng quan, có thể ứng dụng trong nhiều quy trình sản xuất
12:00-14:00 Ứng dụng các kết quả từ dự án nền tảng vào 1 số dự án đang chạy
14:00-15:00 Tìm kiếm, phân tích sơ các dự án mới có thể ứng dụng dự án nền tảng
15:00-16:30 Tìm hiểu về AI, phân tích dữ liệu (data analysis) và tìm cách ứng dụng vào công việc/ dự án hiện tại

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Nghiên cứu: mình có điểm mạnh về nghiên cứu sâu, tìm hiểu rõ về 1 vấn đề cụ thể và đây là điểm mấu chốt trong công việc hiện tại.

Giao tiếp với nhiều người thuộc các bộ phận khác nhau (chủ yếu là về mặt kỹ thuật): đem những nghiên cứu, tìm hiểu của mình ứng dụng vào các dự án khác nhau thực sự rất thú vị.

Theo những thông tin mình có được, khá nhiều ngành, đặc biệt là ngành ô tô đang chịu sức ép thay đổi rất lớn do ảnh hưởng của AI, ô nhiễm môi trường, vấn đề kết nối, hay nền công nghiệp 4.0. Cơ hội tham gia vào bước chuyển mình này khiến mình cảm thấy hào hứng và có động lực.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Làm việc ở một công ty lớn, tất nhiên có rất nhiều điểm tích cực, tuy nhiên sẽ rất chậm để có sự thay đổi. Dự án nền tảng mà mình trình bày ở trên đã mất nửa năm nay để có những kết quả đầu tiên với rất nhiều quy trình, thủ tục.

Đôi khi ở những công ty lớn, bạn không cần phải làm việc hết công suất, không cần xuất sắc vẫn có thể tồn tại. Điều đó dẫn đến việc nhiều khi hiệu quả làm việc trong nhóm không cao, hoặc bạn sẽ bị mất động lực phát triển.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Kiến thức ngành rất quan trọng, cho nên lời khuyên đầu tiên là các bạn phải có định hướng nghề nghiệp phù hợp, không ở ngành “chống chỉ định”. Ví dụ như mình mạnh về kỹ thuật nghiên cứu mà lại chọn Marketing hay thương mại thì sẽ khá khó khăn.
  • Các kỹ năng mà theo mình là cơ bản trong giai đoạn này: tiếng Anh và tin học. Khi đã có hai thứ cơ bản đó, cộng thêm thái độ học hỏi nữa thì các bạn có thể học bất kỳ kỹ năng nào cần thiết.
  • Điều cuối cùng là bạn nên có sự hiểu biết về vị trí, khả năng của mình và người khác. Khi làm việc bạn cần khá nhiều bộ kỹ năng mà nhiều khả năng bạn chưa có hết được tất cả số đó. Do đó, bạn cần biết điểm mạnh của mình, điểm còn thiếu sót, ai là người có thể dạy bạn.

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Mỗi ngành nghề ở mỗi loại tổ chức khác nhau sẽ khác nhau rất nhiều, không nên hiểu công việc phiến diện, thay vào đó nên có một cái nhìn tổng thể hơn, thấy cả được và mất.

Ví dụ, ở một công ty lớn, hiểu lầm thường có là công việc rập khuôn, ít có sáng tạo, ít có thay đổi, vì tất cả đã nằm trong quy trình hết rồi. Điều đó có thể đôi khi diễn ra. Nhưng mặt khác, chỉ những công ty lớn mới có thể đủ nguồn lực hỗ trợ những dự án nghiên cứu dài để có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Một hiểu lầm khác là trong ngành nghiên cứu, sản xuất hay cơ khí thì kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình…) là không quan trọng. Điều này hoàn toàn sai, bạn cần rất nhiều kỹ năng để có thể phát triển trong công việc. Ở vị trí hiện tại của mình, giao tiếp là một mảng lớn trong công việc.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Mình xin được trả lời ngắn là có.

Lương khởi điểm của mình khi mới ra trường là 15 triệu kèm thêm một số phúc lợi về bảo hiểm và thưởng hàng năm. Những công ty lớn thường có kế hoạch khá dài hạn, nên họ muốn giữ người càng ổn định càng tốt, nên họ sẽ cố gắng giữ lương ở mức khá, có xem xét lại lương thưởng hàng năm, đặt mục tiêu định hướng công việc cho năm tới…

Đặc biệt với thị trường ngành ô tô (automotive), thị trường châu Âu đã bão hòa, thị trường Trung Quốc rất lớn, nên những công ty lớn có xu hướng chuyển việc về châu Á khá nhiều, Việt Nam nằm trong số đó. Chưa kể Việt Nam cũng có một ngôi sao mới nổi mà rất nhiều người đang nói tới. Nếu các bạn thích ngành này và thích một công việc lương cao với áp lực rất cao, đây là một lựa chọn bạn có thể cân nhắc.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Trong ngành kỹ thuật thiên về nghiên cứu, mình nghĩ các em luôn cần chút tò mò, thích tìm hiểu một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau và không ngừng học hỏi để có cái nhìn tổng thể. 

Tự học là một điều không thể thiếu. edX.org, coursera.org là 2 trang rất nổi tiếng về các khóa học online, các bạn có thể tìm thấy các khóa học thuộc bất kỳ ngành nào, do các trường đại học danh tiếng biên soạn.

Về tin tức, mình quan tâm nhiều đến xe điện nhiều và mình thường đọc tin trên CleanTechnica (https://cleantechnica.com/), Electrek (https://electrek.co/); ArsTechnica (https://arstechnica.com/) thì chung hơn về công nghệ. Ngoài ra Vietnam Investment Review (https://www.vir.com.vn/) hay Báo Đầu Tư (https://baodautu.vn/) cũng khá hay để cập nhật kinh tế, đầu tư tại Việt Nam. Bản thân mình không phải người hay đọc tin tức nên các bạn có thể tham khảo các nguồn khác, miễn là phù hợp với các bạn.

Mình không đọc sách nhiều lắm mà thích nghe podcast hơn, đặc biệt trong lúc trên đường đi làm. Hai kênh yêu thích của mình là: “Millennial Investing by The Investors Podcast” và “AI in Industry with Daniel Faggelia”. Mình hay nhặt nhạnh được khá nhiều thứ hay ho ở đó.

Bài viết Kỹ sư phát triển sản phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hướng nghiệp Sông An.

]]>