Kỹ sư thiết kế – Kỹ sư dịch vụ

Thông tin căn bản

  • Tuổi: 30
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 6 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Đại Học – Chuyên ngành: Cơ Điện Tử.
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ Camera Vision. 
  • Số giờ làm hằng tuần: 30 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên):  Thiết kế – Sản xuất máy, Quy mô 4 thành viên.

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

  • Thiết kế máy: Tư vấn thiết kế, thiết kế, lắp ráp, lập trình, hỗ trợ khách hàng sử dụng.
  • Thiết kế sản phẩm (máy trong ngành Y tế) dựa theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.
  • Tư vấn và lựa chọn giải pháp cho khách hàng.
  • Sau khi thiết kế sẽ tiến hành lắp ráp và thử nghiệm cơ khí.
  • Lập trình PLC (bộ điều khiển thiết bị trong công nghiệp) để chạy máy.
  • Yêu cầu thiết kế giao diện và truyền thông trên máy tính (lập trình C# hoặc C++).
  • Tiến hành chạy thử và bàn giao cho khách hàng.
  • Đào tạo cho người vận hành.
  • Hỗ trợ kỹ thuật: Hỗ trợ lắp đặt, vận hành, hướng dẫn công nghệ cho hệ thống kiểm soát lỗi – ngành bao bì (thuộc công ty Nhật cho một số nước Đông Nam Á).
  • Lắp đặt thiết bị mới tại nhà máy của khách hàng.
  • Hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn cho người vận hành.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và khắc phục lỗi (từ xa hoặc tại nhà máy).
  • Tất cả công việc trên đều mang lại thu nhập, lợi nhuận và nhiều dự án cho công ty.

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

  • Việc chọn ngành Cơ Điện Tử đã xuất phát từ sở thích, đam mê công nghệ, điện thoại, máy móc, động cơ… Sau đó được định hướng thi đại học vào ngành Cơ Điện Tử vì thích hợp với đam mê của bản thân: có cơ khí, có điện tử, có lập trình.
  • Người giúp tôi định hướng là người thân đã từng học ngành Cơ Điện Tử.
  • Tôi tốt nghiệp chậm nửa học kỳ so với quy định.
  • Sau khi tốt nghiệp, tôi không biết chọn công ty gì. Ngành Cơ Điện Tử là một ngành biết tất cả nhưng không giỏi về một vấn đề cụ thể, nên rất khó chọn được công việc thích hợp. May mắn là sau nửa năm ra trường thì tôi xin được việc tại một công ty chuyên thiết kế máy cho Apple (máy kiểm tra chức năng cho iPhone, Apple Watch). Mức lương khởi đầu cực thấp nhưng được học thêm và làm đúng chuyên ngành (khởi đầu làm bên điện, nhưng vì có kiến thức nền nên đã cố gắng tập thiết kế). Sau 4 năm kinh nghiệm, tôi đã bước ra thành lập công ty riêng (trước đó cũng một lần bỏ việc để làm dự án nhưng không thành công).
  • Tôi cảm thấy: Thật vất vả khi theo đuổi đam mê, nhưng vui hơn khi được theo đuổi đam mê, và đôi khi mệt mỏi tôi cũng suy nghĩ lại nhưng vẫn sẽ chọn ngành này.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

08:00 – … Tôi không có khung giờ và công việc cụ thể.  
  • Công việc chính:
    + Thiết kế
    + Theo dõi tiến độ đặt hàng (cơ khí và hàng điện tử)

+ Lắp ráp hoặc điều chỉnh thiết bị
+ Chạy thử hoặc kiểm tra thiết bị

+ Thảo luận giải pháp.

  • Đối với công việc tại công ty Nhật

+ Đọc tài liệu hướng dẫn.

+ Hỗ trợ khách hàng từ xa.
+ Đi công tác (dài ngày) nếu cần.

Ghi chú: Tùy thuộc vào dự án và yêu cầu từ khách hàng, công việc có thể làm 7 ngày trong tuần, cũng có thể 2-3 ngày trong tuần.

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

  • Điều thích nhất là được thấy sản phẩm mình làm ra chạy đúng theo yêu cầu (tư duy người lập trình).
  • Sản phẩm được giao tới khách hàng và họ hài lòng (tự hào là sản phẩm Việt Nam nhưng không hề thua kém sản phẩm Nhật tương tự chức năng).
  • Được làm những máy móc mình thích; Làm được những sản phẩm mình nghĩ ra; Có thể khởi nghiệp bằng chính sản phẩm của mình. “Làm được tất cả” – đây là câu tôi thường chém gió.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Làm theo đam mê nên thường không để ý đến thời gian, có thể ảnh hưởng đến một số mặt khác trong cuộc sống. Còn hiện tại thì rất hạnh phúc.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

  • Những điều cần có:
  • Sáng tạo (thông minh) để giải quyết những vấn đề khó mà người khác chưa giải quyết được, hoặc tìm ra hướng đi mới.
  • Tính cẩn thận (giúp cho sếp, đồng nghiệp, khách hàng tin tưởng và giao việc).
  • Kiến thức chung tốt (Cơ khí, Điện tử, Máy tính…) ⇒ Học trong trường và đọc tài liệu sách báo liên quan.
  • Có khả năng lập trình (Có tư duy và kiến thức nền về lập trình) ⇒ Học trong trường (Cái này không phải ai cũng học được).
  • Chịu khó – làm vì đam mê thì phải chịu khó.
  • Suy nghĩ tích cực để khi gặp một vấn đề khó sẽ có nhiều khả năng giải quyết hơn.
  • Tiếng Anh (để hiểu tài liệu nước ngoài, phối hợp làm việc nhóm với các bạn nước khác).
  • Học kỹ năng quản lý để thăng tiến trong công việc (khi quy mô công việc lớn hơn cần sự hợp tác của nhiều người).

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

Hiểu lầm ngành Cơ điện tử là Điện tử. Nhưng Cơ điện tử là  “CƠ KHÍ”, “ĐIỆN TỬ”, “LẬP TRÌNH”.

Trong công việc thì không có sự hiểu lầm. Vì đa phần mọi người đều hiểu thiết kế máy hoặc chế tạo máy là gì. 

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Có, nhưng cũng cần chịu khó.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

  • May mắn là điều mình luôn thấy đối với những bạn có suy nghĩ tích cực. Mình cũng rất may mắn (từ học tập đến công việc hiện tại). Và khi theo đuổi đam mê thì có chút gì đó may mắn sẽ theo đuổi bạn. 
  • Đối với công việc này (Thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành…) thì điều đầu tiên phải có là tố chất thông minh và tích cực để đảm nhiệm những công việc khó nhất. Đam mê là không thể thiếu. Học thật nhiều kiến thức nền (Toán, Lý, Hóa… cũng rất cần) và kiến thức kỹ thuật….